Học sinh, sinh viên Hà Nam đi học trở lại từ 26-5
Ngày 25-5, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Công văn số 1263/UBND-KGVX của về việc cho học sinh, sinh viên đi học trở lại để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021, từ ngày 26-5.
Theo đó, UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc cho toàn bộ học sinh tiểu học, học sinh các lớp 6, 7, 8, 10, 11 và sinh viên, học viên giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 26-5, để hoàn thành nội dung, chương trình năm học 2020-2021.
UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố, thị xã tùy theo diễn biến dịch trên địa bàn thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo và quyết định hình thức học phù hợp.
Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và UBND các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp về phòng dịch trong và ngoài nhà trường; lưu ý học sinh khi đi học trở lại phải được hướng dẫn thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách; chia ca học hợp lý đối với học sinh các lớp 5, 9, 12.
Các ngành chức năng phối hợp cập nhật thông tin sức khỏe của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên hằng ngày trong thời gian đi học; hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn bảo đảm hoàn thành nội dung, chương trình năm học đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Thị trường học trực tuyến Make in Vietnam nóng trở lại
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, học online qua các nền tảng công nghệ là giải pháp căn cơ để thầy cô giáo và học sinh, sinh viên có thể duy trì được cuộc sống bình thường.
Sinh viên, học sinh quay trở lại với học trực tuyến
Video đang HOT
Tính đến trưa nay (6/5), đã có 18 tỉnh, thành thay đổi lịch học cho học sinh để phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nam đã cho học sinh nghỉ học từ 3/5. Nhiều địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hưng Yên,... cũng đã cho học sinh, sinh viên trên địa bàn nghỉ học từ ngày 4/5 cho đến khi có thông báo mới.
Trong bối cảnh này, hàng loạt trường học trên cả nước đã phát đi thông báo khẩn tới sinh viên, giảng viên, học sinh về việc chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến nhiều trường đại học bắt đầu chuyển sang hình thức học online.
Chia sẻ với VietNamNet , Nguyễn Khánh (Cầu Giấy, Hà Nội) - sinh viên năm 2 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho biết, cả trường đại học này đã chuyển sang hình thức học online từ ngày 4/5.
"Do không phải lần đầu tiên triển khai học online, phần lớn các bạn sinh viên đều đã quen thuộc và hào hứng với phương pháp học này", Khánh chia sẻ.
Khác với thời điểm đầu năm 2020, học trực tuyến giờ đây đã không còn xa lạ với các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên và cả các vị phụ huynh như thời gian trước. Hình thức dạy và học mới này giờ đây đã trở nên phổ biến và đang ngày càng cho thấy những thành quả bất ngờ.
Kết quả dạy học trực tuyến của Việt Nam được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá rất tích cực. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 29/9/2020 nhận xét: "Việc học trực tuyến để phòng chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác".
Học sinh trường THCS Phan Thiết (Tuyên Quang) trong một buổi thi thử tiếng Anh dưới hình thức trực tuyến bằng hệ thống quản lý dạy và học trực tuyến K12Online do Viettel phát triển.
Cụ thể, Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%). Ở bậc đại học, có trên 50% cơ sở giáo dục cũng dạy học từ xa, trong đó nhiều trường áp dụng trực tuyến hoàn toàn, một số cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp.
Trước đó, Giáo sư Fernando Reimers - trường Đại học Harvard (Mỹ) từng cho biết, khi thực hiện nghiên cứu của OECD về những bài học thực tiễn mà nền giáo dục các nước đã làm tốt trong đại dịch, nhóm đã chọn Việt Nam làm ví dụ điển hình để các nước khác học hỏi kinh nghiệm. Đâu cũng chính là minh chứng sống động cho sự thành công của Việt Nam trong việc tổ chức các lớp học online.
Các nền tảng học online Việt sẵn sàng trước đại dịch Covid-19
Không như nhiều quốc gia vốn phụ thuộc vào các ứng dụng hội họp trực tuyến như Zoom hay Teams của Microsoft, khoảng vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp công nghệ số trong nước đã rất tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu học trực tuyến của người dân Việt Nam.
Nổi bật trong số này là sự ra đời của mạng giáo dục Việt Nam VNEdu, hệ thống quản lý dạy và học trực tuyến K12Online và mạng xã hội học tập ViettelStudy,... Trong số đó, giải pháp học trực tuyến elearning của Viettel hiện đã có trên 13 triệu người dùng với hơn 25.700 cơ sở giáo dục.
Thống kê về lượng người dùng của mạng giáo dục Việt Nam VNEdu tính theo tỉnh thành.
Theo ghi nhận của các nhà cung cấp giải pháp giáo dục lớn tại Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel, từ đầu tuần trở lại đây số lượng người quay trở lại với hình thức học trực tuyến có tăng lên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 một lần nữa quay trở lại.
Đại diện VNPT cho biết, số lượng người sử dụng mạng giáo dục VNEdu của đơn vị này hiện tập trung nhiều nhất tại các tỉnh thành phía nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Cà Mau. Riêng người dùng của 4 địa phương này đã chiếm tới 63% trong tổng số khoảng 2 triệu người dùng mà VNEdu đang sở hữu.
Phần lớn người dùng của VNEdu ở độ tuổi từ 18-44. Trong đó, 33,5% có độ tuổi từ 25-34, 27,5% có độ tuổi từ 18-24 và 15,5% có độ tuổi từ 35-44. Ở góc độ nhân khẩu học, 54% người dùng mạng xã hội học tập này là nam và 46% là nữ, đại diện VNPT chia sẻ.
Dịch Covid-19 quay trở lại kéo theo khả năng thị trường học trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển nóng trong thời gian tới.
Với giải pháp học trực tuyến elearning của Viettel, trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên, số lượng tài khoản trên hệ thống của đơn vị này đã tăng thêm hơn 3,6 triệu account.
Giải pháp học trực tuyến elearning cũng ghi nhận mức truy cập ấn tượng với 230,7 triệu pageview. Lượng truy cập hệ thống đạt 13 triệu người dùng, với tổng cộng 3,5 triệu bài học, bài thi và 520.000 học liệu.
Chia sẻ với VietNamNet , cả VNPT, FPT và Viettel đều khẳng định, hệ thống của các đơn vị này hoàn toàn sẵn sàng trước việc tăng trưởng nóng của thị trường học trực tuyến Việt Nam. Điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang nhăm nhe một lần nữa quay trở lại.
Cập nhật: Các tỉnh thành lùi thời gian cho HS trở lại trường sau nghỉ Tết Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, ngày 15/2 thêm 13 tỉnh thành quyết định cho học sinh trong các cơ sở giáo dục tiếp tục ngừng đến trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021. Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet) Hiện nay, Bình Thuận chưa ghi nhận thêm trường hợp nhiễm Covid-19 trong cộng đồng nhưng...