‘Học sinh sẽ không phải dậy 5h sáng đi thi chứng chỉ Cambridge’
Sở Giáo dục TP HCM sẽ điều chỉnh lại thời gian thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nhằm tránh áp lực cho học sinh.
Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục TP HCM.
Sau khi VnExpress phản ánh về việc học sinh lớp 2 phải dậy từ 5h sáng để đi thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge, ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TP HCM cho biết sẽ điều chỉnh lại giờ thi. Theo đó, Sở sẽ phối hợp với Hội đồng Khảo thí ĐH Cambridge (CESOL) tổ chức nhiều điểm thi ở nhiều Trung tâm tiếng Anh của các khu vực để các em không phải di chuyển nhiều và dậy quá sớm như trong kỳ thi vừa qua.
“Chúng tôi cũng sẽ phối hợp mở thêm địa điểm thi ở các trường tiểu học có cơ sở vật chất tốt ở khắp các quận đảm bảo cho học sinh đi lại thuận tiện, tâm lý sẽ nhẹ nhàng hơn”, ông Điệp nói.
Như vậy, thời gian tới, học sinh từ quận 8 sẽ không phải di chuyển xa xôi đến quận 4 để thi, hay học sinh từ quận 11 hoặc quận Bình Tân… không phải mất nhiều thời gian tới quận 10 để thi tiếng Anh nữa.
Video đang HOT
Ông Lê Ngọc Điệp cũng khẳng định, để lấy được chứng chỉ Starters, Movers hay Flyers của Cambridge, không nhất thiết phải học ở lớp tiếng Anh tăng cường.
Hiện TP HCM chỉ có một chương trình giảng dạy tiếng Anh duy nhất nhưng được Bộ GD&ĐT cho phép sử dụng nhiều bộ sách khác nhau của ba NXB Giáo dục, Oxford và Pearson. Các sách này có trong loại hình dạy tiếng Anh theo đề án, tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh tăng cường của thành phố, tùy trường sẽ có thêm các phần mềm hỗ trợ như Phonic UK, Dyned hay I.Learn.
“Cho dù học sách nào, học theo tự chọn hay tăng cường, các em cũng đều được kiểm tra kiến thức bằng cách thi chứng chỉ quốc tế Cambridge (gọi tắt là YLE). Đây là cách đảm bảo công bằng nhất để đo trình độ của các em và khắc phục được hạn chế lâu nay của học sinh là không giỏi nói tiếng Anh”, ông Điệp nói.
Cũng theo ông Điệp, có rất nhiều học sinh ở ngoại thành chỉ cần học sách giáo khoa, không học thêm vẫn đạt từ 10 trở lên (mức điểm đạt yêu cầu) khi thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge. Do vậy, các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng và chi nhiều tiền cho con để có được chứng chỉ này.
“Chúng tôi đang khuyến khích các hiệu trưởng cho phép các trung tâm tiếng Anh vào hợp tác với trường tiểu học, dạy tiếng Anh vào buổi thứ 2 trong ngày theo yêu cầu của phụ huynh. Các em sẽ học chương trình tiếng Anh được Bộ GD&ĐT cho phép như ở trung tâm nhưng với chi phí rẻ hơn rất nhiều, có khi học phí chỉ bằng 40% và cha mẹ không cần phải cho con đi học thêm Anh văn vào hai ngày cuối tuần”, ông Điệp cho hay.
Đối với mức lệ phí thi chứng chỉ Cambridge 420.000 đồng một lần, ông Lê Ngọc Điệp cho rằng, chưa nước nào có lệ phí thi rẻ như ở Việt Nam. “Nhiều nước khoảng từ 60 đến 100 đôla/lần thi. Mức phí ở TP HCM là do Cambridge ESOL đã có ưu tiên để khuyến khích việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam. Mỗi năm có gần 4 triệu người tham gia các kỳ thi tiếng Anh của Cambridge tại 130 quốc gia”, ông Điệp nói.
Trong một bản báo cáo đánh giá của Hội đồng khảo thí tiếng Anh ĐH Cambridge (Cambridge ESOL) nhận xét khung điểm trung bình của học sinh TP HCM thi chứng chỉ Starters của Cambridge trong hai năm 2010-2011 khá cao, với tổng số khiên trung bình là 11 khiên.
Theo VNE
Năm 2020, TP.HCM sẽ không còn chương trình tiếng Anh tự chọn
Ngày 14.12, tại TP.HCM, diễn ra hội nghị dạy và học tiếng Anh với các kỳ thi do Hội đồng khảo thí ĐH Cambridge (ESOL) tổ chức.
Được biết, hiện nay TP.HCM có 134 trường tiểu học (chiếm tỷ lệ 27,1%) đang dạy tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, 240 trường dạy tiếng Anh tự chọn (2 tiết/tuần) và 158 trường dạy tiếng Anh tăng cường (8 tiết/tuần).
Sở GD-ĐT TP.HCM đang có xu hướng giảm dần số trường dạy tiếng Anh tự chọn để đến năm 2020 không thực hiện chương trình này nữa.
Ngoài ra, từ năm học 2010-2011, Sở đã áp dụng các chứng chỉ tiếng Anh của ESOL vào việc đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh tiểu học.
Theo ESOL công bố thì học sinh tiểu học tại TP.HCM đạt kết quả trung bình của chứng chỉ Starters là 11,65 khiên; Movers là 10,44 khiên; Flyers là 9,81 khiên.
Kết quả này được cho rằng tương đương với kết quả của học sinh tiểu học các nước khác trên thế giới cùng sử dụng hệ thống đánh giá này.
B.Thanh
Theo thanh niên
Sau giờ học, HS chỉ chơi cũng không tốt Ông Lê Ngọc Điệp - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, (Sở GD-ĐT TP.HCM) nêu quan điểm như trên khi trao đổi xung quanh vấn đề có nên cấm ra bài tập về nhà cho học sinh lớp 1. Ông Lê Ngọc Điệp cho biết: Phải hiểu bài tập về nhà là bài tập gì. Đối với học sinh tiểu học, cuối giờ...