Học sinh sẽ được học tích hợp Lịch sử và Địa lý
Môn Lịch sử và Địa lý ở tiểu học và THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới có những thay đổi rất lớn, đòi hỏi giáo viên và học sinh cũng phải có những thay đổi trong cách dạy và học tích hợp.
Học sinh sẽ được học tích hợp mon Lịch sử và Địa lý. Ảnh minh họa: Nguồn Infonet
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Lịch sử và Địa lý là bắt buộc ở cấp tiểu học (lớp 4-5) và THCS. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội, học sinh đã học tại các lớp 1-3.
Ở cấp tiểu học, mạch nội dung chương trình môn học không tách thành hai phân môn Lịch sử và Địa lý. Kiến thức ở hai lĩnh vực này được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới, theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội.
Ở bậc THCS, mạch kiến thức của Lịch sử và Địa lý được tích hợp ở mức độ đơn giản. Có 3 mức độ là tích hợp nội môn; tích hợp nội dung Lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lý và ngược lại, nhằm tạo ra sự đối chiếu, tương tác tốt nhất giữa kiến thức của hai phân môn; tích hợp tạo thành chủ đề chung.
Việc tích hợp này sẽ giúp người học biết phân tích đối tượng địa lý trong sự vận động và phát triển, trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Giáo viên sẽ dạy Lịch sử theo hướng kể chuyện, dạy Địa lý theo cách khai thác tri thức tài liệu
Ví dụ, ở cuối chương trình lớp 6, khi học về loài người trên Trái Đất, học sinh đã có thể sử dụng kiến thức lịch sử về xã hội cổ đại, đặc biệt là có thêm dẫn chứng về loài người là lực lượng hùng mạnh làm thay đổi thiên nhiên Trái Đất.
Video đang HOT
Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lý theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình. Cấp tiểu học theo hướng phát triển năng lực chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn, giảm tình trạng học sinh phải học thuộc lòng.
Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án; đa dạng hoá các hình thức tổ chức học tập, coi trọng việc dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội.
Chương trình khuyến khích học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; Chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý.
Theo Laodong.vn
Thừa hơn 40.000 giáo viên khi dạy chương trình giáo dục phổ thông mới
Khảo sát thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tổng số giáo viên thừa của các cấp học so với tổng số giáo viên hiện nay là 40.264 người.
ảnh minh họa
Trong đó, bậc trung học cơ sở thừa nhiều nhất. Hiện bậc học này đang có gần 311.000 giáo viên. Trong 4 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc học này, số giáo viên dôi dư mỗi năm từ hơn 4.000 đến trên 6.000 giáo viên. Đến năm học 2023-2024, khi chương trình mới triển khai đến hết cấp học này, tổng số giáo viên dôi dư lên đến 21.663.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo các địa phương trong thời gian tới cần tính toán để cân đối giáo viên ở bậc học này, thậm chí có thể dừng tuyển mới.
Biểu đồ thể hiện số lượng giáo viên dôi dư qua các năm học của bậc trung học cơ sở
Bậc trung học phổ thông cũng sẽ thừa 4.508 giáo viên vào năm học 2021-2022 trong tổng số 150.700 giáo viên hiện tại. Bậc học này thừa thêm 4.387 giáo viên vào năm học 2022-2023 nhưng lại thiếu khoảng 21 giáo viên vào năm học 2023-202.
Trong khi các cấp phổ thông thừa hàng nghìn giáo viên thì bậc tiểu học lại vừa thừa vừa thiếu.
Bậc học này đang có 397.000 giáo viên. Khi triển khai chương trình mới ở lớp một, năm học 2019-2020, sẽ thừa khoảng 4.700 giáo viên, thừa thêm gần 5.000 giáo viên vào năm học 2020-2021.
Từ năm học 2021-2022 đến năm học 2023-2024, bậc học này lại thiếu giáo viên. Tổng số giáo viên thiếu là trên 5.000 giáo viên.
Biểu đồ thể hiện sự thừa, thiếu giáo viên bậc tiểu học qua các năm
Dôi dư giáo viên về tổng thể nhưng xét theo từng môn ở từng cấp học lại có nhiều môn sẽ thiếu giáo viên với số lượng khá lớn.
Cụ thể, ở bậc tiểu học, hiện cả nước thiếu khoảng 5.610 giáo viên tiếng Anh, 5.600 giáo viên Tin học. Để đáp ứng chương trình mới, bắt đầu từ năm học 2021-2022 đến 2023-2024, mỗi năm cần tuyển bổ sung khoảng 2.000 thầy cô mỗi môn.
Ở bậc trung học phổ thông, khi triển khai chương trình giáo dục mới sẽ có thêm hai môn mới là Âm nhạc và Mỹ thuật nên theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm, bậc học này vẫn cần tuyển thêm khoảng 2.700 giáo viên mỗi môn.
Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai trên cả nước từ năm học 2019-2020 với lớp 1 của bậc tiểu học, từ năm học 2020-2021 với lớp 6 của bậc trung học cơ sở và từ năm học 2021-2022 với lớp 10 của bậc trung học phổ thông.
Chương trình mới có nhiều khác biệt so với chương trình hiện hành như chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh. Chương trình mới sẽ dạy tích hợp ở bậc tiểu học và phân hóa dần ở các bậc học cao hơn. Giáo dục cơ bản sẽ kết thúc ở bậc trung học cơ sở. Bậc trung học phổ thông là chương trình giáo dục định hướng nghề nghiệp
Theo Vietnamplus.vn
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Soạn thảo chương trình có quyền viết sách giáo khoa! Các Sở thì Bộ cấm, nhưng Ban soạn thảo chương trình thì có quyền viết sách giáo khoa, thầy Thuyết nói. Còn dư luận thì chưa hiểu vì sao lại thế? Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho hay: "Người soạn thảo chương trình sẽ là người nắm rất chắc chương trình nên việc viết sách giáo khoa sẽ có lợi". (Ảnh minh họa...