Học sinh sáng tạo phần mềm hỗ trợ người khuyết tật
Phần mềm ‘Điều khiển thiết bị trong gia đình bằng giọng nói’ của nhóm học sinh Trường THPT Phan Văn Trị (H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) đã đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng TP.Cần Thơ.
Nhân, Tài, Thông đang thao tác điều khiển quạt bằng giọng nói thông qua phần mềm trên điện thoại – DUY TÂN
Nhóm học sinh gồm Lê Nguyễn Chí Nhân (lớp 11A2), Huỳnh Văn Tài (12A1), Nguyễn Quốc Thông (10A2). Phần mềm này có nhiều tiện ích hỗ trợ người khuyết tật, người già…
Nhân chia sẻ, từ thực tế quan sát cho thấy đối với người khuyết tật thì việc điều khiển và sử dụng các thiết bị trong gia đình rất khó khăn. Vì vậy, nhóm quyết tâm tạo ra một thiết bị quản lý và có thể điều khiển bật, tắt thiết bị, giảm bớt năng lượng hao phí trong quá trình sử dụng, hỗ trợ tối đa cho những trường hợp trên.
Từ tháng 7.2017 đến nay, nhóm tập trung thiết kế phần mềm cài đặt trên hệ điều hành Android của điện thoại thông minh. Người dùng chỉ cần đặt lệnh bằng giọng nói là có thể tắt hoặc khởi động các thiết bị điện tử trong phạm vi 15 m.
Video đang HOT
Về cách sử dụng, nhờ tích hợp ứng dụng nhận diện giọng nói để giúp người khuyết tật có thể dễ dàng vận hành các thiết bị vận động, giao diện hình ảnh to và rõ, chức năng phản hồi thông minh giúp người có tầm nhìn kém và người mù chữ có thể sử dụng thiết bị này.
Ngoài ra, thiết bị tích hợp các cảm biến thông minh giúp thông báo sớm tai nạn và chức năng gọi điện cầu cứu người thân, giúp cho người già, người khuyết tật có thể nhận biết sớm được tai nạn và có thể xử lý nhanh.
Theo Nhân, cách sử dụng vô cùng đơn giản, có thể truy xuất chức năng nhận dạng bằng giọng nói, sử dụng cảm biến tiệm cận nên người dùng chỉ cần đưa lại gần tai thì có thể truy xuất cảm biến nhận dạng bằng giọng nói mà không cần phải nhấn nút. Cuối cùng, là một số tiệm cận cho người dùng, có thể cài đặt 3 số điện thoại thân thiết nhất khi có những sự cố như: cháy nhà, rò rỉ khí gas… hệ thống sẽ gọi trực tiếp đến các số máy trên để thông báo ứng cứu.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Văn Trị, cho biết sau cuộc thi, các em đã trích lại một phần quỹ để hỗ trợ cho nhà trường. Mô hình của các em có thể phát triển, ứng dụng được trong cuộc sống. Mặt khác, các em cũng đang nghiên cứu bo mạch để giảm chi phí giá thành. “Tôi đánh giá rất cao sản phẩm này, cũng như có lời khen về tinh thần phấn đấu của các em và mong các học sinh tiếp theo của trường cũng phát huy tinh thần này để tiếp tục có những sản phẩm tốt”, ông Minh nói.
Theo thanhnien.vn
Ứng dụng đặt xe tải đạt Giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp
Ứng dụng đặt xe tải, xe container LOGLAG đã vinh dự đoạt Giải Nhất cuộc thi "Hành trình khởi nghiệp - Startup journey 2018".
Ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN trao Giải Nhất cho nhóm LOGLAG
Tiếp nối thành công của cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm 2015 và Hành trình khởi nghiệp năm 2016, 2017, năm nay Hành trình khởi nghiệp 2018 tiếp tục được tổ chức nhằm khuyến khích phong trào khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên Việt Nam cũng như tìm kiếm, hỗ trợ và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp ở mọi lĩnh vực và ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp thành sản phẩm có thể thương mại hóa thị trường.
Bà Phạm Hương Sơn, Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH&CN) cho biết, sau gần 2 tháng phát động cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được trên 80 hồ sơ dự thi của các bạn trẻ trên khắp cả nước. Năm nay chất lượng các đề xuất gửi về đã cao hơn, nhiều nhóm đã không đơn giản dừng ở mức ý tưởng mà đã triển khai thực tế và có những kết quả ban đầu đáng ghi nhận.
Năm 2018 cũng đánh dấu sự khác biệt đó là sự tham gia tích cực và đóng góp nhiều đề xuất từ các nhóm bạn trẻ ở các tỉnh, các vùng khác trên cả nước gửi về. Đó chính là bước nhảy vọt về chất tạo nền tảng vững chắc cho Chung kết Hành trình khởi nghiệp 2018.
Chung kết cuộc thi năm nay có 4 ý tưởng xuất sắc nhất tham gia tranh giải gồm: Easy Kanji - Học chữ Hán thật dễ; Ứng dụng đặt xe tải, xe container LOGLAG; Nhà nông 4.0; Dự án đầu tư trang trại dâu tằm trái dài.
Tại vòng Chung kết, các đội đã có cơ hội trình bày về dự án của mình và nhận lại những lời khuyên hữu ích từ Ban Giám khảo là các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực. Sau những phần thuyết trình và tranh luận sôi nổi, phản biện giữa các nhóm thi, kết quả chung cuộc, Giải Nhất đã thuộc về nhóm Ứng dụng đặt xe tải, xe container LOGLAG đến từ TP. Hồ Chí Minh.
Với mục tiêu trở thành ứng dụng công nghệ tiên phong đổi mới thị trường vận tải nội địa, LOGLAG đã cho ra đời ứng dụng đặt xe tải, xe container trên mobile đầu tiên nhằm phục vụ cho thị trường vận tải hàng hóa B2B trong nước: Áp dụng phân tích dữ liệu lớn (Big Data), hệ thống vận tải thông minh (Intelligent transportation system) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc quản lý lộ trình tài xế, quản lý đơn hàng, quản lý đội xe. Làm hiệu quả hơn ngành vận tải hàng hóa đường bộ bằng cách kết nối một cách thông minh xe tải rỗng chiều về và các chủ xe có xe rỗi với chủ hàng nhằm giảm chi phí vận tải cho doanh nghiệp.
LOGLAG cung cấp 3 dịch vụ chính thông qua ứng dụng trên điện thoại di động, tablet, ipad, laptop, máy vi tính.
Cuộc thi "Hành trình khởi nghiệp 2018" được tổ chức bởi Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ và Trường Đại học Việt Nhật, với những đơn vị bảo trợ là Bộ Khoa học và Công nghê, BIPP, Enabel.
Startup Journey là cuộc thi thường niên được tổ chức nhằm khuyến khích phong trào khởi nghiệp trong sinh viên. Qua 4 năm được tổ chức, cuộc thi đã thực sự trở thành một bước khởi đầu cho những bạn trẻ đam mê và có tinh thần khởi nghiệp, đồng thời mở ra cơ hội ươm tạo, phát triển các ý tưởng khởi nghiệp trên mọi lĩnh vực, trở thành sản phẩm có thể thương mại hóa trên thị trường.
Thu Hiền
Theo vietnamnet.vn
Bức xúc trò chơi phản cảm của HS trường THPT-THSP Đại học Cần Thơ Những ngày qua, dư luận tại TP.Cần Thơ, cũng như trên mạng xã hội vô cùng bức xúc trước những hình ảnh "phản cảm" của một trò chơi dành cho học sinh của trường Trung học phổ thông - Thực hành sư phạm (THPT - THSP) Đại học Cần Thơ. Cụ thể, hình ảnh trên trang Fanpage của nhà trường chia sẻ hình...