Học sinh Sài Gòn tổ chức hội nghị mô hình Liên Hợp Quốc
Gần 400 học sinh các trường quốc tế ở TP HCM đã đóng vai đại biểu đại diện cho các quốc gia, tham gia tranh luận nhiều vấn đề thời sự tại Hội nghị Mô hình Liên Hợp Quốc.
Ngày 19-20/3, gần 400 học sinh 10 trường quốc tế ở TP HCM cùng một trường ở Campuchia đã tham gia Mô hình Liên Hợp Quốc Sài Gòn- SAIMUN (Saigon Model United Nations) tại một khách sạn ở TP HCM. Loại hình giáo dục ngoại khóa, mô phỏng hoạt động nghị luận thực tế của Liên Hợp Quốc từ lâu được thực hiện tại các trường trung học phổ thông và đại học ở Mỹ và thế giới.
Mọi hoạt động của chương trình hoàn toàn do học sinh chủ trì, tổ chức và xây dựng với sự hướng dẫn, cố vấn của giáo viên. Đây là năm thứ 6 các trường quốc tế ở TP HCM và một số nước lân cận như Lào, Campuchia tổ chức hoạt động này.
Hội nghị có 7 cơ quan mô phỏng chính bao gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế và xã hội, Ủy ban Môi trường, Hội đồng Bảo an. ..
Trong buổi thảo luận, các đại biểu không tự ý bàn luận mà sẽ được phát xấp giấy nhỏ để ghi ý kiến, trao đổi rồi sau đó chuyển cho các nước mình muốn trao đổi hoặc chuyển cho chủ tọa.
3 người làm công việc hậu cần sẽ tới tận bàn đại biểu nhận những tờ giấy ghi ý kiến để chuyển cho đại biểu các nước khác hoặc chủ tọa hội nghị.
Chủ đề của SAIMUN năm nay là “Rút ngắn khoảng cách cho tương lai bền vững”. Phân hóa giàu nghèo, chênh lệch kinh tế, ô nhiễm môi trường cũng như nỗ lực toàn cầu hóa đều là những vấn đề được cả thế giới quan tâm. Thu hẹp khoảng cách trở thành trọng yếu để mỗi một cá nhân, một quốc gia đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên hữu hạn.
Các đại biểu thảo luận chương trình cứu trợ nạn nhân ảnh hưởng của thiên tai , bùng nổ dân số, bảo vệ di sản thế giới , biến đổi khí hậu, p hòng chống nạn buôn bán động vật hoang dã… đến t ình hình tại Iraq và Syria…
Video đang HOT
Lợi ích học sinh có được khi tham gia hội nghị MUN không chỉ là tăng cường kiến thức và ý thức về thế giới, cộng đồng toàn cầu mà còn phát huy kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu, phát ngôn trước công chúng, tranh luận, lập luận cũng như khả năng tư duy phản biện, làm việc nhóm, và lãnh đạo. Qua đó, các em sẽ xây dựng được sự tự tin và ý thức trách nhiệm của bản thân.
Buổi thảo luận được các đại biểu tham gia rất nghiêm túc, xếp hàng để lần lượt đưa ra chính kiến phản biện lại những đại biểu khác.
Đại diện từ mỗi quốc gia đàm phán kéo dài nhiều giờ liền để đảm bảo quyền lợi cho quốc gia.
Nhiều vấn đề đưa ra thảo luận được rất nhiều đại biểu nhất trí bằng cách giơ cao tấm bảng tên quốc gia.
Không ít đại biểu cương quyết bảo vệ chính kiến của mình.
Những tràng pháo tay thỉnh thoảng vang lên để hoan nghênh sự nhất trí của các nhóm sau những lần biểu quyết chênh lệch, đồng thời cũng giảm bớt dự căng thẳng trong hội nghị. Kim Myung Jin ( quốc tịch Hàn Quốc, học lớp 10 t rường ABC International School) chia sẻ: “Đến với hội nghị em học được nhiều kiến thức mới, quen biết nhiều bạn bè. Hơn hết là biết cách chia sẻ quan điểm, tự tin phát biểu ý kiến trước đám đông và đại biểu các nước khác”.
Bạn Hồ Ngọc Hoan Ca (lớp 12, trường Quốc tế Mỹ, tham gia với vai trò đại biểu nước Pháp ) cho biết đây là năm thứ 2 tham gia SAIMUN. Em đã nghiên cứu quan điểm của nước Pháp để chuẩn bị tranh luận và mong muốn giải quyết được vấn đề IS ở Trung Đông.
Để chuẩn bị cho SAIMUN, từ tháng 3/2015, đại diện của hội học sinh bầu ra nhóm quản lý, là những học sinh ưu tú, thể hiện tố chất lãnh đạo và tổ chức tốt, có sự quan tâm cao về ảnh hưởng của tình hình thế giới dến cộng đồng toàn cầu và địa phương. Sau đó, nhóm quản lý tuyển dụng học sinh là những thành viên ưu tú tham gia vào nhóm báo chí, nhóm hành chính và nhóm hậu cần.
Thành viên tham gia cũng có cơ hội nộp hồ sơ dự tuyển cho một vị trí chủ tịch của 7 cơ quan chính. Kế hoạch và chi phí dự toán để thực hiện chương trình do nhóm hành chánh phụ trách. Hội nghị đòi hỏi học sinh tham gia phải nghiên cứu và chuẩn bị nội dung dự thảo nghị quyết. Quá trình chuẩn bị yêu cầu nhiều kỹ năng về tư duy, tổ chức và làm việc đội nhóm.
Theo Zing
Robot sát thủ nguy cơ biến chiến tranh thành trò chơi giết chóc
Những cỗ máy tự động giết người có thể trở thành mối hiểm họa trong tương lai không xa khi chúng biến chiến tranh ngày càng giống trò chơi điện tử thực tế.
Robot sát thủ nếu không được kiểm soát kịp thời có thể trở thành mối đe dọa trong tương lai. Ảnh minh họa: CNN
Chủ đề về vũ khí sát thương tự động hay thường được biết đến với tên gọi "robot sát thủ" tuần trước trở lại bàn nghị sự của Liên Hợp Quốc. Chiến dịch Ngăn chặn Robot Sát thủ, được phát động từ năm 2013, nhanh chóng thu hút sự chú ý của Hội nghị Liên Hợp Quốc về các loại vũ khí thông thường (CCW) diễn ra ở Geneva, Thụy Sĩ.
Ông Toby Walsh, giáo sư về Trí tuệ Nhân tạo (AI) thuộc Đại học New South Wales, Australia, người đứng đầu một nhóm chuyên gia tại Data61, trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin và truyền thông ở Sydney, đã dành cả cuộc đời nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo. Walsh liệt kê 5 nguyên nhân khiến ông lo lắng trước sự phát triển của các robot sát thủ.
Không còn là viễn tưởng
Nếu ai đó từng xem và tin vào những chi tiết trong bộ phim Kẻ Hủy diệt (Terminator) thì robot sát thủ được cho là sẽ xuất hiện vào năm 2029. Thực tế, việc chế tạo ra những cỗ máy như thế đơn giản hơn nhiều và chúng có thể sẽ ra đời chỉ trong vài năm nữa. Chúng có thể là những máy bay không người lái Predator mang tên lửa Hellfire nhưng được điều khiển bằng một chương trình máy tính thay vì do con người kiểm soát. Những công nghệ này hoàn toàn khả thi ở thời điểm hiện tại.
Chạy đua vũ trang
Khi con người chế tạo thành công robot sát thủ, kịch bản về một cuộc chạy đua vũ trang nhằm cải tiến, hiện đại hóa những cỗ máy còn thô sơ là điều không thể tránh khỏi. Và điểm cuối cùng của cuộc đua tranh ấy chắc chắn là sự ra đời của những công nghệ mang tính hủy diệt.
Định luật Moore dự đoán số lượng các con chip máy tính trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm. Loài người dường như sẽ chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân tương tự đối với các robot sát thủ, ông Walsh nhận định.
Sinh sôi nảy nở
Giáo sư Toby Walsh. Ảnh: CNN
Theo Walsh, robot sát thủ sẽ có giá thành tương đối thấp và ngày càng rẻ hơn, giống như tốc độ giảm giá của những chiếc máy bay không người lái trong vài năm gần đây. Chưa kể đến việc sản xuất chúng cũng không quá khó, ít nhất là đối với những loại còn thô sơ.
Người ta chỉ cần sở hữu một chiếc trực thăng điều khiển từ xa, điện thoại thông minh cùng một khẩu súng hay quả bom nhỏ, sau đó, yêu cầu lập trình viên viết phần mềm AI là đã nắm trong tay một cỗ máy giết người.
Quân đội chắc chắn sẽ yêu thích thứ vũ khí này bởi robot sát thủ không cần ngủ hay nghỉ ngơi, không cần mất thời gian và tốn tiền bạc huấn luyện, cũng như không cần giải cứu khi chúng gặp nguy hiểm trên chiến trường. Tuy nhiên, khi lực lượng quân đội phải tự bảo vệ mình trước các robot sát thủ thì có lẽ họ sẽ suy nghĩ lại.
Vũ khí giết người hàng loạt
Theo tạp chí The Intercept, chỉ trong 5 tháng Mỹ mở rộng chiến dịch quân sự giai đoạn 2011 - 2013 chống lại phiến quân Taliban và khủng bố al-Qaeda ở vùng núi Hindu Kush, nằm giữa Afghanistan và Pakistan, "gần 9 trong 10" người thiệt mạng sau các cuộc tấn công do máy bay không người lái thực hiện đều không phải những mục tiêu trực tiếp của Mỹ. Đó là những nhiệm vụ vẫn đòi hỏi sự tham gia của con người trong khâu quyết định cuối cùng.
Nếu trí thông minh nhân tạo đảm nhận nốt vai trò trên, điều này sẽ đẩy hàng triệu dân thường đến tình thế nguy hiểm, bởi chương trình AI không có những nhận thức tình huống hay xem xét ra quyết định giống như người điều khiển máy bay không người lái.
Theo thời gian, những cỗ máy này sẽ được phát triển sánh ngang hay thậm chí vượt qua cả khả năng của con người. Điều này tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu robot sát thủ rơi vào tay đối tượng có mưu đồ xấu, những kẻ không ngại ngần sử dụng chúng đối với cả dân thường. Chúng sẽ trở thành thứ vũ khí hoàn hảo cho khủng bố, và khiến các cuộc chiến tranh nổ ra dễ dàng hơn. Bằng cách giữ con người cách xa chiến trường, robot sát thủ sẽ biến các cuộc chiến tranh ngày càng giống trò chơi điện tử thực tế.
Khó kiểm soát
Tesla có thể nâng cấp một chiếc ôtô thông thường trở thành phương tiện lái tự động trên đường cao tốc chỉ bằng cách cập nhật một phần mềm đi kèm. Ví dụ trên cho thấy, trong tương lai, những hệ thống bình thường, không gây sát thương, cũng hoàn hoàn có khả năng trở thành vũ khí tự động gây chết người chỉ bằng cách thay đổi phần mềm. Vì thế, làm sao để kiểm soát các loại robot sát thủ thực sự là một bài toán khó, Walsh đánh giá.
Theo ông, phải có những biện pháp để kìm hãm việc phát triển robot sát thủ ngay từ bây giờ. Một lá thư kêu gọi ban hành lệnh cấm robot sát thủ được đưa ra từ hồi tháng 7. Theo đó, một số nhà nghiên cứu hàng đầu về AI và robot như giám đốc điều hành công ty Google DeepMind, lãnh đạo phòng nghiên cứu AI của Facebook, người đứng đầu Viện Allen, cùng hàng nghìn chuyên gia khác đã cùng ký tên ủng hộ đề xuất trên.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về các loại vũ khí thông thường tháng tới sẽ tái họp ở Geneva để quyết định liệu có nên tiếp tục xem xét vấn đề này cũng như liệu có nên tiến tới ban hành lệnh cấm đối với robot sát thủ hay không.
"Vì lợi ích của thế giới, tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra", ông Walsh nói.
Robot chiến đấu đa nhiệm Platform-M đang được Nga phát triển. Ảnh: Sputnik News
Vũ Hoàng
Theo VNE