Học sinh Sài Gòn nghỉ Tết Nguyên đán 12 ngày
Học sinh trên địa bàn TP.HCM sẽ có kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất kéo dài 12 ngày, từ 12/2 đến 23/2.
Học sinh thi vào lớp 10 THPT ở TP.HCM. Ảnh: Tùng Tin.
Theo kế hoạch thực hiện thời gian năm học 2017-2018 ở các bậc học do UBND TP.HCM phê duyệt, nghỉ Tết Mậu Tuất từ ngày 12/2 (tức 27 tháng Chạp) cho đến hết ngày 23/2 (mùng 8 tháng Giêng).
Do thời gian nghỉ Tết trùng với các ngày cuối tuần, học sinh TP.HCM được nghỉ kéo dài đến 16 ngày.
Sở GD&ĐT TP.HCM cũng nhấn mạnh các trường học, đơn vị trực thuộc tổ chức hoạt động đón Tết vui tươi, an toàn, đơn giản, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.
Video đang HOT
Đồng thời, sở nghiêm cấm lợi dụng lễ, Tết để tổ chức liên hoan, chiêu đãi lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc từ nguồn tiền có gốc từ ngân sách, công quỹ, tài trợ để thưởng, biếu tặng cho các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức không đúng chế độ.
Trong khi đó, học sinh Hà Nội được nghỉ Tết 11 ngày. Theo công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh các trường mầm non, tiểu học được nghỉ Tết từ 10/2 đến 20/2.
Học sinh các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên nghỉ Tết 10 ngày, từ 11/2 đến 20/2.
Các cán bộ, công chức của Sở, Phòng GD&ĐT Hà Nội nghỉ 7 ngày, từ 14/2 đến 20/2.
Các trường trung cấp sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội và trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội được nghỉ 12 ngày, từ 9/12 đến 20/2.
Sinh viên các trường đại học có kỳ nghỉ Tết khá dài. Theo thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2018 của một số trường đại học, sinh viên được nghỉ ít nhất 15 ngày và nhiều nhất 28 ngày.
Hai trường quy định thời gian cho sinh viên nghỉ Tết nhiều là ĐH Văn Lang và ĐH Công nghệ TP.HCM với thời gian kéo dài bốn tuần (28 ngày).
Cụ thể, thời gian nghỉ Tết của sinh viên ĐH Văn Lang bắt đầu từ ngày 4/2 đến ngày 4/3.
ĐH Công nghệ TP.HCM cũng thông báo cho sinh viên nghỉ tết bốn tuần liên tục, bắt đầu từ ngày 29/1 (13 tháng Chạp) đến hết ngày 25/2 (mùng 10 tháng Giêng). Đây cũng là một trong những trường cho sinh viên nghỉ Tết sớm nhất.
Theo Zing
Trường cao đẳng, trung cấp phải có hệ thống đảm bảo chất lượng
Bắt đầu từ ngày 1.2.2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định mới của Bộ LĐ-TB-XH.
ảnh minh họa
Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành Thông tư quy định về hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1.2.2018, áp dụng cho các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, các trường phải thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng. Đồng thời tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của mình theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định do Bộ LĐ-TB-XH đề ra. Việc tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo sẽ được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần đối với chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế.
Đặc biệt, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc phải có tổ chức nhân sự để thực hiện việc xây dựng các quy trình và công cụ cho các hoạt động về chương trình, giáo trình đào tạo, tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét, công nhận tốt nghiệp...
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhấn mạnh: "Trước yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế hội nhập, đặc biệt là phục vụ nguồn nhân lực chất lượng cao cho cuộc cách mạng công nghiệp 4, các trường cũng phải đổi mới quản trị nhà trường, cải cách thủ tục hành chính bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, đào tạo. Theo đó, phải có hệ thống thông tin quản lý trên nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu mở, có khả năng mở rông, cập nhật khi cần thiết".
Tieo tiến sĩ Minh, việc thực hiện quy định mới này sẽ giúp các trường nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo.
Theo TNO
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất của học sinh,sinh viên Hải Phòng UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi Sở GD-ĐT hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện việc nghỉ Tết Nguyên Đán Mậu Tuất năm 2018. ảnh minh họa Theo đó, UBND TP Hải Phòng đồng ý đề nghị của Sở GD-ĐT về việc cho phép các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề...