Học sinh Sài Gòn dùng máy tính bảng học bài trong lớp
Một trường THPT dân lập ở TP HCM vừa áp dụng việc học bằng máy tính bảng khiến nhiều học sinh hào hứng, tiếp thu bài nhanh.
Một trường THCS và THPT dân lập đã đưa vào sử dụng sách giáo khoa điện tử Classbook trong các giờ học kể từ đầu năm 2015-2016.
Đây là trường đầu tiên tại TP HCM áp dụng đồng bộ cho tất cả học sinh và giáo viên sử dụng thiết bị sách giáo khoa điện tử trong các môn học.
Với thiết bị này, học sinh được hỗ trợ nhiều nội dung về nghe phát âm tiếng Anh, xem các đoạn video minh họa thí nghiệm, làm các bài tập và bài kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc sử dụng sách giáo khoa điện tử giúp giáo viên kiểm soát được việc học tập của học sinh trong mỗi giờ đứng lớp.
Classbook của học sinh được kết nối với máy tính của giáo viên, đưa thêm vào tiết học những phương pháp và nội dung giảng dạy mới.
Qua việc giám sát việc học tập trên lớp của học sinh, giáo viên có thể nắm bắt được năng lực của từng học sinh để hỗ trợ về phương pháp và tài liệu học tập bổ sung kiến thức còn yếu.
Thúy Vy (lớp 10B1) đang dùng sách giáo khoa điện tử để làm bài tập trong giờ Toán. Em chia sẻ: “Từ khi có sách giáo khoa điện tử, em có thể thảo luận với các bạn dễ dàng hơn trong các tiết học và tăng khả năng tiếp thu hơn”.
Sách giáo khoa điện tử Classbook giúp giáo viên soạn ra nhiều giáo án sinh động, vừa học vừa chơi, gây hứng thú cho học sinh.
Thầy Trần Thi Thơ (giáo viên dạy Toán) đang dạy về Tọa độ-Vector thông qua trò chơi để giúp các em hiểu bài hơn.
Ngoài giờ, các học sinh có thể trao đổi bài tập với nhau.
Theo Zing
Dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc
GD&TĐ - Hỏi: Xin được hỏi Tòa soạn, quy định về phụ cấp cho người dạy tiếng dân tộc thiểu số có còn hiệu lực không?
Năm học 2015-2016 này, tôi được phân công dạy dạy tiếng Khme, vậy tôi có được hưởng phụ cấp gì không? Xin cho biết cụ thể? - Nguyễn Bá Thiều (bathieu***@gmail.com)
* Trả lời:
Ngày 15/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và Trung tâm giáo dục Thường xuyên. Hiện tại văn bản này vẫn còn hiệu lực thi hành.
Theo đó tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Nghị định này quy định về chế độ chính sách của giáo viên và người học cụ thể như sau:
Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung; không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với những người đã được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 Nghị định số: 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Cụ thể: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang dạy bằng tiếng và chữ viết của các dân tộc thiểu số thì được hưởng thêm phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Ngoài ra, theo Nghị định số: 82/2010/NĐ-CP, người học còn được Nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng. Người học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, nếu bạn chưa được hưởng thêm phụ cấp 50% theo quy định tại Điều 13 Nghị định số: 61/2006/NĐ-CP thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện để được hưởng phụ cấp đối với giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định số: 82/2010/NĐ-CP.
Theo GD&TĐ
Dọn vệ sinh không sạch sẽ, nữ sinh bị phạt đắp chăn nằm dưới nắng Trong thời gian tham gia khóa tập quân sự, hơn 20 nữ sinh viên tại trường cao đẳng nghề Ngoại ngữ Hồ Nam đã bị phát hiện không dọp dẹp gọn gàng phòng ở của họ tại khu ký túc xá theo quy định của nhà trường. Giáo viên đã phạt nhóm sinh viên này đắp chăn mùa đông nằm dưới trời nắng...