Học sinh Sài Gòn có phải là mẫu hình chỉ là học giỏi, làm việc giỏi?
Nếu chỉ học giỏi, làm việc giỏi thì có phải là mẫu hình của học sinh thành phố mang tên Bác hay chưa?
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – ông Lê Hồng Sơn đã đặt câu hỏi như vậy, tại lễ khai mạc Hội trại truyền thống 9/1 lần thứ 11 của thành phố, được tổ chức ở Trường trung học phổ thông Gia Định, quận Bình Thạnh ngày 4/1/2020.
Năm nay, hội trại có chủ đề “Học sinh thành phố học tập và làm theo lời Bác”, quy tụ hơn 12.000 trại sinh, là học sinh đến từ các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố tham gia, tại 8 cụm khác nhau.
Ông Lê Hồng Sơn (ngoài cùng, trái) tham dự khai mạc ở cụm trại tổ chức tại Trường Gia Định (ảnh: L.H.A)
Phát biểu ở cụm do Trường Gia Định đăng cai, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những công dân tương lai cần có tính năng động, sáng tạo, làm chủ được công nghệ, có kỹ năng tự học và sẵn sàng hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Người đứng đầu ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh nhắn nhủ: Chính vì vậy, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em học sinh cần được rèn luyện những kỹ năng cơ bản như tin học, ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế.
Học sinh cũng cần tích cực tham gia các hoạt động giáo dục STEM, nghiên cứu khoa học để kích thích tư duy, nuôi dưỡng niềm đam mê, sáng tạo, sẵn sàng hội nhập với ngôi nhà tri thức của nhân loại.
Ông Lê Hồng Sơn đặt ra câu hỏi: “Tuy nhiên, nếu chỉ học giỏi, làm việc giỏi thì có phải là mẫu hình của học sinh thành phố mang tên Bác hay chưa”
Video đang HOT
Tuyên dương học sinh tiêu biểu tại cụm trại do Trường trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền tổ chức (ảnh: LHA)
Sau hội trại này, ông Lê Hồng Sơn đề nghị, các thầy cô tiếp tục truyền đi thông điệp, đẩy mạnh hoạt động tuyên dương, nhân rộng gương điển hình đến toàn thể học sinh.
Các trường học cần chăm chút, thực hiện đa dạng, có hiệu quả các giải pháp để những cuộc vận động, phong trào thi đua thẩm thấu vào mọi hoạt động dạy học, trở thành ý thức và thói quen cho mỗi học sinh.
Dịp này, ban tổ chức đã tiến hành tuyên dương, trao học bổng cho 420 học sinh tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh, có thành tích học tập tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào tiêu biểu trong phong trào học tập, làm theo lời Bác năm học 2019 – 2020.
Phương Linh
Theo giaoduc
Hành trình vươn lên của nữ sinh thủ khoa trường Nhân văn: Làm đủ mọi việc tay chân, quyết không bỏ dở việc học dù nghèo khó
Bước vào năm học mới, Thúy An - nữ thủ khoa đầu vào của trường Nhân văn khóa 2016 muốn nhắn nhủ đến tất cả các bạn tân sinh viên hãy biết vượt lên hoàn cảnh, khó khăn chỉ là cái hiện hữu tạm thời.
Thúy An 22 tuổi, sinh ra ở vùng quê nghèo thuộc xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, hiện là sinh viên năm cuối khoa Du lịch và lữ hành trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM. Năm 2016, cô được nhiều người biết đến qua chương trình Điều ước thứ 7 với câu chuyện hành trình vượt lên hoàn cảnh nghèo khó và con đường trở thành nữ thủ khoa trường Nhân Văn.
Giờ đây sau gần 4 năm học tập tại Sài Gòn, Thúy An vẫn nhớ như in những ngày đầu còn bỡ ngỡ với đầy khó khăn, thử thách. Nữ sinh 9X tâm sự: "Ngày nhập học lên thành phố xa lạ, trên tay An chỉ cầm vài trăm ngàn để trang trải cho chi phí của cả tháng: tiền nhà, tiền học phí... mọi thứ như muốn níu chân mình lại. Tuy vậy, An nghĩ mình có tay có chân, có sức khỏe nên làm thêm sẽ có thể nuôi sông được bản thân. Ngay lúc đó, mình đã đi làm một số công việc như: phục vụ, dọn hàng... công việc rất nặng nhọc mà đồng lương thì ít ỏi. Kể từ đó, An càng nhận thức được, chỉ có con đường học vấn mới đem lại tương lai cho mình".
Những ngày đầu ở thành phố, cuộc sống đối với An rất khó khăn
Chỉ trong vòng 3 năm học đại học, Thúy An đã có trong tay nhiều giải thưởng và giấy khen danh dự như: Sinh viên 5 tốt cấp trường năm 2018; Giấy khen của hiệu trưởng trường đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn; Giấy khen Bộ môn du lịch vì có đóng góp tích cực trong các hoạt động phong trào trong và ngoài trường; Giấy khen tỉnh An Giang về các cá nhân có thành tích tiêu biểu; Giấy khen chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Phú Tân về đạt thành tích loại Giỏi năm học 2017 - 2018...
An chia sẻ: "Động lực lớn nhất để An phấn đấu trên con đường học tập và sự nghiệp đó chính là gia đình của mình. Có thể nói, gia đình An rất khó khăn, bố mẹ An ít học, em gái đã nghỉ học nửa chừng vì gia đình không đủ điều kiện, trong nhà chỉ mỗi mình An là được đi học đến nơi đến chốn. Vì thế, mang theo giấc mơ vào cánh cửa đại học của hai chị em, mình đã luôn nỗ lực phấn đấu để không phụ lòng tin của mọi người. Từng phút, từng giây mình đều phải cố gắng".
Em gái Thúy An - Thúy Nhi (phải) đã nghỉ học để An được tiếp tục học đại học
Bên cạnh việc học, Thúy An thường xuyên tham gia các câu lạc bộ tình nguyện, học thuật bởi đây không chỉ là cơ hội rèn luyện, phát triển bản thân mà còn giúp An mở lòng hơn với mọi người. Đều đặn mỗi tuần, khi thì ghé thăm, phát quà và dạy học cho các bé ở trại trẻ mô côi, lúc lại phát cơm cho bệnh nhân nghèo tại bệnh viện, quét dọn nghĩa trang liệt sĩ hay góp vui tại các sân chơi học thuật dành cho sinh viên...
An cho biết : " Thực ra bản thân mình khi còn họ cấp 3 không được vui tươi như bây giờ. Mình khá nhút nhát và ít nói. Vì thế, An mới quyết định tham gia các hoạt động xã hội để có thể "luyện" bản thân trở nên tự tin hơn, năng động hơn. Theo mình, khi bản thân nói nhiều, đi nhiều, tự khắc mình sẽ dễ dàng mở lòng với mọi người hơn. Việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn giúp An thoát khỏi những nghĩ suy tiêu cực và hướng đến một cuộc sống lạc quan hơn".
Thúy An trong chiến dịch Mùa hè xanh và Xuân tình nguyện
Hiện tại, An đang giữ vai trò Ủy viên Ban chấp hành của khoa, đồng thời là Đảng viên Chi bộ sinh viên của trường. Không chỉ năng nổ trong các phong trào của Đoàn, Hội, Thúy An còn sở hữu nhiều thành tích học tập đáng nể như liên tiếp nhận học bổng loại xuất sắc của trường.
Chia sẻ về bí quyết học tập hiệu quả, An thổ lộ : " Thực sự đây là một quá trình không quá khó nếu mình biết tự giác và nỗ lực. Mình phải luôn xác định được mục tiêu bắt đầu thì chuyến tàu 4 năm đại học của mình trôi qua sẽ không vô nghĩa. Vì thế, An đã có định hướng cho mình khi mới nhập học, lập kế hoạch cho từng học kì và từng năm học. Những gì An cần học, cần làm và nhất định phải làm được. Trước một tuần mới, mình luôn bắt đầu bằng việc lập thời gian biểu cho cả tuần: sắp xếp thời gian học, thời gian làm thêm, thời gian tham gia các phong trào một cách khoa học nhất".
Hiện tại, Thúy An đã gần chạm đến ước mơ trở thành một nhân viên du lịch chuyên nghiệp
An quan niệm rằng khó khăn chỉ khi mình không biết phấn đấu với nó. Là một người đã và đang cố gắng thực hiện ước mơ, An muốn nhắn nhủ với các bạn tân sinh viên đừng bao giờ bỏ cuộc dù có gặp nhiều chông gai ở con đường học tập phía trước.
"Khó khăn chỉ là cái hiện hữu tạm thời, một thử thách nhỏ để xem khả năng bạn chống chọi với hoàn cảnh như thể nào. Chỉ cần nổ lực không từ bỏ thì ắt sẽ có cơ hội tiếp tục con đường học tập. Các bạn tân sinh viên đã nỗ lực rất nhiều đậu vào các trường Đại học chứng tỏ các bạn có sự phấn đấu rất lớn. Vì thế, các bạn hãy cố gắng duy trì tinh thần ấy đừng bị hoàn cảnh tác động mà lung lay ý chí bỏ học giữa chừng.
Các bạn khi còn trẻ, các bạn hãy cố gắng tham gia tích cực nhiều hoạt động trong và ngoài trường, thông qua các hoạt động ấy các bạn mới có thể học hỏi được rất nhiều kiến thức, quan trọng là kĩ năng thực tế sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực trong cuộc sống. Đừng lãng phí và hãy trân trọng từng phút giây".
Theo saostar
250 bộ bàn ghế sẽ đến với học sinh Mường Lát Toàn bộ số bàn ghế còn thiếu ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) sẽ được chủ tiệm Bánh mỳ Như Lan tại TP.HCM hỗ trợ. Sáng nay, 13-9, bà Nguyễn Thị Dậu, chủ thương hiệu Bánh mỳ Như Lan nức tiếng ở Sài Gòn, đã đến trụ sở Pháp Luật TP.HCM trao số tiền mua 250 bộ bàn ghế hỗ trợ...