Học sinh quốc tế du học tại Việt Nam
41 sinh viên quốc tế vừa nhập học chương trình kéo dài 4 năm tại Đại học FPT với học phí du học sinh phải trả rất thấp so với theo học tại châu Âu có nội dung đào tạo không khác biệt.
Trong dịp khai giảng khóa 9 của Đại học FPT hôm qua, ông Nguyễn Thành Nam, Viện trưởng Viện Hợp tác quốc tế của trường cho biết, năm nay trường có nhóm sinh viên quốc tế đầu tiên theo học chương trình đại học chính quy do trường cấp bằng. Học phí cho những du học sinh này là 12.000 USD cho 3 năm và tất cả đều ở nội trú.
“Có 200 sinh viên quốc tế đăng ký du học tại trường, bao gồm cả các nước lớn như Anh, Pháp…Năm học này, 41 em đến từ Hàn Quốc, Nigeria, Cameron, Lào đã sang nhập học, những em khác đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẽ nhập học trong các năm tiếp theo”, ông Nam cho hay.
Các sinh viên quốc tế sẽ theo học hai ngành Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh. Nội dung và giáo trình đào tạo đồng nhất với chương trình dành cho sinh viên Việt Nam. Du học sinh sẽ học chương trình chính thức vào buổi sáng và học tiếng Việt vào buổi chiều. Cuối tuần, các em sẽ được đi tham quan, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Các du học sinh dự khai giảng Đại học FPT. Ảnh: HT.
Việc có sinh viên quốc tế du học tại trường không phải theo chương trình hợp tác, trao đổi sinh viên được ông Nam kỳ vọng sẽ tạo môi trường học tập quốc tế năng động. “Lớp có vài chục người nhưng chỉ cần một ‘ông Tây’ là tất cả sẽ nói bằng tiếng Anh dù không phải đi du học. Vì vậy, dù chỉ có 41 sinh viên quốc tế nhưng sẽ tác động tốt đến cả nghìn sinh viên”, ông Nam nói.
Video đang HOT
Cựu CEO tập đoàn FPT cho rằng, hiện nay Việt Nam đang muốn cạnh tranh với thế giới, nhưng điều quan trọng nhất để có thể cạnh tranh là phải biết tiếng Anh và phải trả lời cho thế giới biết “Việt Nam ở đâu”. Mặt khác, Việt Nam cũng cần định vị đúng vị trí của mình trong bức tranh chung của giáo dục thế giới.
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 của diễn dàn Kinh tế Thế giới công bố đầu tháng 9/2013, Việt Nam đang xếp thứ 95/148 nước về giáo dục đại học. Theo ông Nam, giáo dục cần được quan tâm ở cấp độ quốc gia và Chính phủ phải “dám” biến Việt Nam thành một điểm du học bởi so với Malaysia, chúng ta cũng có đầy đủ năng lực để tiếp nhận sinh viên quốc tế.
Nếu làm được điều này, sinh viên Việt Nam được hưởng lợi, các trường đại học cũng có động lực để nâng cao chất lượng, hướng tới các chuẩn mực của một trường đại học quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực Việt Nam.
“Chúng ta tuyển sinh sinh viên quốc tế ở những ngành hiện đại, ít lạc hậu, chương trình đào tạo tương thích với quốc tế. Khi khẳng định được việc du học ở Việt Nam chất lượng không kém gì các nước khác như Anh, Singapore mà học phí lại thấp hơn rất nhiều lần thì dần dần học sinh các nước sẽ lựa chọn du học tại Việt Nam”, ông Nam nói.
Tuy nhiên, ông e ngại việc “trí tuệ Việt Nam không kém thế giới nhưng ý chí thì kém hơn nhiều quá”. Dẫn chứng việc Malaysia năm 1992 đã đặt ra vấn đề cân bằng sinh viên quốc tế với sinh viên trong nước, họ đã quyết tâm thực hiện và thành công khi cân bằng được lượng tiền thu về và chảy ra trong giáo dục, đồng thời mở được văn phòng tuyển sinh du học Malaysia giữa London.
Vì vậy, theo ông Nam, thương hiệu quốc gia rất quan trọng. Việc tuyển học sinh quốc tế cũng cần nhiều trường đại học trong nước tham gia bởi nhu cầu của người học không chỉ dừng lại ở các ngành mà Đại học FPT đào tạo.
“Đại học FPT mới thành lập còn tuyển sinh được, không cớ gì các trường công lâu năm với cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cao lại không làm được. Các trường chỉ cần lập phòng tuyển sinh quốc tế, còn mạng lưới đại lý và phương pháp thu hút sinh viên quốc tế chúng tôi sẵn sàng chia sẻ”, ông Nam nói.
Lee Jaedong, sinh viên người Hàn Quốc cho biết, khi lựa chọn trường để du học đã rất ấn tượng với ĐH FPT bởi đây là trường đại học Việt Nam đầu tiên được công nhận xếp hạng quốc tế ba sao theo chuẩn QS Stars – một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho trường đại học trên toàn thế giới. Điều này chứng tỏ đây là một trong những trường hàng đầu ở châu Á.
“Việt Nam còn là một đất nước vô cùng xinh đẹp và dễ mến. Tôi rất yêu quý đất nước và con người nơi đây. Tôi lựa chọn học đại học ở Việt Nam cũng một phần vì lý do đó, tôi muốn được học tập và trải nghiệm trong một môi trường hoàn toàn mới, từ đó có thể khám phá nhiều hơn khả năng của chính mình”, Lee Jaedong nói.
Theo VNE
Bộ GD-ĐT giao cho ĐH FPT đào tạo thí điểm An toàn thông tin
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản chính thức giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm ngành An ninh An toàn thông tin (AN-ATTT) cho Đại học FPT. Đáp ứng nhiệm vụ mới, trường tổ chức tuyển sinh 200 chỉ tiêu cho đợt tuyển sinh bổ sung ngày 13/10 trên toàn quốc.
Hiện nay một số trường đại học ở Việt Nam đã có đào tạo về AN-ATTT, tuy nhiên đây chỉ là một chuyên ngành sâu của lĩnh vực CNTT, Kỹ thuật máy tính hoặc Hệ thống thông tin mà chưa có ngành đào tạo riêng (trong danh mục mã ngành cấp 4) về An ninh - An toàn thông tin. Việc xây dựng một chương trình đào tạo chuyên sâu về An ninh An toàn thông tin cũng là nhu cầu trong quy hoạch nhân lực An ninh An toàn thông tin quốc gia.
Trường ĐH FPT chính thức đào tạo ngành An ninh an toàn thông tin kể từ năm 2013.
Bộ GD-ĐT đã giao cho trường đại học FPT nhiệm vụ đào tạo thí điểm ngành AN-ATTT, với mong muốn bằng kinh nghiệm thực tiễn và thành quả đào tạo đặc biệt trong lĩnh vực CNTT, trường đại học FPT sẽ đào tạo những lứa kỹ sư AN-ANTT đầu tiên của Việt Nam với chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhân lực trong nước. Trong năm 2013, Bộ GD-ĐT đã quyết định giao nhiệm vụ cho hai trường đại học là Đại học FPT và Học viện Bưu chính viễn thông đào tạo thí điểm ngành này.
Với sự phát triển của Điện toán đám mây và Thương mại điện tử ngày nay, việc đảm bảo an ninh an toàn thông tin được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đang là ngành có nhu cầu nhân lực cao tại các thị trường CNTT lớn trên thế giới. Theo kết quả khảo sát của trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính Việt Nam, hiện có hơn 50% các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đang thiếu nhân viên an toàn thông tin. Có 24% cơ quan, tổ chức phải thuê các đơn vị chuyên nghiệp bảo vệ an ninh thông tin. Hơn 83% các cơ quan nhà nước muốn có khung chương trình đào tạo về an toàn thông tin thống nhất cả nước. An ninh an toàn thông tin hứa hẹn sẽ là một nghề nghiệp hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh tình hình an ninh thông tin ngày càng diễn biến phức tạp, các cơ quan doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến việc bảo mật thông tin và rất cần các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Một giờ học của sinh viên trường ĐH FPT
Đáp ứng nhiệm vụ mới được Bộ GD-ĐT giao, ngày 13/10 tới đây trường đại họcFPT sẽ tổ chức kì thi sơ tuyển bổ sung 200 chỉ tiêu, tuyển sinh ngành AN-ATTT, cùng với một số ngành khác như Kỹ thuật phần mềm, Quản trị kinh doanh và Mỹ thuật ứng dụng.
Kỳ thi được tổ chức tại ba khu vực là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Nội dung thi tuyển bao gồm các phần thi trắc nghiệm toán, tư duy logic trong 120 phút, viết luận (tiếng Việt) trong 60 phút. Để trở thành sinh viên chính thức của trường, các thí sinh cần vượt qua kỳ thi sơ tuyển riêng của trường, đồng thời đạt từ điểm sàn trở lên trong kỳ thi đại học năm 2013.
Để biết thêm thông tin chi tiết về quy chế tuyển sinh; phương thức đăng ký; hướng dẫn làm bài thi và đề thi mẫu; chính sách học bổng và tín dụng; hồ sơ và thủ tục nhập học, thí sinh và phụ huynh có thể xem thêm tại địa chỉ website: www.fpt.edu.vn.
Theo Thanhnien
Bí quyết lựa chọn chương trình cử nhân quốc tế Du học tại chỗ đang là xu hướng được giới trẻ lựa chọn bởi sinh viên có thể trải nghiệm môi trường đào tạo quốc tế ngay tại Việt Nam với khoản đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với du học nước ngoài. Tuy nhiên, để chọn được chương trình cử nhân quốc tế trong nước phù hợp, các bạn trẻ cần...