Học sinh quá sợ hãi bạo lực học đường
Trong buổi đối thoại giữa học sinh với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM ngày 25/3, nhiều học sinh thẳng thắn bày tỏ sự lo ngại trước nạn bạo lực học đường.
Chửi bậy, mang dao đến lớp: Không hiếm
Em Trần Nguyễn Thụy Khanh (lớp 6/1, trường THCS Lạc Hồng) chia sẻ: “Bạo lực học đường hiện nay đang xảy ra quá nhiều. Em mới xem clip bạn học sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh và hết sức hoang mang, lo sợ. Trường em cũng có bạo lực, cũng có đánh nhau, mặc dù không nhiều. Vừa hôm qua các bạn lớp em còn mang dao lam đến lớp để đánh nhau với các bạn trường khác. Em rất sợ và rất mong Sở GD-ĐT có biện pháp để xử lý vấn đề này”.
Cùng với bạo lực học đường là vấn nạn nói tục, chửi thề đang ngày một lan rộng trong học sinh. Em Trịnh Thu Phương (lớp 7/3, trường THCS Nguyễn Gia Thiều) cho biết: “Nhiều bạn học sinh nói tục, chửi thề như một thói quen là vì bị nhiễm từ người lớn. Em từng hỏi một bạn vì sao lúc nào cũng chửi thề, bạn nói: Không biết vì sao, cứ tự nhiên nói như vậy thôi. Người lớn không tự cấm mình nói tục chửi thề thì làm sao cấm được con nít?”.
Em Nguyễn Kim Oanh chia sẻ về những thiếu hụt kỹ năng sống mà học sinh hiện nay đang phải đối diện.
Cùng chung quan điểm này, em Nguyễn Hồng Hạnh (lớp 8A1 Trường THCS Trần Bội Cơ) chia sẻ: “Em thường xuyên đi học bằng xe bus và thật sự bến xe bus là một chỗ khủng khiếp: Người lớn xả rác tràn lan, chửi thề mọi chỗ. Như thế tránh làm sao được chuyện học sinh không bị ảnh hưởng?”
Nguyên nhân của những vấn nạn này, một phần là do công tác tư vấn tâm lý trong trường học chưa thật sự hiệu quả. Trịnh Thu Phương (THCS Nguyễn Gia Thiều) bày tỏ: “Phòng tư vấn tâm lý trong nhiều trường chưa được đầu tư kỹ lưỡng, thiếu những người chuyên nghiệp về tư vấn trong khi áp lực của học sinh hiện nay rất nhiều, chúng em không biết chia sẻ và tìm lời khuyên từ đâu”.
Võ Ngọc Nguyên Thảo (lớp 11A2, trường THPT Đào Sơn Tây) đề xuất Sở nên thành lập trang tư vấn tâm lý trực tuyến để những học sinh không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với chuyên viên tâm lý vẫn có thể tìm được những lời khuyên đúng đắn.
Mong có một ngày trong tuần học kỹ năng sống
Video đang HOT
Thiếu hụt kỹ năng sống cũng là vấn đề mà học sinh TP HCM đang phải đối mặt. Em Nguyễn Kim Oanh (lớp 11D1, trường THPT Lê Quý Đôn) chia sẻ: “Hè vừa rồi em có đi làm thêm công việc thu ngân tại siêu thị thì mới nhận thấy mình thiếu hụt rất nhiều kỹ năng như giao tiếp, ứng xử… Những điều này chúng em không được dạy trong trường phổ thông”.
Phạm Thị Thu Cúc (lớp 12A15, trường THPT Hiệp Bình) cho biết: “Việc tập huấn kỹ năng cho học sinh chưa được triển khai ở trường học khiến chúng em bị bạn chế rất nhiều khi tham gia các trại rèn luyện. Đơn giản như kỹ năng cắm trại tụi em cũng không biết vì không có ai dạy”.
Em Đỗ Nguyễn Thị Thái Minh (lớp 10A1, trường THPT Phú Nhuận) đề xuất nên thay đổi hình thức bài kiểm tra 15 phút bằng việc để học sinh thuyết trình về bài học. Sau đó giáo viên sẽ đánh giá, nhận xét để học sinh rút kinh nghiệm. Việc thuyết trình này không chỉ giúp học sinh có được kỹ năng nói trước đám đông mà còn biết cách làm việc theo nhóm, làm quen với các kỹ năng mềm khác.
Từ thực tế được học trong trường, Nguyễn Thị Thùy Linh (sinh viên năm 2, trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn) cho biết, mỗi tuần nhà trường dành nguyên một ngày để đào tạo kỹ năng sống cho học sinh. Trong những ngày đó, các em được học những kỹ năng về cấp cứu, phòng chống thiên tai, kỹ năng sống sót.
Linh chia sẻ: “Chúng em được học những kỹ năng vô cùng cần thiết cho bản thân như chiên trứng trên một tờ giấy hay làm thế nào để luộc trứng chín trong túi… Em nghĩ các trường nên dành một ngày cho học sinh học kỹ năng sống”.
Theo Bạch Dương/Báo Infonet
Nữ sinh bị đánh hội đồng vì lý do từ trên trời rơi xuống
"Chảnh", "nhìn đểu" là lý do mà nhiều nữ sinh bị chính nhóm bạn trong lớp đánh hội đồng, thậm chí có em phải bỏ mạng.
Đánh nhau vì trêu đùa, nhìn thấy đã ghét
Những ngày qua, clip 7 học sinh, trong đó có lớp trưởng ở Trà Vinh dùng ghế đánh bạn được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, sau 2 tháng xảy ra, nhà trường và gia đình mới biết sự việc.
Trong clip, nạn nhân khóc nức nở khi liên tiếp bị nhóm bạn đánh tới tấp, cầm ghế nhựa đập vào đầu. Nạn nhân là em Nguyễn Thị Hồng P. cho biết, trước giờ học, lớp trưởng Trương Thúy V. sai P. đi mua đồ nhưng em từ chối. Cho rằng bạn chảnh nên V. tổ chức đánh hội dồng.
P. kể lại: "Các bạn thay nhau tát, giật tóc, đấm, đá, đập ghế vào đầu khiến em chảy máu cằm. Lúc đó, em cố gắng van xin mọi người đừng đánh và cứu em nhưng không ai giúp. Chỉ đến khi một số bạn hét lên &'Nó bị chảy máu be bét rồi kìa', cả nhóm mới dừng lại".
Nữ sinh đánh bạn ở Trà Vinh. Ảnh: Cắt từ clip.
Trước đó, không ít vụ việc nữ sinh hành hung bạn được quay clip và tung lên mạng xã hội. Ngày 14/10/2014, clip ghi lại cảnh nữ sinh An Giang đánh đập, kéo lê trên đường dài gần 9 phút với lý do: "Thích thì đánh, nhìn mặt bạn đã thấy ghét", "Mình ghét đứa nào cho leo cây lắm".
Trường THCS Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp xác nhận vụ việc xảy ra từ ngày 6/10. Theo thầy Phạm Hùng Cường - Hiệu trưởng cho biết, nhóm bạn tên Dung (An Giang) rủ bạn bè sang đánh em Huyền (Đồng Tháp). Hai học sinh này có mâu thuẫn từ trước qua tin nhắn điện thoại.
Cũng trong năm 2014, clip ghi lại cảnh học sinh nữ hỗn chiến giữa đường, lột nội y của nhau khiến dư luận bức xúc. Các em thuộc trường THPT Bãi Cháy (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh). Theo bản tường trình, nguyên nhân của vụ ẩu đả xảy ra ngày 1/4 chỉ vì... trêu đùa.
Học sinh đánh bạn, lột nội y vì trêu đùa. Ảnh: Cắt từ clip.
Nghiệm trọng nhất là trường hợp nữ sinh đánh bạn đến tử vong xảy ra tháng 10/2013, tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Cô gái 17 tuổi vác guốc đánh bạn đến chấn thương sọ não, tụ máu gáy vì lý do nghĩ mình bị... nhìn đểu.
Nằm ngoài sức tưởng tượng
Hàng loạt nguyên nhân "từ trên trời rơi xuống" khiến học sinh đánh nhau khiến người lớn bất ngờ và lo lắng.
Xem clip 7 học sinh đánh bạn tại Trà Vinh, MC Trấn Thành tâm sự: "Sao lại có những đứa trẻ còn trên ghế nhà trường tra tấn bạn một cách dã man, không thương tiếc chỉ vì lý do 'chảnh'?".
Đây cũng là câu chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng của GS Văn Như Cương. Ông cho biết: "Nhóm bạn cư xử nhẫn tâm, hung bạo với học sinh cùng lớp là không thể chấp nhận. Các em được dạy kính thầy, yêu bạn nhưng lại sử dụng nắm đấm, bạo lực như vậy, rất nguy hiểm".
GS Văn Như Cương cho rằng việc học sinh đánh nhau nằm ngoài sức tưởng tượng.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội nhận định, trong giai đoạn đang hoàn thiện nhân cách, tâm lý học sinh chưa ổn định. Nhiều trường hợp đánh nhau chỉ vì xô xát nhỏ, trước câu nói không đáng để tâm.
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm: "Việc học sinh đánh nhau trong nhà trường thế hệ nào cũng có. Nhưng ở đây chúng ta quan tâm đến chuyện, khi hỗn chiến xảy ra, học sinh xung quanh không ai can ngăn, thậm chí còn tung clip với thái độ thích thú. Nhà trường ở đâu để sau khi hai tháng mới biết sự việc?".
Với góc nhìn gần gũi, TS Vũ Thu Hương - Khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ về cách mỗi gia đình phòng tránh bạo lực học đường. Theo đó, TS Thu Hương cho rằng, người lớn cần làm gương trong hành vi ứng xử với con cái.
Đó là hạn chế tối đa khi xử lý mâu thuẫn ở trong nhà, ngoài ngõ. Bởi trẻ em sẽ bắt chước rất nhanh cách giao tiếp "giang hồ" này. Phụ huynh cũng nên tránh tuyệt đối những vụ can thiệp như đòi gặp thầy cô để giành quyền công bằng cho con. Các em sẽ có tâm lý được "bảo kê" và dễ coi thường giáo viên. Như vậy, người lớn đã đẩy trẻ em trượt tiếp trên con đường bạo lực.
Ngoài ra, mỗi gia đình cần thanh lọc các bộ phim hoạt hình, tủ sách bạo lực. TS Hương lưu ý gia đình hãy làm bạn cùng con và dạy trẻ không nên làm phiền người khác.
Theo Zing
Giáo viên phải là nhà tâm lý học đường (04/02/2015) Nhân khảo sát Bộ GD&ĐT công bố mới đây, có hơn 93% HS, SV gặp phải khó khăn về tâm lý học đường nhưng không biết tìm ai để chia sẻ, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng mỗi trường cần có phòng tư vấn, chú trọng...