Học sinh phổ thông biến rác thải nhà bếp thành chất tẩy rửa sinh học
Với mong muốn bảo vệ môi trường, học sinh Trường Đồi (Spring Hill), từ mầm non 2 tuổi đến cấp hai, đã thực hiện Dự án “Enzyme – nước tẩy rửa sinh học” bằng rác thải nhà bếp.
Cuối năm 2018, một dự án nhỏ, thiết thực và phù hợp với môi trường của học sinh trường đồi, Hà Nội đã được phát động.
Ban đầu, thầy cô phát động mỗi học sinh mang đến trường một bình nhựa, sau đó được hướng dẫn làm Enzyme.
Học sinh phổ thông làm chất tẩy rửa sinh học từ rác thải nhà bếp
Theo các thành viên của dự án, rác thải từ nhà bếp khi vận chuyển ra nơi xử lý sẽ có mùi hôi thối, khó chịu.
Thầy cô của trường đồi phát động mỗi học sinh mang đến trường một bình nhựa để làm Enzyme.
Rác thải nhựa khó phân hủy và gây hại đến môi trường, sinh vật biển nói chung. Vì vậy, dự án ra đời với mong muốn thay đổi thói quen sử dụng của cộng đồng để bảo vệ Trái Đất.
Cụ thể, nguyên liệu sử dụng làm Enzyme là các loại vỏ trái cây, hoa quả bỏ đi sau khi sử dụng.
Thành viên cốt cán của Dự án Enzyme đang ngửi mùi thành phẩm
Hiện, mỗi ngày tại trường học này, học sinh tự phục vụ bữa ăn, phân loại rác ngay sau khi sử dụng phần ăn của mình. Xương thịt thừa sẽ cho động vật ăn, rau cỏ dùng ủ phân bón. Rác vỏ hoa quả, củ sẽ dùng làm Enzyme.
Các loại rác trái cây có mùi thơm sẽ cho ra thành phẩm thơm hơn
Các loại rác hoa quả sau khi làm sạch, cho vào bình nhựa cùng một ít nước và đường, để tác động quá trình lên men nhanh hơn, tạo thành nước tẩy rửa sinh học.
Nước của bình lên men đầu tiên, sẽ được sử dụng để làm mồi (không cần dùng đường). Dự án không tiêu tốn nguyên liệu, tái sử dụng vỏ chai nhựa, hạn chế xả rác để bảo vệ môi trường.
Thầy Hà Đình Lực đang giới thiệu về dự án
Thầy Hà Đình Lực, giáo viên chủ nhiệm lớp 7 và giảng dạy môn Toán, Lý của nhà trường cho biết, không hạn chế thời gian ủ Enzyme nhưng thông thường, nếu quá trình ủ lâu sẽ càng tốt.
Mỗi ngày, người làm sẽ mở nắp bình 2 lần vào buổi sáng và tối để quan sát khí bay ra, quan sát áp suất bên trong làm bình phình ra, theo dõi sự chuyển biến màu sắc và mùi của nước trong bình lên men, sự chuyển biến của vỏ quả trong bình.
Chiết Enzyme từ bình to sang bình nhỏ
Sau 3 đến 5 tháng ngâm, các em sẽ có sản phẩm nước enzyme được tạo ra từ rác vỏ quả phục vụ giặt quần áo, cọ sàn nhà, rửa bát. Điều quan trọng học sinh không chỉ học các môn học mà còn hình thành đạo đức, ý thức, hành vi với môi trường.
Thầy Lực chia sẻ, các dòng kênh mương của đô thị hiện nay đều đổi sang màu đen, có mùi khó chịu. Trong khi từ vài chục năm trước, chúng ta có thể tắm trên các dòng kênh mương đẹp đẽ này.
Mỗi học sinh lần đầu tiên sẽ được tặng một chai Enzyme để dùng thử
“Thứ hai, ở nhà tôi hay phải đánh nhà vệ sinh. Khi dùng các nước tẩy rửa hoá chất, dù tẩy rửa nhiều lần nhưng khi bắn vào tay đều nổi mẩn ngứa, rất độc hại.
Tình cờ tôi đọc trên mạng và biết cách làm Enzyme rất đơn giản nên đã cùng hai con thực hiện”, thầy Lực cho biết.
Cũng theo giáo viên này, anh đã tiến hành làm Enzyme ở nhà và cả ở trường. Ban đầu, bố con anh tặng xung quanh mỗi người một chai dùng thử. Sau đó, các chai nhỏ Enzyme được bán ra với giá 5 nghìn đồng/chai nhằm lan tỏa những điều tốt đẹp.
Tất cả các em đều rất tò mò và sau khi bắt tay tự làm, đều rất thích thú.
“Tôi làm song song cùng gia đình và nhà trường. Tất cả các em đều rất tò mò và sau khi bắt tay tự làm, đều rất thích thú.
Chúng tôi chọn các loại vỏ trái cây không hư hỏng và có mùi thơm như dứa, bưởi… Hiện, nhiều người đang sử dụng loại nước này và riêng gia đình tôi, chỉ hoàn toàn sử dụng Enzyme sinh học”, thầy Lực cho biết thêm.
Ngoài việc làm nước tẩy rửa này, thầy Lực cũng phát động việc thu gom pin ở quê để giảm thiểu ô nhiễm.
Thầy Lực cũng cho hay, hiện nhóm thực hiện dự án này ở trường đồi có trên dưới 20 thành viên cốt cán là học sinh. Còn tất cả các lớp đều triển khai thực hiện.
Enzyme thành phẩm
Được biết, thầy Nguyễn Đức Quang, người sáng lập Trường Đồi (Quốc Oai, Hà Nội), đòng thời cũng là tác giả của dự án.
Nhóm thực hiện dự án đã thu hoạch những mẻ Enzyme đã làm, đóng vào các chai nhựa, dán nhãn, phát cho 40 người sử dụng miễn phí.
Sau một thời gian sử sụng, nhóm sẽ tổng hợp ý kiến cảm nhận để lan tỏa dần dự án.
Tiến tới nhà tường sẽ cho học sinh thử nghiệm phun nước Enzyme lên các chuồng vật nuôi để giảm mùi hôi. Enzyme cũng đang được áp dụng để xử lý nước thải, ban đầu thử nghiệm trong chai nhựa cho thấy có kết quả tốt.
Mỹ Hà – Quân Đỗ
Theo Dân trí
VAS và dự án môi trường biến trường học trở thành một Cộng đồng Xanh
Một mùa khai giảng rất khác tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), không bong bóng bay, không pháo kim tuyến hay những bữa tiệc đầy ly đĩa nhựa nhưng không vì thế mà mất đi không khí hào hứng và ý nghĩa của ngày đầu năm học.
Bởi năm nay, hơn 20.000 học sinh, phụ huynh và giáo viên, nhân viên trường sẽ cùng chung tay thực hiện một sứ mệnh lớn hơn, thiết thực hơn: bảo tồn môi trường sống vì một tương lai phát triển hài hòa cho cả tự nhiên và con người.
Trách nhiệm của một tổ chức giáo dục trước vấn đề môi trường
Việc phá vỡ cân bằng tự nhiên và tình trạng ô nhiễm nước, đất, không khí... không chỉ làm mất đi 77% cuộc sống hoang dã trên trái đất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của tất cả chúng ta qua chất lượng thực phẩm, nước sinh hoạt và không khí mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đang nằm trong nhóm "báo động đỏ" khi trở thành đất nước đứng thứ 4 trên thế giới về việc xả rác thải nhựa ra biển, và TP.HCM - nơi chúng ta đang sống, đang xếp thứ 15 trong danh sách các thành phố bị ô nhiễm không khí tại Đông Nam Á.
Là một tổ chức giáo dục có quy mô lớn nhất tại TP.HCM với gần 9.500 học sinh đang theo học và là nơi ươm mầm cho những thế hệ tương lai của đất nước, VAS nghĩ rằng đã đến lúc cần san sẻ trách nhiệm với cộng đồng và bồi dưỡng cho học sinh trách nhiệm của một công dân Việt Nam. Từ năm học 2019-2020, nhà trường bắt đầu triển khai dự án môi trường "Năm học Xanh" với những chương trình hành động thiết thực dành cho học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhân viên và các đối tác. Đây đồng thời là một lời khẳng định đầy quyết tâm rằng nhà trường sẽ đồng hành trong tất cả các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ươm mầm những Thế hệ Xanh - sứ mệnh giáo dục dài lâu
Trong thư gửi học sinh nhân dịp đầu năm học mới, ông Marcel van Miert - Chủ tịch Điều hành VAS chia sẻ: " Tôi biết không phải là quá muộn để nói về chủ đề bảo vệ môi trường dù Việt Nam đang đi chậm hơn so với những quốc gia phát triển trên thế giới. Nhưng tôi cũng nhìn thấy rằng, rất nhiều nỗ lực và những hoạt động tích cực trong thời gian vừa qua của chính phủ, của TP.HCM, của các cơ quan thông tấn, các doanh nghiệp, các gia đình và cả những bạn trẻ Việt Nam chỉ ở độ tuổi các em, nhằm giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường và thế giới tự nhiên đã và đang dẫn tới một sự thay đổi lớn! Hơn lúc nào hết, VASers cần chung tay chia sẻ trách nhiệm của một công dân Việt Nam trước khi trở thành những công dân toàn cầu."
Từ đầu tháng 9 này, học sinh trường Việt Úc sẽ được tiếp cận với dự án chia sẻ truyền cảm hứng VAS Talks 2019, các cuộc thi sáng tác và lan truyền những thông điệp, những giải pháp thiết thực về bảo vệ hành tinh xanh như "Góc Sống Xanh", "VASers Vì Cộng Đồng" hay chương trình chạy bộ gây quỹ trồng cây "VAS Green Day Run". Một hệ thống thùng rác mới cũng đã được lắp đặt tại 7 cơ sở của VAS giúp các em làm quen với việc giảm thiểu rác thải và phân loại rác ngay tại trường, đồng thời kêu các em tiết kiệm giấy, điện, nước; giảm thiểu lãng phí thực phẩm; tích cực tái sử dụng, tái chế và trồng nhiều cây xanh.
Ông Marcel van Miert nhấn mạnh: " Qua tất cả những hoạt động này, nhà trường mong muốn các em học sinh có thể hình thành những suy nghĩ, thói quen, hành động tích cực và tạo dựng cho mình một lối sống xanh của thế hệ công dân văn minh - Thế hệ Xanh của VAS! Và xa hơn nữa, tôi mong mỗi học sinh, mỗi gia đình sẽ cùng chúng tôi - toàn thể nhân viên, giáo viên của trường, thắp lên một tia hy vọng cho việc phục hồi môi trường sống tự nhiên, trong lành mà cả thế giới đang chung tay."
Thông điệp từ VAS: Bảo vệ môi trường - Hãy là giải pháp, đừng là nguyên nhân
Biến trường học trở thành một Cộng đồng Xanh
Thấu hiểu rằng dự án sẽ khó được lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, dài lâu nếu không có sự đồng hành của tất cả các bên liên quan tới môi trường học đường; Việt Úc đang nỗ lực xây dựng một Cộng đồng Xanh - nơi kết nối toàn thể giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và những đối tác dựa trên tinh thần trách nhiệm với môi trường.
"Nếu là bảo mẫu, bảo trì, lái xe hay bảo vệ, bạn có thể giúp học sinh tránh lãng phí thức ăn; tiết kiệm điện, nước và các nguồn năng lượng khác bằng cách thường xuyên theo dõi, kiểm tra và tắt các thiết bị không sử dụng; đề xuất những giải pháp thân thiện với môi trường trong việc tái sử dụng, bảo quản, vận hành xe và các thiết bị khác. Nếu là giáo viên, nhân viên, bạn có thể bắt đầu bằng việc tiết kiệm giấy, giảm thiểu rác thải và các sản phẩm nhựa dùng một lần, theo dõi chặt chẽ các điều khoản về bảo vệ môi trường khi làm việc với các đối tác và các nhà cung cấp. Nhưng quan trọng hơn hết, tất cả chúng ta đều phải trở thành những hình mẫu và là người truyền cảm hứng cho các em học sinh trong dự án này." - ông Marcel chia sẻ,
Ông cũng kêu gọi gần 10.000 phụ huynh trên toàn hệ thống hãy trở thành những tấm gương cho con trẻ tại nhà; hãy theo dõi, nhắc nhở, động viên và tuyên dương cho những nỗ lực nhỏ nhất của các em trong việc bảo vệ môi trường sống; và hãy đề xuất những giải pháp tốt hơn và song hành cùng nhà trường trong những dự án vì môi trường dành cho cả gia đình tại VAS.
Với hơn 2.300 học sinh mới trong năm học 2018-2019, VAS vẫn là hệ thống trường học giảng dạy chương trình song ngữ dẫn đầu TP.HCM về quy mô và số lượng học sinh đang theo học (gần 9.500 em). Nhiều năm qua, Trường Quốc tế Việt Úc còn được biết đến như một ngôi trường tiên phong trong các hoạt động vì cho cộng đồng, từ các chương trình hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường học bị thiệt hại vì bão lụt tại Thanh Hóa, Khánh Hòa đến chương trình trao tặng đèn năng lượng mặt trời cho học sinh tại Đắc Lắc và rất nhiều hoạt động thiện nguyện khác.
Theo Dân trí
Sinh viên Đại học Mở Hà Nội nói không với rác thải nhựa trong ngày khai giảng Sáng nay 6/9, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2019-2020 và biểu dương thành tích học viên, sinh viên năm học 2018-2019. Phát biểu khai giảng năm học mới, TS Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng cho biết: Đại học Mở Hà Nội đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho hơn 170 nghìn kỹ...