Học sinh phải học quá nhiều Toán và tiếng Việt
Tỉnh tổng thời lượng dành cho việc học Toán, tiếng Việt của học sinh tiểu học lên tới gần 62% tổng thời lượng các môn hiện nay. Thế nhưng thực tế học sinh Việt Nam vẫn rất dốt Văn?
TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, tiếp tục góp ý về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.
Nhìn vào bảng phân chia số tiết học giữa các môn ở bậc tiểu học theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tôi có nhiều trăn trở. Thời lượng dành cho Toán, tiếng Việt quá lớn.
Cả 5 lớp bậc tiểu học đều dành số tiết nhiều nhất cho hai môn trên. Ở lớp 1, tiếng Việt có 420 tiết một năm, lớp 2 là 350 tiết, lớp 3 là 280. Trong khi đó các môn rèn luyện về thể chất, lối sống, cuộc sống quanh ta chỉ 70 tiết. Vì sao giai đoạn trẻ cần được chú trọng giáo dục để hình thành và phát triển hài hòa thể chất lẫn tinh thần lại phải học quá nhiều ở môn tiếng Việt?
Trong chương trình hiện hành của bậc tiểu học, ngoài thời lượng dành cho việc dạy nội dung chính môn tiếng Việt và Toán, những giờ học hướng dẫn thực chất cũng chỉ để làm bài tập hai môn này. Tỉnh tổng thời lượng dành cho việc học Toán, tiếng Việt của học sinh tiểu học lên tới gần 62% tổng thời lượng các môn hiện nay. Thế nhưng thực tế, học sinh Việt Nam vẫn rất dốt Văn?
Việc đánh giá học tập của học sinh cũng bị thiên về kết quả học tập của Toán, tiếng Việt. Ở cấp THCS, THPT hai môn này được coi là tiêu chí đánh giá học sinh giỏi, tiên tiến, trung bình. Các môn khác chỉ được tính tổng điểm. Ở cấp tiểu học, Toán, tiếng Việt còn có vị thế cao hơn nhiều. Đây là hai môn duy nhất có kiểm tra/thi cuối kỳ, cuối năm để đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Các môn khác không thi, giáo viên chỉ cần đánh giá định tính.
Sự phân bố và đánh giá môn học thiên lệch dẫn đến việc học thêm học nếm, học lệch kéo dài suốt bao năm qua. Chương trình học ở trong trường không nặng nhưng vì muốn điểm cao, cha mẹ vẫn miệt mài cho con đi học lớp nâng cao Toán, tiếng Việt, Ngoại ngữ. Chính điều này đã khiến trẻ mệt mỏi.
Việc đánh giá đổ dồn vào môn Toán, tiếng Việt, Ngoại ngữ, các môn học còn lại mặc nhiên được coi là phụ cũng khiến trẻ em không được học tập các môn khác nghiêm túc.
Video đang HOT
Bảng phân bố số tiết giữa các môn học hiện nay của chương trình tiểu học Việt Nam.
Chúng ta vẫn biết giáo dục Việt Nam nặng kiến thức, ít thực tiễn. Một trong những nguyên nhân rõ nét là chúng ta đã biến các môn học thực tiễn thành môn phụ bằng chính sự đánh giá thiên lệch này. Học sinh Việt Nam tốt nghiệp đại học nhưng rất kém hiểu biết về Lịch sử, Địa Lý, Sinh vật… Hệ lụy rất rõ nét thể hiện ở chỗ chúng ta suy đoán và hành động nhiều khi rất cảm tính và phản khoa học.
Khi các môn không được đánh giá công bằng, chắc chắn hiện tượng môn chính, môn phụ sẽ xuất hiện và đóng đinh trong suy nghĩ của học sinh, giáo viên và phụ huynh. Từ đó, việc học lệch sẽ xuất hiện và để lại nhiều các hệ lụy.
Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Lịch sử, Địa lý, Sinh vật… là những bộ môn tạo nên hiểu biết và văn hóa con người. Việc coi thường những môn học này chính là nguyên nhân tạo ra sự thiếu hiểu biết và kém văn hóa.
Bảng phân bố số tiết giữa các môn học trong chương trình tiểu học của Phần Lan.
Ở tiểu học của Phần Lan, tỷ lệ các giờ Toán và tiếng mẹ đẻ chỉ chiếm 52%, đặc biệt số giờ học của trẻ Phần Lan ít hơn trẻ Việt Nam 300 phút/tuần. Giáo dục Nhật Bản bên cạnh việc ưu tiên thời lượng lớn nhất dành cho môn tiếng Nhật (360 tiết/năm) thì các môn Thể dục, Cuộc sống đều có thời lượng nhiều thứ hai (135 tiết/năm), tương đương với Toán học.
Tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần trả lại vị thế quan trọng cho những bộ môn vốn được mặc định ngầm là môn phụ. Khi đó, những vấn đề mà giáo dục Việt Nam gặp phải như thiếu tính thực tế, thiên lệch, thiếu hấp dẫn mới có thể được giải quyết.
Theo VNE
Có nên đưa lớp 10 xuống cấp 2?
Dự thảo chương trình giáo dục chưa thật tinh giảm, việc phân luồng không rõ ràng. Lớp 10 vẫn còn học rất nhiều môn.
Liên quan đến dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Bộ GD&ĐT mới công bố để lấy ý kiến, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.
Ông Nhĩ cho rằng khi có một tư tưởng hay thiết kế một chương trình mới nào phải nghĩ đến việc thực hiện nó như thế nào cho hiệu quả.
Khung chương trình giáo dục hiện hành thể hiện nhiều bất cập, học sinh chỉ nặng về vấn đề học chữ chứ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề dạy người, dạy nghề như thế nào. Do đó, cần phải thay đổi.
Dự thảo mới cho thấy đến lớp 10 vẫn còn học rất nhiều môn.
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã tích hợp được một số môn học ở cấp tiểu học và THCS để tránh sự trùng lặp, tránh được sự nặng nề. Dự thảo mới cũng chú ý vấn đề hội nhập, do vậy ngoại ngữ là một công cụ hết sức quan trọng.
Theo ông Nhĩ, chương trình cũ vẫn bảo thủ từ lớp 3 trở đi mới dạy ngoại ngữ, nhưng dự thảo mới đã đưa được việc dạy và học ngoại ngữ ngay từ lớp 1.
Ngoài ra, trong dự thảo mới có đề cập đến vấn đề tăng cường hướng nghiệp và thực hành. Một số chương trình bắt buộc, lựa chọn bắt buộc, lựa chọn không bắt buộc... cho thấy có sự mềm dẻo và đến lớp 10 cơ bản kiến thức phổ thông kết thúc.
Đến lớp 11, lớp 12 tăng cường việc lựa chọn hướng nghiệp, chuẩn bị cho việc vào đại học.
Tuy nhiên, có một điểm nếu so với Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói rằng xong THCS thì phải phân luồng. Nhưng ở đây hết lớp 10 mới bắt đầu một phần nào việc phân hóa mà chưa thấy rõ được việc phân luồng.
Đến lớp 10 vẫn còn học rất nhiều môn. Ông Nhĩ cho rằng dự thảo chưa thật tinh giảm mà còn hơi nặng nề, việc phân luồng chưa rõ ràng.
Theo ông Nhĩ, về cấu trúc chương trình có cảm giác như giáo dục của Singapore và ở một số nước khác. Nhưng ở Singapore, cấp 1 của họ là sáu năm, cấp 2 là bốn năm và cấp 3 chỉ có hai năm.
Còn Việt Nam vẫn là năm năm cấp 1, bốn năm cấp 2 và ba năm cấp 3. Do vậy, đặc biệt là cấp 3, rất nhiều lãnh đạo ở các trường rất lúng túng, bởi khi thực hiện sẽ có nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên phải làm sao bố chí cho hợp lý, tiết kiệm...
"Nếu giả dụ theo mô hình này trong điều kiện chúng ta đang thừa giáo viên cấp 1, cấp 2, thì phải chăng nên đưa cấp 1 giống như Singapore (6 năm), đưa lớp 10 xuống cấp 2 xem như hoàn chỉnh cấp 2. Sau đó đến cấp 3 thực hiện việc phân hóa, phân luồng cho rõ ràng" - ông Nhĩ nói.
Ông Nhĩ chia sẻ thêm nếu thêm một năm cho cấp 1 thì vẫn không thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, không xảy ra sự căng thăng bởi vẫn sử dụng được đội ngũ giáo viên như hiện tại.
Tiếp theo, nếu đưa lớp 10 xuống cấp hai vẫn học theo các bộ môn, giáo viên cấp 2 vẫn có thể vươn lên dạy được. Vấn đề còn lại là tập trung cho việc phân hóa, phân luồng ở cấp 3 và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu mới.
Ông Nhĩ đề xuất: "Theo mô hình của Singapore cũng tốt thôi, ở cấp 1, cấp 2 hoàn chỉnh kiến thức phổ thông, cấp ba phân hóa, phân luồng một cách triệt để. Hiện giờ, dự thảo mới đưa ra ý tưởng nhưng chưa đưa ra cách thực hiện".
Bên cạnh đó, ông Nhĩ cũng cho hay trên thế giới bất cứ nước nào cũng phải bố trí một kỳ thi THPT vì bằng THPT sẽ đi theo học sinh suốt cả đời, đánh giá một giai đoạn đào tạo. Chương trình mới coi nhẹ việc đó, mà chú trọng nhiều vào việc để học sinh thi vào đại học.
"Có lúc, có người cho rằng nếu thi phổ thông đỗ nhiều như vậy thì cần gì phải thi theo tôi quan điểm đó là không đúng" - ông Nhĩ nói.
Theo Phi Hùng / Pháp Luật TP.HCM
"Đừng bắt trẻ học bằng sự ép buộc chán chường!" Góp ý vào dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT) vừa được Bộ GDĐT công bố, TS Vũ Thu Hương - Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (ảnh) cho rằng, chương trình mới còn rất nặng nề, trong khi vấn đề sống còn là năng lực tự bảo vệ, chăm sóc bản thân lại bị coi nhẹ....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vụ mỹ nhân bạc mệnh qua đời chỉ 4 ngày sau vụ tấn công tình dục: Điều gì thực sự xảy ra trong căn phòng 1219?
Sao âu mỹ
21:19:37 15/04/2025
Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong
Thế giới
21:19:12 15/04/2025
Maserati hợp tác với Giorgetti ra mắt Grecale Fuoriserie độc bản tại Tuần lễ thiết kế Milan
Ôtô
21:02:31 15/04/2025
Bạn thân Son Ye Jin sốc đến mất hồn vì bị một sao nam cướp bạn trai
Sao châu á
20:58:15 15/04/2025
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin nổi bật
20:55:03 15/04/2025
Kawasaki trình làng 'ngựa máy' bốn chân: Vừa là robot vừa là mô tô địa hình
Đồ 2-tek
20:54:19 15/04/2025
Bắt tạm giam người được 'giải cứu' trong vụ '2 thiếu nữ bị bắt cóc' ở Cà Mau
Pháp luật
20:51:29 15/04/2025
Diện mạo sau 9 tháng mang thai của Mai Ngọc: Netizen chú ý đến chi tiết này hơn cả vòng 2 vượt mặt
Sao việt
20:44:48 15/04/2025
Bảng giá xe CBR150R mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
20:36:42 15/04/2025
Người duy nhất đánh bại AI trở thành thầy giáo
Thế giới số
20:28:26 15/04/2025