Học sinh phải đứng nắng vì đi sớm: Nên bỏ sao đỏ?
GS Dong cho rằng, đội sao đỏ chỉ nên có từ cấp THPT trở lên nhưng lại có ý kiến cho rằng, không nên bỏ đội sao đỏ từ cấp tiểu học.
Vụ cô giáo phạt học sinh đứng nắng vì đi học sớm vẫn đang khiến dư luận xôn xao về những mâu thuẫn trong lời của phụ huynh và kết luận của UBND TP Hải Phòng về vụ việc và cả chuyện đội sao đỏ của Trường Tiểu học Quang Trung (quân Ngô Quyên).
Nói về việc này, ngày 24/5, trao đổi với báo Đất Việt, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng:
“Trước hết phải nói đến việc học sinh đi học sớm hay muộn. Nếu các em đi sớm thì lẽ ra phải khen, còn đến muộn phải phê bình chứ phê bình các em vì đi học sớm là không được. Còn đối với đội sao đỏ, tôi nghĩ đội này hầu hết có ở các trường.
Hồi tôi còn là sinh viên cũng có đội sao đỏ giúp nhà trường trong việc nhắc nhở các bạn trong việc giữ gìn trật tự. Về bản chất, đội sao đỏ là tốt, không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, đối với đội sao đỏ bé quá thì tôi nghĩ không nên duy trì đội này bởi các em còn ngây thơ, nhất là các em học sinh bậc tiểu học về nhận thức chưa được đầy đủ như các lớp lớn.
Mỗi khi xử lý các tình huống đều không được nhanh nhạy và linh hoạt. Hơn nữa, ở lứa tuổi này các em vẫn hay có những mâu thuẫn nhỏ nhặt, chỉ cần không chơi với nhóm kia là có thể có những lời nói, hành động chưa được đẹp cho lắm đối với bạn.
Bên cạnh đó, các em chưa thể giúp giáo viên giải quyết trực tiếp các tình huống được”.
Hình ảnh cháu bé đứng ngoài cổng trường được đăng cùng phản ảnh của phụ huynh trên một diễn đàn
Theo GS.TSKH Phạm Tất Dong, đội sao đỏ chỉ nên có từ cấp THPT trở lên vì ở lứa tuổi này các em có hiểu biết đầy đủ và lẽ phải các em nắm được hơn học sinh bậc tiểu học.
Video đang HOT
Trong khi đó, trái ngược với ý kiến trên, cùng ngày, Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Kim Quý, giảng viên Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội I cho rằng, không nên bỏ đội sao đỏ vì đội này giúp cho giáo viên rất nhiều việc, thậm chí giúp cho chính các em học sinh năng động và trưởng thành hơn từ công việc mình đang làm.
“Từ xưa đến nay, đội sao đỏ vẫn luôn được duy trì. Khi học sinh được tham gia đội sao đỏ này các em sẽ trưởng thành hơn và hoàn thành rất tốt công việc được giao.
Còn về phía các em học sinh chịu sự giám sát của đội sao đỏ thì cũng cần được giáo viên nói trước về việc phối hợp với đội sao đỏ để học tập và giữ gìn trật tự, kỷ cương trong lớp.
Tuy nhiên, lỗi ở đây cần nhắc đến đó là của nhà trường. Nhà trường phải dạy cho các em trong đội sao đỏ có kỹ năng, xử lý các tình huống, nếu không dạy thì các em làm sao biết được, các em chỉ xử lý tình huống dập khuôn, nhất nhất theo lời giáo viên chứ không linh hoạt.
Để đội sao đỏ là để các em tự giúp đỡ nhau thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Trẻ em giờ thông minh lắm, không ngây ngô như bố mẹ nghĩ đâu nên tôi nghĩ không nên bỏ đội sao đỏ”, Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý nói.
Trong khi trước đó, theo kết luận của UBND TP Hải Phòng, về việc cháu M.T.T.T., học sinh lớp 1A1 đứng ở ngoài cổng trường vào thời điểm 13h15 phút ngày 20/5, không phải do yêu cầu của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
Sau khi được phụ huynh đưa vào trong trường, cháu bé đã được đội sao đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng học sinh này đã đi ra ngoài cổng trường đứng.
Được biết, đội sao đỏ theo dõi của Trường Tiểu học Quang Trung gồm có 5 em là học sinh lớp 5. Nhóm học sinh này cho biết trưa hôm đó, em T.T. được mẹ chở vào cổng trường. Thấy em đứng ở sân, nhóm đã yêu cầu “Em đi vào lớp, không ngồi ở đây”. Nhưng vì chưa đến giờ vào lớp nên học sinh này lại đi ra ngoài cổng trường đứng cho đến khi mẹ quay lại.
Trong khi đó, bà Mai Thị M, mẹ cháu T.T. cho biết, những gì bà đăng là sự thật. Bà không nói sai cho cô giáo nhưng bà nhận sai vì đã không phản ánh lên Ban giám hiệu nhà trường mà đăng lên Facebook, gây ảnh hưởng đến uy tín của tập thể.
Theo phụ huynh này, cháu T.T không ăn bán trú, buổi trưa về nhà và đến học ca chiều vào 13h30. Để kịp giờ làm việc buổi chiều, phụ huynh đã cho con đến sớm 15 phút.
Sợ con bị phê bình, bà M dặn con ngồi ở gốc cây trong trường chờ đúng giờ mới lên lớp. Nhưng sau khi đi một lát, quay lại vẫn thấy con đứng ở cổng trường.
Con cho biết đội sao đỏ không cho vào trong sân trường vì chưa tới giờ học.
Bà M viết: “Ngày 20/5, tôi có chở con đến trường học vào đến sân trường. Cháu nói, mẹ ơi không được đứng đây đâu. Con có nói mẹ cho con ra ngoài đứng chờ nên tôi cho cháu ra cổng trường đứng chờ để chờ giờ vào lớp. Tôi vẫn hay có thói quen chụp ảnh cháu mỗi khi đi học.
Khi cháu đứng vào đó đợi, trong lòng tôi bức xúc và thấy ngày nào con cũng đứng đây để chờ giờ vào lớp sẽ không ổn nên tôi đã cho cháu về nhờ người để chở cháu đi đúng quy định của nhà trường.
Còn về phía nhà trường không hề biết sự việc này và cô giáo chủ nhiệm không đuổi con ra cổng như những lời mọi người đã bình luận. Cô chỉ nghiêm cấm không được vào lớp trước 1 giờ 30 mà thôi…”.
Bà M cũng “cúi xin cộng đồng mạng đừng chia sẻ việc này và xin chấm dứt ở đây để mẹ con cháu bình yên sống qua ngày”.
Trẻ bị phê bình vì đi học sớm: Đánh rơi "cái tình"
Thay vì cùng trao đổi, tìm phương án tốt hơn cho trẻ trong sự việc "học sinh đi học sớm phải đứng ngoài cổng trường" thì tất cả đang đi theo hướng phê bình, lên án.
Sự một học trò lớp 1 tại Trường tiểu học Quang Trung, Hải Phòng phải đứng ngoài trời nắng vì đi học sớm đang làm dư luận bức xúc.
Theo thông báo của nhà trường, tất cả học sinh không ăn bán trú đúng 13h30 mới được vào trường. Tuy nhiên do công việc phải đi làm từ 13h15, nhà chỉ có hai mẹ con nên mẹ của em học sinh này đưa con đến trường sớm.
Theo lời người mẹ, chị dặn con vào trường ngồi ở gốc cây đợi khi nào các bạn dậy hết thì mới vào lớp. Nhưng sao đỏ không cho vào trường nên em đứng phải bên ngoài cổng cho đến giờ được vào lớp.
Hình ảnh cô học trò lớp 1 trong bộ đồng phục, đứng im trước cổng trường thật sự xót xa!
Thế nhưng, cần phải nói đến một hình ảnh chua xót, ám ảnh không kém. Trước đó, cô chủ nhiệm lớp từng yêu cầu những học sinh đến sớm như em học trò trên phải đứng lên trên bục giảng, để cô chụp ảnh lại gửi vào nhóm zalo của lớp kèm câu: "Cô giáo phê bình các bạn đến sớm".
Không chỉ ở ngôi trường này, ở nhiều trường có quy định giờ học sinh được phép vào trường, đặc biệt là ở buổi hai, các em đến sớm phải chờ bên ngoài, không được vào trường. Nhà trường có lý do của trường. Trẻ vào trường sớm, có thể ảnh hưởng đến học sinh bán trú nghỉ ngơi, chưa kể, giờ này không ai quản lý các em, các em có thể gặp nhiều tai nạn, nguy hiểm khó lường.
Còn phụ huynh, vì nhiều lý do, vì hoàn cảnh, không phải ai cũng có thể đưa đón con đúng giờ một cách tuyệt đối.
Hơn lúc nào khác, lúc này rất cần một tiếng nói chung, cần một sự chia sẻ, tìm một biện pháp dung hòa, trên tinh thần cùng hỗ trợ.
Giáo viên, ở vai trò là một nhà giáo dục dù phụ huynh không lên tiếng, cô đã làm gì? Cô có từng hỏi vì sao học trò của mình phải đến sớm? Cô có trao đổi với phụ huynh bàn về cách tốt hơn chúng ta có thể làm cho các con trong trường hợp này. Hay hơn nữa, cô trao đổi với nhà trường để có một cách thức nào đó.
Nhưng ở đây, cô chọn cách phê bình... những đứa trẻ không có lỗi. Phê bình một cách phản giáo dục, vô cảm và lạnh lùng. Cô yêu cầu các em lên bục giảng, cô chụp ảnh lại rồi gửi qua vào nhóm liên lạc của lớp kèm lời phê bình.
Phải nói, ngược với cảm xúc tủi hờn của những đứa trẻ bị kêu lên bục giảng, bị chụp hình, bị phê bình thì cô hành xử lạnh lùng như một cái máy. Không thể hiểu cô nghĩ gì khi phê bình các em trước sự việc không phải do các em, không phải là điều các em muốn.Với trẻ nhỏ, cảm giác tủi thân đáng sợ, ám ảnh vô cùng.
Và sau khi phê bình các em, cô đã có động thái nào để cùng tìm một biện pháp giải quyết? Hay phê bình xong rồi... để đó, để rồi học sinh bị phê bình không dám vào trường vì sợ bị cô phê bình tiếp!
Về phía phụ huynh, tự hỏi, trong trường hợp trên, phụ huynh đã từng lên tiếng trao đổi với cô giáo, chia sẻ về hoàn cảnh của mình, nhờ cô một tiếng để có sự thông cảm, hỗ trợ nhau? Cô giáo đã nhắc nhở, phê bình, phụ huynh đã làm gì để bảo vệ con? Dù muốn hay không, việc thả con trước cổng trường, trước giờ quy định được vào trường, trách nhiệm đầu tiên luôn thuộc về cha mẹ.
Trong một vấn đề như trên, nhà trường, giáo viên, phụ huynh đều chưa nỗ lực hết trách nhiệm của mình, chưa đặt "cái tình" dành cho nhau để tìm một tiếng nói chung, cùng vì đứa trẻ. Nếu thật sự muốn, đặt sự chú tâm của mình vào, chúng ta sẽ có những cách tốt đẹp hơn cách hiện tại.
Tại một tọa đàm giáo dục ở TPHCM về mối quan hệ giữa nhà trường - giáo viên - phụ huynh, một chuyên gia đã phải thốt lên đây là các chủ thể giáo dục quan trọng. Nhưng thay vì cùng hợp tác, chọn cái tình để ứng xử với nhau thì giờ đây, dường như họ đang ở hai thái cực. Nhiều người phê phán, phê bình, lên án việc chọn cách ít tốt đẹp, ít tích cực nhất trong mối quan hệ để đỗi đãi nhau.
Chuyên gia: Trẻ đi học sớm đáng lẽ nên tuyên dương, còn phê bình 'thật nực cười' Theo chuyên gia trẻ tới lớp sớm đáng lẽ phải được tuyên dương thì cô giáo lại phê bình, điều đó rất phản giáo dục và thiếu nhân văn. Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1A trường Tiểu học Quang Trung (Hải Phòng) bức xúc khi đưa con tới trường sớm lại bị cô giáo phê bình. Hình phạt của...