Học sinh nước ngoài học thể dục ra sao?
Tại Nhật, các trường thường tổ chức các ngày hội thể thao và dã ngoại vào cuối tuần để phụ huynh có thể tham gia cùng con em.
Học sinh Nhật Bản thường được đi dã ngoại cuối tuần, tham gia các ngày hội thể thao… – Ảnh: VideoBlocks
Hệ tiểu học tại Nhật Bản có 6 năm. Giờ học thể chất chuẩn của học sinh tiểu học tại Nhật Bản thường là 3 giờ/tuần đối với khối lớp 1, 2, 3 và 4. Khối 5 và 6 có trung bình 2,6 giờ học giáo dục thể chất/tuần.
Tuy nhiên, các trường thường tổ chức các ngày hội thể thao và dã ngoại vào cuối tuần để phụ huynh có thể tham gia cùng con em.
Hơn nữa, trường tiểu học ở Nhật Bản được xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và khoa học Nhật Bản: ngoài các phòng học, nhà ăn, phòng cho giáo viên và nhân viên thì các trường tiểu học phải có sân trường và phòng tập thể dục cho học sinh.
Mặt khác, dù không được quy định bởi pháp luật nhưng hầu hết các trường tiểu học ở Nhật Bản đều xây hồ bơi.
Tại Singapore, trẻ cũng được khuyến khích vận động rất nhiều. Một phụ huynh Việt Nam có con đang học ở Singapore cho biết: “Con trai tôi đang học lớp 2 ở một trường công lập Singapore, gần khu Farrer Park.
Video đang HOT
Mỗi tuần cháu có hai buổi tập thể dục (physical education, gọi tắt là PE) với thời gian học mỗi buổi là 90 phút. Thằng bé nhà tôi và các bạn cùng lớp rất thích PE vì chúng được tập và chơi thoải mái trong giờ học.
Ở trường có vài sân tập thể dục, trong đó có sân cỏ, sân nền mềm như đường piste, sân ximăng, nếu trời mưa thì các học sinh được đưa vào hội trường giống như kiểu nhà thi đấu để tập PE.
Trong giờ tập PE, học sinh được chia ra từng nhóm và giáo viên khéo léo “làm nóng” bằng các trò chơi rượt bắt và vận động, tiếp đó là thời gian để tập kỹ thuật và ứng dụng cho các môn như bóng đá, bóng rổ, floorball (một loại thể thao có bóng chơi với gậy)…
Sau đó học sinh thường có khoảng 30 phút để tự do dùng các dụng cụ thể thao và chơi với nhau ở các khoảnh sân khác.
Ngày nào có PE, thần thái và sắc mặt của thằng bé khác hẳn, quần áo ướt đẫm mồ hôi, mặt mũi lem luốc, tóc dính đầy mồ hôi và bết lại. Nhưng con tôi lại thích PE nhất trong các môn học vì được vận động nhiều, sau đó thì ăn uống nhiều và ngon miệng hơn.
Theo tuoitre
Giáo dục Singapore: "Học" gắn với "hành" ngay từ mẫu giáo
Yếu tố thực hành luôn được đặt lên hàng đầu trong việc giảng dạy và học tập tại Singapore.
Một lớp học ở Singapore. (Nguồn: The Finder Singapore)
Từ khi trẻ còn rất nhỏ, ở lứa tuổi mẫu giáo (3 tuổi), trẻ đã được làm quen với các môn thực hành thông qua hình thức "learning journey" (hành trình học tập). Qua đó, trẻ được làm quen với các công việc cá nhân tưởng chừng đơn giản nhất là tự vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ dùng cá nhân đi dã ngoại...
Tất cả các ngày trong tuần, trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi sẽ được đưa đi ra ngoài để khám phá cuộc sống xung quanh của các loài vật và con người (công viên, cộng đồng dân cư...).
Lên đến lớp 1, các hình thức dã ngoại này sẽ ngày càng được chú trọng hơn với việc trẻ được đi chơi xa hơn.
Nhiều bậc phụ huynh cho biết họ thật sự ấn tượng khi lần đầu tiên, trẻ bước chân vào lớp 1 thì toàn bộ các anh chị học sinh lớp 5 sẽ hướng dẫn trong tuần đầu tiên theo hình thức 1 kèm 1, từ những việc nhỏ nhất là vệ sinh cá nhân cho đến tìm thư viện, sách cũng như các hoạt động khác...
Tại Singapore, việc "học" luôn được gắn với "hành." Cụ thể, nếu học về nước thì các học sinh sẽ được đưa đến nhà máy nước, học về rác thải thì sẽ được đưa ra đảo rác thải, học về điện sẽ đến nhà máy điện...
Đặc biệt về giao thông, Singapore có hẳn một đảo về giao thông cho học sinh học tập, nơi trẻ được thực hành các hoạt động khi tham gia giao thông.
Hơn nữa, nếu như từ lớp 1-4, học sinh Singapore chỉ khám phá thế giới xung quanh trong phạm vi lãnh thổ nước mình thì lên đến lớp 5, các em sẽ được đi các chuyến dã ngoại bên ngoài Singapore, đến các nước láng giềng.
Việc dã ngoại ở nước ngoài này cũng được duy trì ở cả cấp 2 và trong suốt thời gian dã ngoại, học sinh tuyệt đối không được liên hệ với gia đình.
Để "hỗ trợ" nhà trường, khoảng 95% bố mẹ sẽ để con tự đóng gói hành lý trước mỗi chuyến dã ngoại cũng như làm quen dần với việc tự lên kế hoạch.
Trong học tập, thực hành cũng được chú trọng ở tất cả các môn học cụ thể. Ví dụ, đối với môn Khoa học, học sinh được thực hành ngay trên lớp qua việc làm các thí nghiệm hay thực hành ngoài trường, hay với môn Sinh học, các con có cả một khu vườn tự trồng cây và thu hoạch để chế biến thành các món ăn ngay cho mình.
Môn khoa học (bao gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học) đến 2 năm cuối của cấp II sẽ được chia thành 6 môn học, gồm 3 môn thực hành và 3 môn không thực hành. Học sinh nào giỏi thì ngoài 3 môn chính sẽ học thêm 3 môn thực hành và học chuyên sâu. Chính việc "chia nhỏ" này có tác dụng hướng nghiệp cho học sinh khi học hết cấp II.
Một thực tế là nếu ở Việt Nam gần như 100% học sinh đều học cấp 3 thì ở Singapore lại ngược lại, có tới 80% học sinh không học cấp 3. Đa phần các học sinh sẽ lựa chọn con đường vào học cao đẳng - Polytechnic trong 3 năm (học nghề), sau đó tùy vào kết quả sẽ học chuyển tiếp lên đại học trong 2 năm nữa hoặc cũng có thể đi làm tích lũy kinh nghiệm rồi mới quay lại học tiếp.
Các trường Polytechnic (hay còn được gọi là các trường cao đẳng bách khoa kỹ thuật) được xếp vào hệ thống trường công lập. Những trường này nhận được sự đầu tư lớn của Chính phủ Đảo quốc Sư tử, với chương trình giảng dạy chú trọng vào hoạt động thực hành.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đảm bảo có nền tảng kỹ năng tốt, sẵn sàng hòa nhập với môi trường làm việc. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chính sách khuyến khích lao động tay nghề cao trong bối cảnh thị trường Singapore đang bị thiếu hụt lực lượng lao động này./.
Theo vietnamplus
1.000 phụ huynh Trung Quốc ở 'lều tình yêu' tiếp sức con vào đại học Khoảng 1.000 phụ huynh đưa con đến Đại học Thiên Tân, Trung Quốc, nhập học, đã ở lại "lều tình yêu" để hỗ trợ tân sinh viên trong những ngày đầu xa nhà bỡ ngỡ. Tại thành phố cảng Thiên Tân (Trung Quốc), Yang Zheyu, 18 tuổi, đến nhập học năm đầu tiên tại Đại học Thiên Tân cùng mẹ. Nam sinh đã...