Học sinh Nhật được dạy văn minh công cộng thế nào?
Môn học Đạo Đức tại Nhật Bản giữ vai trò nuôi dưỡng tâm hồn học sinh, giúp các em có tính tự lập, trân trọng mọi sự vật và có ý thức văn minh công cộng từ rất sớm.
Chị Nguyễn Tâm Như (sinh năm 1983, sống tại Osaka), có con học trường tiểu học Hibiya, tâm sự, lần đầu tiên đọc cuốn sách Đạo Đức của học sinh Nhật Bản, chị thật sự rất bất ngờ.
Trang 1 của cuốn sách in lời nhắn nhủ của nhà xuất bản:”Bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào, bao nhiêu lần đi nữa, các em hãy mở cuốn sách đạo đức, để suy nghĩ xem trong cuộc sống, điều gì là quan trọng nhất đối với chúng ta, và hãy phát huy nó trong đời sống của mình”.
Chị Tâm Như cho rằng: Đối với người Nhật, sách giáo khoa Đạo Đức đảm đương vai trò nuôi dưỡng tính nhân văn, dạy trẻ biết suy nghĩ cho người khác, học về bản thân, cách giao tiếp, ý thức, văn minh công cộng để mọi người tự tin sống tích cực và tốt đẹp hơn.
Cuốn sách giáo khoa Đạo Đức của học sinh lớp 1 tại Nhật Bản.
Đề cao vai trò con người
Bộ môn Giáo dục Đạo Đức tại Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước này. Môn Đạo Đức có mặt trong tất cả các kỳ thi vượt cấp và thi đại học. Học sinh muốn ứng tuyển vào trường đại học, hồ sơ phải có bài luận về môn Đạo Đức. Nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy người Nhật đề cao giá trị con người, coi con người là “nguyên khí”, là “tài sản” của quốc gia.
Chị Nguyễn Minh An (sinh năm 1977, sống tại Nakano, Tokyo), có con đang học trường trung học Horikoshi. Chị cho hay, điều cơ bản của giáo dục Nhật là “học bày tỏ suy nghĩ riêng, và thực hành điều đó hàng ngày”. Nhà trường yêu cầu gia đình, hàng xóm, họ hàng cùng giáo dục đạo đức cho học sinh mỗi ngày.
Từ lớp 1, trẻ em học cách chia sẻ suy nghĩ, thể hiện ý kiến cá nhân. Cô giáo chỉ đóng vai trò tổ chức lớp học, đưa ra câu hỏi, chứ không dạy đọc – chép.
Cuốn sách Đạo Đức tại Nhật có 4 phần. Phần 1 giúp khám phá bản thân, tạo thói quen sinh hoạt đúng quy tắc, tự giải quyết vấn đề không nhờ vả người khác, sống trung thực ngay thẳng, không nói dối, không làm điều xấu.
Phần 2, học sinh được dạy chào hỏi, giúp đỡ và sống đoàn kết với mọi người.
Video đang HOT
Phần 3, trẻ em được giảng dạy về sự quan trọng của sự sống như con người, động vật, cây cỏ. Đặc biệt, học sinh cần nghĩ rằng, bản thân mình cũng là điều kỳ diệu tuyệt vời.
Phần cuối, học sinh học về văn hóa công cộng. Công viên, nhà ga, đường phố… đều là của chung, nên phải có những quy tắc ứng xử phù hợp, nhằm giữ gìn cho cả cộng đồng. Ngoài ra, các em cần yêu lao động, tích cực tham gia hoạt động xã hội.
Nhà trường yêu cầu gia đình giữ sách Đạo Đức từ lớp 1 đến lớp 9 của học sinh và các em không được phép vứt sách Đạo Đức cũ đi.
“4 hành động im lặng” nuôi dưỡng tâm hồn
Năm 2013, khi thảm họa động đất và sóng thần xảy ra ở vùng Đông Bắc Nhật Bản, cả thế giới phải cảm phục hình ảnh những đoàn người bình tĩnh xếp hàng nhận đồ và di chuyển trong im lặng mà không náo loạn hay tranh giành. Đây là kết quả của là bài học đạo đức đầu tiên tại Nhật.
Người Nhật xếp hàng và giữ trật tự trong những lúc khó khăn nhất.
“4 hành động im lặng” là triết lý giáo dục sâu sắc tại Nhật Bản, bao gồm: Đọc sách buổi sáng trong im lặng, vệ sinh lớp học trong im lặng, suy nghĩ trong im lặng và di chuyển trong im lặng.
Cô Yanaka Fumoshi (giáo viên Trường quốc tế Osaka) cho biết, các trường học tại Nhật dành 15 phút buổi sáng để học sinh đọc sách trong không khí yên tĩnh. Các em được đọc những cuốn sách yêu thích, có thể tự mang đi, hoặc mượn từ thư viện. Việc này giúp học sinh đọc sách nhiều hơn.
Cô cũng thông tin tại “đất nước mặt trời mọc”, việc lau dọn lớp học là của học sinh. Đây là bài học để các em “biết suy nghĩ đến người khác”, “biết ơn mọi người”, và rèn luyện tính nhẫn nại, sự tinh ý, tinh thần vươn lên.
Đặc biệt, công việc này sẽ làm trong sự im lặng, tập trung của tất cả học sinh. Sau đó, cả lớp ngồi im lặng suy nghĩ trong vòng 1-2 phút, giúp học sinh chỉnh đốn tác phong, tĩnh tâm.
Cuối cùng là bài học “im lặng khi di chuyển”. Bất cứ ở nơi nào tập trung đông người, học sinh Nhật được dạy giữ im lặng, di chuyển nhẹ nhàng, nhanh gọn, giữ trật tự, tránh gây ồn ào, ảnh hưởng người xung quanh.
Văn minh công cộng hình thành từ nền giáo dục hiệu quả
Do được giáo dục kỹ về lý thuyết, thực hành, bài học gắn với thực tế mỗi ngày, mà học sinh Nhật Bản hình thành văn minh công cộng từ rất sớm.
Cô Trương Lan Hà (sinh năm 1968) có nhiều năm sống cùng gia đình tại “xứ sở hoa anh đào”. Cô kể, người Nhật dạy con những điều rất cơ bản, rất nhỏ bé, nhưng đều đặn mỗi ngày, không quát mắng, không dọa dẫm, nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc.
Học sinh Nhật Bản được giáo dục trân trọng mọi loài động vật, cây cỏ.
Cô từng chứng kiến một người mẹ Nhật dạy con “thấy bất cứ nơi nào vòi nước chảy, đóng vòi nước ngay, thấy ánh điện, quạt chạy không người dùng, phải tắt điện ngay”.
Ở trường, học sinh tự trồng rau, khoai tây, cà rốt để ăn. Cuối giờ học, cả lớp đồng loạt đứng lên nói: “Cảm ơn thầy đã dạy học cho chúng em”. Trước bữa trưa, học sinh xếp hàng nói cảm ơn đầu bếp: “Cảm ơn bác đã nấu cho chúng cháu những bữa ăn ngon”.
Cô Lan Hà nhận xét, những điều tưởng chừng đơn giản và nhỏ bé nhưng lại giúp người Nhật rèn luyện tính tự tập, sạch sẽ, trân trọng mọi sự vật, tôn trọng mọi người, nâng niu sự sống, ứng xử văn mình trong từng việc nhỏ.
Theo Zing
Bỏ mặc nạn nhân TNGT: "Khó phán xét vô cảm hay vô đạo đức"
Chúng ta không nên đặt vấn đề đạo đức ở đây. Rất khó đánh giá ai đó vô cảm hay không. Cách hành xử của con người trong mỗi trường hợp là khác nhau.
Ba ngày sau vụ tai nạn liên quan đến chiếc xe Camry trên phố Ái Mộ xảy ra, câu chuyện về sự vô cảm bỏ mặc người bị nạn vẫn khiến nhiều người quan tâm. Báo có cuộc trao đổi với TS. Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội).
Gần đây, nhiều người nhắc đến cụm từ "vô cảm", "bỏ mặc nạn nhân". Bà nghĩ sao về câu chuyện này?
- Rất khó đánh giá ai đó vô cảm hay không. Cách hành xử của mỗi người trong mỗi trường hợp khác nhau. Không thể tùy tiện đưa ra một bình luận khi bạn không trực tiếp trải qua hoặc chứng kiến. Người lái taxi né tránh giúp đỡ người khác có thể vì họ có một lý do nào đó. Chẳng hạn như đó không phải là chiếc taxi của họ hoặc cũng có thể lý do về mặt tâm linh...
Nhưng theo bà, cách hành xử đó có phải vì đạo đức con người đang ngày càng xuống cấp không?
- Chúng ta không nên đặt vấn đề đạo đức ở đây. Nếu chúng ta cứ nói rằng đó là vô cảm hay không khi từ chối cứu giúp nạn nhân thì vô tình lại ảnh hưởng tới những người nhà của nạn nhân. Liệu họ sẽ cảm thấy thế nào khi thấy những thông tin nói rằng mọi người vô cảm, bỏ mặc không đưa người thân họ đi cấp cứu kịp thời? Điều đó rất dễ khiến họ cảm giác đau đớn hơn, hoặc ám ảnh, thậm chí là hận thù.
Nếu không có chuyên môn, cách tốt nhất là gọi cấp cứu khi thấy người gặp nạn.
- Vô cảm hiện nay đúng là chuyện nan giải. Tôi chỉ muốn nói rằng, việc từ chối giúp đỡ nạn nhân là điều không nên! Tuy nhiên, khi đến mức độ nào đó, sẽ phải áp dụng quy định, chế tài cho việc bỏ mặc, không giúp đỡ người bị nạn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Nếu đó không phải là phạm trù đạo đức thì là gì?
Đã có rất nhiều trường hợp thấy người bị tai nạn nhưng không giúp đỡ, thậm chí còn lợi dụng hôi của. Vậy theo bà, có giải pháp nào để hạn chế hiện tượng này?
- Đúng là vô cảm đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Tôi nghĩ rằng, một giải pháp triệt để và lâu dài để hạn chế tình trạng vô cảm trong xã hội chỉ có thể là giáo dục. Chỉ có giáo dục mới giúp con người học cách để chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ người khác, ngay cả với những người xa lạ. Và chỉ có giáo dục, bạn mới nắm được những chuyên môn cơ bản nhất để ứng xử khi gặp bất kỳ người nào đang gặp nạn trên đường.
Một người dân tự ý bế một đưa bé gặp tai nạn đi cấp cứu. Nhiều người cho rằng, hành động đó không đúng. Bà nghĩ sao?
- Thấy người gặp nạn, giúp đỡ là việc làm tốt. Về mặt tâm lý, tôi cho rằng hành động đó xuất phát từ chữ "tâm". Chúng ta không nên phán xét đúng - sai về hành động đó.
Nhưng dù trong trường hợp nào, khi gặp người khác bị nạn, điều quan trọng là không được làm ngơ, cần tìm cách giúp đỡ nếu có thể. Nếu không hiểu biết về y học thì cách tốt nhất là gọi cấp cứu đến, hoặc gọi những người có chuyên môn đến để sơ cứu một cách kịp thời cho người gặp nạn. Trên thực tế, nhiều người đã bị thương nặng hơn vì được người kém hiểu biết giúp đỡ.
- Cảm ơn cuộc trao đổi của bà!
Theo Đời sống Pháp luật
Tai nạn trong đêm, bảy người thương vong Tối 29-2, tại quốc lộ 2, Km15 thuộc địa bàn xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng khiến bảy người thương vong. Các nhân chứng cho hay vào khoảng 20 giờ 15 phút tối, chiếc ô tô biển số 23A-2867 chạy hướng Tuyên Quang - Hà Giang bất ngờ va chạm với một chiếc...