Học sinh, nhà trường ‘ngóng’ bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT
Học sinh thi tốt nghiệp THPT 2021 không chỉ chịu tác động của dịch COVID-19 từ năm 2020 mà còn từ năm lớp 11.
Chia sẻ việc dạy học online không hiệu quả như học trực tiếp, nhiều học sinh, nhà trường đang tận dụng mọi thời gian học sẵn sàng với kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Video ý kiến của học sinh, giáo viên về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020 – 2021:
Tận dụng thời gian giảng dạy trực tiếp để ôn luyện
Thời điểm này, tại nhiều trường THPT, học sinh đang gấp rút hoàn thiện chương trình lớp 12 song song với việc ôn tập kiến thức chuẩn bị thi tốt nghiệp.
Chúng tôi đến Trường THPT Việt Đức ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào lúc 11h50 khi học sinh khối lớp 12 vừa xong tiết cuối buổi sáng. Nhiều học sinh vội vã về nghỉ trưa để chiều tiếp tục đến trường ôn tập.
Học sinh Nguyễn Minh Hải Hà, lớp 12D2, Trường THPT Việt Đức cho biết: “Bản thân em đã có kế hoạch tự học ở nhà cũng như ở trường. Tuy nhiên, việc học và ôn thi của chúng em khá khó khăn khi dịch COVID-19 làm gián đoạn việc đến trường, đến các lớp học thêm, phụ đạo.
Ngay cả việc học online cũng không hiệu quả như học trực tiếp. Bởi rất nhiều yếu tố như sự tự giác, giáo viên khó kiểm soát. Hình thức này cũng chỉ đạt 50% hiệu quả. Khi được đến trường, em tận dụng mọi thời gian để tiếp thu kiến thức khi thì học nhóm, lúc học thêm…”.
Còn học sinh Đoàn Thu Huyền, lớp 12D9, Trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Chúng em đi học chịu sự tác động rất lớn của dịch bệnh COVID-19. Mặc dù, việc học online là giải pháp nhưng cũng không hiệu quả bằng việc đến trường học trực tiếp. Đây là dịp chúng em thi giữa kỳ và tận dụng mọi thời gian có thể để học tập, ôn luyện. Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra bộ đề minh hoạ sớm nhất để chúng em ôn luyện kiến thức, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT”.
Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng trong giờ học. Ảnh: Lê Phú.
Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được nhiều thầy cô xem là lứa học sinh “đặc biệt” bởi có 3 năm đi học thì có tới 2 năm phải giãn đoạn khi đến trường.
Cô Nguyễn Thị Nhâm Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng cho biết: “Ngay từ đầu năm học 2020 – 2021, thực hiện hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường đã có kế hoạch tổ chức học tập trong bối cảnh “bình thường mới” để cung cấp kiến thức cho học sinh. Nhà trường luôn có phương án để đảm bảo kiến thức cho học sinh. Cụ thể, qua đợt kiểm tra giữa kỳ, nhà trường sẽ rà soát phân nhóm học sinh ôn tập”.
Cô Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức chia sẻ: “Để sẵn sàng cho học sinh thi tốt nghiệp THPT, nhà trường đã định hướng chuyên môn cho giáo viên, khu trú, khoanh vùng các kiến thức cần thiết để học sinh ôn tập hàng ngày theo chủ đề, chủ điểm. Kiến thức chủ đề ôn theo tiết, tuần, thậm chí, có phần xác định theo tháng. Nhà trường cũng xây dựng các tiết tự chọn, yêu cầu thầy cô thực hành luyện tập, ôn lại kiến thức giảng dạy trong suốt thời gian dạy online”.
Là một trong những trường THPT tiên phong, chủ động về việc dạy trực tuyến tại Ninh Bình khi dịch COVID-19 bùng phát, Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tam Điệp, Ninh Bình) cũng xác định việc dạy trực tuyến không thể hiệu quả bằng dạy trực tiếp. Do đó, khi học sinh đi học trở lại, nhà trường đã tận dụng mọi thời gian để các em ôn tập lại kiến thức, song song với dạy bài mới. Trường THPT Nguyễn Huệ lên lịch cho lớp 12 học chiều chủ nhật mới đảm bảo bù được chương trình.
Mong muốn bộ đề tham khảo sát với chương trình học
Mặc dù vừa ôn tập kiến thức cũ, vừa dạy bài mới nhưng nhiều học sinh, nhà trường đang rất mong ngóng bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học sinh Nguyễn Minh Hải Hà, lớp 12D2, Trường THPT Việt Đức cho biết: “Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm công bố đề thi tham khảo để chúng em sớm có sự chuẩn bị. Bộ đề tham khảo có thể tổng hợp được tất cả các chương trình đã dạy, kể cả phần đã giảm tải. Em mong đề không quá khó như nhiều năm trước nhưng không quá dễ như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Vì như vậy sẽ bất lợi cho chúng em khi làm hồ sơ xét tuyển đại học”.
“Em mong dịch bệnh COVID-19 đừng làm cản trở việc tiếp thu kiến thức của chúng em, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không thay đổi gì thêm, việc thi trắc nghiệm ổn định như những năm qua để chúng em yên tâm ôn thi”, em Nguyễn Minh Hải Hà đề xuất.
Cô Nguyên Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết: “Chúng tôi rất mong bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì đây là căn cứ để chúng tôi sớm định hướng trọng tâm kiến thức, chủ đề ôn tập cho học sinh. Để từ đó, sẵn sàng bộ đề ôn tập của nhà trường. Đến thời điểm này, Bộ không cần thiết phải lùi năm học nữa”.
Chia sẻ về việc năm nay nhà trường khó định hướng ôn tập cho học sinh, cô Đoàn Kim Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tam Điệp, Ninh Bình) cho rằng: “Năm trước chúng tôi tập trung ôn tập cho học sinh kể cả việc online cũng như dạy trực tiếp. Nhưng đến khi đề thi ra quá dễ lại là bất lợi với học sinh khi xét tuyển. Trong khi đó, năm nay các trường tiếp tục sử dụng các bài thi riêng, kỳ thi đánh giá năng lực, phương thức xét tuyển của nhiều trường đại học chưa chính thức công bố. Vì thế, rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có bộ đề tham khảo để trường định hướng ôn tập cho học sinh có trọng tâm”.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 không chỉ chịu tác động bởi tình hình dịch bệnh từ năm 2020 mà còn chịu ảnh hưởng từ năm học lớp 11, bởi vậy nội dung đề thi phải gắn sát với hoạt động dạy và học trong điều kiện dịch bệnh, đồng thời gắn với chuẩn đầu ra chương trình phổ thông”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị các đơn vị chuyên môn tiếp tục rà soát, hoàn thiện đề thi tham khảo cho phù hợp trước khi công bố.
Dự kiến bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT sẽ được Bộ Ggiáo dục và Đào tạo công bố trong tuần tới và sẽ sát với nội dung chương trình học sinh đi học trong thời điểm dịch COVID-19.
Đồng Tháp: Học sinh khu vực biên giới yên tâm trở lại trường
Sáng 8/3, học sinh khu vực biên giới tỉnh Đồng Tháp đã trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ phòng dịch Covid-19.
Trường học vùng biên giới huyện Hồng Ngự kiểm tra thân nhiệt HS trước khi vào lớp.
Ghi nhận sáng 8/3, học sinh địa bàn biên giới tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với Campuchia gồm TP Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng học sinh trở lại lớp đầy đủ. Công tác phòng chống dịch được các trường triển khai nghiêm túc bằng cách đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, thu thập thông tin, quá trình đi lại của học sinh và gia đình...
Theo ông Bùi Quý Khiêm, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, tình hình học sinh trở lại trường sáng 8/3 ổn định. Công tác phòng chống dịch được địa phương, nhà trường triển khai khẩn trương, nghiêm túc.
HS được sát khuẩn tay trước khi vào trường.
Tại huyện biên giới Hồng Ngự, nơi có nhiều học sinh Việt kiều Campuchia sinh sống học sinh trở lại lớp đầy đủ. Trước khi vào trường tất cả giáo viên, nhân viên, học sinh đều được đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn.
Ông Đoàn Văn Trí, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự cho biết: "Các em học sinh đã trở lại trường đầy đủ sau thời gian nghỉ phòng dịch. Các trường có kinh nghiệm chống dịch nên thầy cô vệ sinh trường lớp chu đáo. Phụ huynh tin tưởng và các em học sinh an tâm đến lớp. Tất cả các trường đều tổ chức kiểm tra y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang... để đảm bảo an toàn".
Trước đó, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có trường hợp vượt biên giới trái phép vào nội địa bị phát hiện dương tính với Covid-19, UBND tỉnh Đồng Tháp cho học sinh vùng biên giới: TP Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng nghỉ học đến hết ngày 6/3.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo Ban giám hiệu các trường THCS, THPT tai TP Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng tùy theo điều kiện thực tế, triển khai dạy và học trực tuyến đối với các học sinh, học viên khối lớp 9 và 12, bảo đảm việc học tập của các học sinh, học viên không gián đoạn để chuẩn bị tốt cho kỳ thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Kiểm tra thân nhiệt giáo viên trước khi vào trường.
Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, ngày 5/3, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp tại TP Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng đi học trở lại từ ngày 8/3.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai thực hiện; điều chỉnh chương trình dạy và học, bảo đảm theo đúng quy định (lưu ý, bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế).
Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 trong trường phổ thông: Khi hiểu sâu về một ngôn ngữ sẽ thuận lợi hơn Bộ GD&ĐT đã giải thích về việc thực hiện thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hệ 10 năm và không phải là môn học bắt buộc với học sinh (HS) từ lớp 3; tuy nhiên dư luận xã hội vẫn còn những băn khoăn. Học tiếng Hàn, tiếng Đức để giao lưu, trao đổi...