Học sinh ngóng môn thi vào lớp 10
UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 1520/QĐ-UBND điều chỉnh một số mốc thời gian trong kế hoạch năm học 2019 – 2020 và tuyển sinh vào lớp 10 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo đó, thời gian hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 THPT là trước ngày 15/8. Tuy nhiên, thời gian thi, phương thức thi vẫn chưa được công bố cụ thể.
Thí sinh làm bài thi môn Văn tại hội đồng thi trường THCS Phan Chu Trinh, năm 2019. Ảnh: Hải Linh
Vẫn sẽ thi 4 môn?
Theo Quyết định số 791/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 – 2021 thì kỳ thi sẽ diễn ra vào hai ngày 1 và 2/6, lần lượt với các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn thi thứ tư là một trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Song trước diễn biến tình hình dịch bệnh kéo dài, nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội nên xem xét điều chỉnh số môn thi vào lớp 10.
Trả lời báo chí khi Bộ GD&ĐT công bố thay đổi kế hoạch thời gian năm học (cuối tháng 3/2020), Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết: “Căn cứ vào mốc thời gian này năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng lại kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Vì vậy, việc công bố môn thi thứ 4 cũng sẽ lùi lại, có thể trong tháng 4/2020. Ngay khi có quyết định chính thức về môn thi thứ 4 và thời điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Sở sẽ công bố rộng rãi để học sinh, phụ huynh học sinh biết”.
Tuy nhiên, trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội sáng 13/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT kiểm tra rà soát và báo cáo UBND TP một số vấn đề. Trong đó, có tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt xem xét tính toán thi những môn gì cho phù hợp. Đồng thời, giao cho Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý đôn đốc đưa ra tập thể họp và sớm có thông báo công khai, minh bạch.
Về phía các phụ huynh, học sinh rất băn khoăn, lo lắng khi Sở GD&ĐT Hà Nội chưa công bố chính thức phương thức thi và chốt số môn thi. Trong khi đó, nhiều địa phương như Hải Phòng, Nghệ An… đã cắt giảm số môn thi. Sở GD&ĐT Hải Phòng đã đề xuất gửi UBND TP Hải Phòng giảm còn 2 môn thi (Toán, Ngữ văn). Sở GD&ĐT Nghệ An cũng quyết định giảm môn thi xuống còn 3 là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Không nên giữ mãi quan điểm “học để thi, phải giáo dục học sinh trở thành con người giỏi toàn diện”. Việc thi quá nhiều môn là không cần thiết.
Video đang HOT
Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – nghiên cứu sinh ngành giáo dục, Đại học Newcastle (Australia).
Mong sớm công bố phương thức thi
Trước tình hình hình một số tỉnh đã có đề xuất giảm số môn thi tuyển sinh vào lớp 10, không ít lãnh đạo, giáo viên và học sinh hết sức băn khoăn. Theo Hiệu trưởng trường THCS – THPT Marie Curie (Hà Nội) Nguyễn Xuân Khang: Học sinh tỏ ra căng thẳng khi không được đến trường học tập trung, phải học trực tuyến cùng lúc 9 môn, nên rất cần giảm môn thi thứ 4. Giảm môn thi không có nghĩa là không đánh giá được chất lượng học sinh vào lớp 10; mà chính là giảm áp lực cho học sinh.
Nhiều giáo viên cũng nghiêng về phương án giảm môn thi. “Học trò của tôi luôn lo lắng về việc liệu năm nay có thi môn này hay không; việc không thể học tập trung trên lớp khiến các em càng lo lắng về số môn thi. Có em cũng thấy mệt khi vừa học lịch trên truyền hình, vừa tham gia các lớp học trực tuyến khác” – cô Nguyễn Thị Nguyệt, giáo viên Vật lý lớp 9 tại một trường học ở quận Hà Đông cho hay.
Về phía các em học sinh, việc đến thời điểm này chưa biết thi mấy môn, theo hình thức nào càng vô cùng sốt ruột. Em Phan Mạnh Duy – Học sinh trường THCS Yên Nghĩa (quận Hà Đông) cho biết: Hiện tại em vẫn học đều tất cả các môn vì chưa biết TP sẽ chọn môn thi nào để tuyển sinh lớp 10.
Hiệu trưởng trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm) Nguyễn Quốc Bình nêu quan điểm: “Nếu dịch kéo dài đến cuối tháng 4, Sở GD&ĐT Hà Nội nên tạm dừng phương án thi môn thứ tư trong năm nay để học sinh tập trung cho ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bảo đảm thời lượng học từ giờ đến lúc thi”.
Trên thực tế, để xét tuyển sinh vào lớp 10, ngoài điểm thi, còn căn cứ học bạ. Học sinh thi chuyên và các lớp chất lượng cao, lớp song ngữ đã có bài thi riêng, môn thi riêng; nên không nhất thiết phải thi cả 4 môn mới đủ căn cứ để đánh giá, xét chọn học sinh.
Vì thế, việc Sở GD&ĐT Hà Nội sớm công bố thời gian và phương thức thi và môn thi là hết sức cần thiết để các giáo viên, học sinh, phụ huynh yên tâm cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất trước kỳ thi.
Hà An
Đà Nẵng kết hợp xét tuyển và thi trong tuyển sinh lớp 10
Nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông là chỉ xét tuyển đối với các thí sinh tham gia thi tuyển đủ 3 bài thi gồm: Ngữ Văn, Toán và Ngoại ngữ.
Ngày 16/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm 2020-2021.
Theo đó, phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập tại Đà Nẵng năm nay là kết hợp xét tuyển với thi tuyển.
Phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập tại Đà Nẵng năm nay là kết hợp xét tuyển với thi tuyển. Ảnh: AN
Cụ thể, học sinh thi ba môn gồm: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Trong đó, môn Ngữ văn, Toán theo hình thức tự luận, môn Ngoại ngữ theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm.
Thời gian làm bài thi: môn Ngữ văn, Toán: 120 phút; môn Ngoại ngữ: 90 phút. Về lịch thi thì Sở giáo dục sẽ thông báo cụ thể chậm nhất 30 ngày trước ngày thi môn thi đầu tiên.
Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu ở lớp 9.
Đề thi bảo đảm nội dung chương trình, chính xác, rõ ràng, phân hoá được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian làm bài cho từng môn thi.
Mỗi môn có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương về yêu cầu, nội dung, thời gian làm bài. Mỗi đề thi có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo.
Điểm xét tuyển = Điểm Ngữ văn x 2 Điểm Toán x 2 Điểm Ngoại ngữ Tổng điểm kết quả xếp loại hạnh kiểm và học tập của 4 năm học cấp trung học cơ sở Điểm ưu tiên (nếu có).
Về nguyên tắc xét tuyển thì chỉ xét tuyển đối với các thí sinh tham gia thi tuyển đủ 3 bài thi (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ), điểm mỗi bài thi đều lớn hơn 0;
Điểm chuẩn của mỗi trường ở nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 là bằng nhau. Thí sinh được xét tuyển theo nguyện vọng 1 trước, nguyện vọng 2 sau. Nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì không xét nguyện vọng 2.
Xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh.
Về chế độ tuyển thẳng thì có 4 đối tượng tuyển thẳng được quy định như sau: Học sinh là người dân tộc rất ít người, học sinh khuyết tật có giấy xác nhận khuyết tật, học sinh đạt giải (cá nhân, đồng đội) cấp quốc gia, quốc tế trong các cuộc thi, kỳ thi...
Nguyên tắc sắp xếp học sinh trúng tuyển vào các ban được thực hiện sau khi học sinh đã trúng tuyển vào trường trung học phổ thông.
Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch phân ban, xếp lớp, báo cáo Sở.
Hội đồng tuyển sinh mỗi trường trung học phổ thông tổ chức họp cha mẹ học sinh và toàn thể học sinh mới trúng tuyển vào trường để phổ biến chủ trương và những vấn đề có liên quan đến việc phân ban.
Hướng dẫn học sinh đăng ký vào một trong 3 ban: ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn, ban Cơ bản.
Việc tổ chức phân ban tại các trường phải phù hợp với nguyện vọng, năng lực học tập của học sinh, bảo đảm quyền lợi của học sinh và điều kiện của nhà trường.
TẤN TÀI
Hà Nội chính thức chốt mốc thời gian kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 Theo đó, UBND Hà Nội đã quyết định điều chỉnh một số mốc thời gian quan trọng của học kỳ II, bao gồm cả kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã quyết định điều chỉnh một số mốc thời gian trong phần còn lại của năm học 2019-2020 theo những thay đổi mà Bộ GD&ĐT đã đề...