Học sinh nghỉ học phòng virus corona: Cơ hội để chấp thuận hình thức học tại nhà
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng việc học sinh nghỉ học do lo ngại lây nhiễm virus corona chủng mới (nCoV) là cơ hội để xem xét công nhận hình thức học tại nhà (homeschooling).
Học sinh tham gia học trực tuyến trong những ngày nghỉ phòng chống dịch – C.T.V
Xu hướng giáo dục thế giới đang thực hiện
Thạc sĩ Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng tình thế “chẳng đặng đừng” này chính là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại xu hướng giáo dục mà thế giới đang thực hiện, đó là học tại nhà.
Trong thời đại thế giới công nghệ phát triển, thay đổi từng giờ thì giáo dục cũng phải thay đổi từ hình thức tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy của giáo viên, cách tiếp cận kiến thức đối với học sinh (HS).
Thạc sĩ Lê Ngọc Điệp nói thêm, chúng ta thử hình dung từ ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên (GV) dễ dàng kết nối với HS, đưa ra các gợi ý, hướng dẫn học tập và HS có thể trả lời ngay, thể hiện năng lực ngay tức thì và có điều kiện mở rộng tư duy hơn việc tham gia một lớp học tập trung.
Thạc sĩ Điệp lấy dẫn chứng: Chẳng hạn, cũng là một chủ đề kiến thức về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sau khi GV đưa ra yêu cầu trong những lớp học kết nối tại nhà, tất cả HS cùng nhanh chóng đưa ra các từ vựng mà mình tìm được. Như vậy các em vẫn đảm bảo kiến thức kỹ năng mà còn có điều kiện mở rộng kiến thức, khám phá những vấn đề liên quan. Vậy cớ sao chúng ta không áp dụng xu hướng của giáo dục hiện đại ngay từ lúc này.
Chuyển đổi từ học thụ động sang học chủ động
Phụ huynh HS P.T.T.G, Trường THPT Tạ Quang Bửu (Q.8, TP.HCM), cho rằng giá như việc học tại nhà đã được thực hiện thì trong thời gian nghỉ không đến trường để phòng chống lây nhiễm nCoV, nhà trường, GV, HS không phải lo sợ không kịp chương trình. Cả ngành giáo dục không phải “bấn loạn” để tính toán có kéo dài thời điểm kết thúc năm học hay không, nên lùi thời gian thi cử, tuyển sinh thế nào… Trong trường hợp này, chỉ cần thông báo cho HS thực hiện những lớp học trực tuyến ra sao, ứng dụng phần mềm nào, nội dung bài giảng nào để đáp ứng đúng chuẩn kiến thức kỹ năng cho từng thời điểm cụ thể.
Video đang HOT
Vị phụ huynh này còn nói thêm, nếu đã có chủ trương đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy theo hướng hiện đại thì nên thẳng thắn nhìn nhận đây là dịp để thực hiện.
Bà Hoàng Thục Nhi, nghiên cứu sinh giáo dục tại Phần Lan, cho biết hiện nay công nghệ phát triển rất cao, có nhiều ứng dụng cho việc học tại nhà nên đây cũng là điều kiện tốt để chuyển đổi từ học thụ động sang học chủ động. Đây cũng là cơ hội để thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống, học trò là trung tâm thay cho thầy cô là trung tâm như trước đây. Chẳng hạn ở Phần Lan, GV đang thực hiện phương pháp có tên gọi “flipped classroom” (lớp học đảo ngược). Ở đó, GV cung cấp tài liệu học trực tuyến bằng cách quay một số video về chủ đề bài học. HS sẽ xem video bài giảng, đọc thêm các tài liệu GV đưa cho, sau đó cùng trực tuyến với GV. GV sẽ giải đáp thắc mắc và giúp HS tìm ra đáp án cho các bài toán khó mà HS chưa tìm ra phương pháp.
Theo bà Nhi, nếu áp dụng đúng, tài liệu học tập thú vị, phương pháp này sẽ giúp HS chủ động hơn trong học tập, làm chủ việc học, GV chỉ đóng vai trò hướng dẫn hỗ trợ. Ngoài ra, HS có cơ hội phát triển tư duy, chẳng hạn tư duy phản biện (critical thinking), tư duy phản chiếu (reflective thinking), và kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving)…; vì HS sau khi đọc tài liệu và xem bài giảng sẽ phải tư duy, tìm tòi phương pháp giải quyết vấn đề trước, sau đó mới gặp và thảo luận phương pháp giải quyết vấn đề đó với GV.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Liễu, Trưởng chương trình giáo dục phổ thông cơ sở Ba Tháng Hai và Hoàng Văn Thụ của hệ thống Trường quốc tế Việt Úc (VAS), cũng nói rằng đây là cơ hội để thay đổi hình thức tổ chức lớp học. “Chúng ta có thể tận dụng những thành quả từ các cuộc thi GV sáng tạo, thiết kế bài giảng trực tuyến đa dạng, phong phú để đưa vào ngân hàng bài giảng. Đặc biệt vào thời gian tới, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới thì đây là thời điểm vàng để chúng ta thực hiện việc làm này”, bà Liễu nhận định.
Đến trường khi có nhu cầu sinh hoạt tập thể, còn học tập ngay tại nhà
Trước đây, khi thảo luận luật Giáo dục sửa đổi đã có những đề nghị đưa vào luật việc tự học ở nhà nhưng không thành. Nay mùa dịch nCoV đã cho chúng ta thấy một tình huống khác trong giáo dục.
Hiện nay, nhiều trường phổ thông đã cho học sinh học online. Một số trang web khác thì cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 11 học online miễn phí.
Học online đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Hình thức này giúp việc dạy và học được thực hiện mọi lúc mọi nơi, giảm mọi chi phí về thời gian, tiền bạc và nguồn lực con người. Rõ ràng, ở Việt Nam hình thức này càng cần phải sớm triển khai.
Chả lẽ dịch bệnh do nCoV lại mở ra một cơ hội mới cho ngành giáo dục? Thúc đẩy sử dụng thông tin truyền thông, trí tuệ nhân tạo trong giáo dục phải là một công cụ hữu ích trong tương lai gần. Điều này chỉ có được không chỉ dựa trên những thành tựu khoa học công nghệ mà còn là sự tham gia tích cực của thầy cô giáo.
Từ việc nghỉ học vì dịch bệnh do nCoV, có thể thấy giáo dục trong nhà trường cũng sẽ thay đổi. Trẻ em, sinh viên và người học sau này chỉ đến trường khi có nhu cầu sinh hoạt tập thể, vui chơi chung, còn có thể sẽ học tập ngay tại nhà.
Nguyễn Kim Hồng
Theo thanhnien
Nghỉ 45 ngày trong một năm học là ít hay nhiều?
Không đồng tình với việc con bị lưu ban vì nghỉ học quá 45 ngày trong năm học vừa qua, một phụ huynh ở Phú Quốc (Kiên Giang) đã lên mạng xã hội miệt thị nhà trường, đồng thời kiến nghị Bộ GD&ĐT sửa quy định này.
Trong khi đó, chuyên gia giáo dục lại cho rằng, nghỉ hơn 45 ngày trong năm là khá nhiều, dẫn đến hổng kiến thức và "ngồi nhầm chỗ" nếu cố tình cho lên lớp.
Cho rằng việc con nghỉ học quá 45 ngày bị lưu ban là chưa hợp lý, một phụ huynh tại Phú Quốc (Kiên Giang) đã lên mạng xã hội phản đối nhà trường, đồng thời kiến nghị Bộ GD&ĐT sửa thông tư. Ảnh: TL
Con bị lưu ban, mẹ lên mạng miệt thị Hiệu trưởng
Mấy ngày qua, dư luận xôn xao khi một tài khoản Facebook có tên là H.T.H đã đăng tải trên trang Facebook Cộng đồng Phú Quốc dòng trạng thái có lời lẽ miệt thị Hiệu trưởng và Hội đồng giáo viên Trường THPT Phú Quốc (Kiên Giang) vì đã để con bà phải lưu ban do nghỉ quá số ngày quy định. Cụ thể, tối 18/7, bà H đăng tải một dòng trạng thái (status) có nội dung: "Đạo đức và lương tâm của thầy hiệu trưởng và hội đồng nhà trường đã bị... (từ miệt thị) tha hết rồi. Cắt đứt đường đến trường và xem thường tính mạng của một học sinh khá, ngoan ngoãn, điểm cao chỉ vì ốm nghỉ nhiều".
Chia sẻ trên báo chí, bà H cho biết, con gái của bà học giỏi, ngoan hiền nhưng bị nhà trường cho ở lại lớp 11 vì nghỉ học đến 50 ngày trong năm học 2018 - 2019. Tuy nhiên, bà H khẳng định con mình chỉ nghỉ 37 buổi. Còn theo nhà trường, con gái bà H không được lên lớp là căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 15, Thông tư 58 (ngày 12/12/2011) của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT, học sinh nghỉ quá 45 buổi trong năm học sẽ không được lên lớp.
Sở GD&ĐT Kiên Giang cũng đã vào cuộc, yêu cầu trường THPT Phú Quốc rà soát lại trường hợp học sinh nói trên. Phụ huynh H cũng đã sửa lại bài viết và xóa những câu từ được cho là xúc phạm Hiệu trưởng, tuy nhiên bà H bất ngờ cho rằng muốn làm lớn chuyện để Bộ GD&ĐT biết để điều chỉnh Thông tư 58 đã ban hành, tránh tình trạng nhiều em học giỏi, hạnh kiểm tốt nhưng ở lại lớp nếu nghỉ học quá 45 ngày...
Sự việc lùm xùm nói trên thu hút được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là gây nhiều tranh luận trên mạng xã hội, nhiều ý kiến là phụ huynh phản đối yêu cầu chỉnh sửa Thông tư của Bộ GD&ĐT của vị phụ huynh nói trên. Song cũng có ý kiến là phụ huynh cho rằng, nên linh hoạt vì trường hợp học sinh bị lưu ban có học lực và hạnh kiểm tốt.
"Tôi có đọc trên các báo, cùng là phụ huynh nên tôi hiểu phần nào tâm trạng của phụ huynh có con bị lưu ban dù cháu ngoan và học lực tốt. Theo tôi, nhà trường cần làm rõ số buổi học sinh nghỉ học trong năm học thực tế là bao nhiêu, nếu nghỉ quá 45 ngày, nhà trường nên kiên quyết giữ quyết định lưu ban để tạo sự công bằng giữa các em học sinh", phụ huynh Trần Thu Hà có con đang học THPT tại Hà Nội chia sẻ.
Không nên "du di" tạo tiền lệ xấu
GS.Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Ảnh: Q.Anh
Dù chỉ đọc thông tin trên báo chí, song GS.Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cũng khá quan tâm tới câu chuyện nói trên, ông cho rằng, trước hết không đồng tình với phản ứng của phụ huynh ở Phú Quốc đã có những lời lẽ chưa đúng mực với đội ngũ giáo viên nhà trường đã có quyết định cho con mình lưu ban. Là người làm trong công tác giáo dục trên 60 năm nay, GS Dong thẳng thắn, đi học trước hết phải đầy đủ thì mới có được các kiến thức cần thiết, đáp ứng chương trình giáo dục hiện hành, nếu như nghỉ học quá 45 buổi, nghĩa là một tháng rưỡi, sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng học.
Cũng theo GS Phạm Tất Dong, học là một quá trình tích lũy, lâu dài, ốm không có gì sai, nhưng tính ra cả năm học chỉ học từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 5 là kết thúc rồi. Nghỉ 45 ngày là quá nhiều, không thể nói là đủ kiến thức, vì biết thế nào là đủ, vì quá trình học còn nhiều môn học, theo nhiều cái khác. Nếu cho lên lớp sẽ thiếu hụt về kiến thức, sẽ có nội dung không theo được bằng các bạn khác. Khi học cái mới sẽ khó tiếp thu.
Vị Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nêu ví dụ: "Tôi bỏ vài cuộc họp, mình là Giáo sư hẳn hoi nhưng tôi còn thấy khó có thể theo kịp được các nội dung họp và hàm lượng chuyên đề mà mình không được dự. Do đó, nếu vì muốn lên lớp mà ép lên lớp thì sang năm sẽ khó theo kịp chương trình, còn nếu học lại sẽ nắm thêm kiến thức. Học là phải chắc, vững kiến thức lâu dài, nếu thiếu kiến thức mà lên lớp thành ra là ngồi nhầm chỗ".
"Theo tôi, không nên tháo khoán trong việc cho lên lớp, không ai đánh giá học sinh đó kém về học tập hay là đạo đức mà vì ốm, trường hợp bất khả kháng, việc học sinh ở lại lớp điều này cũng vì học sinh thôi, không theo kịp chương trình cũng dễ bị đuối và nếu chẳng may vì cố tình mà cho lên lớp nếu không theo kịp chương trình, lúc đó ai chịu trách nhiệm? Nghỉ học 45 ngày, đó là quãng thời gian khá nhiều cho một năm học, nếu tính ra ở một môn học là một chương, một chuyên đề nào đó. Chỉ vì con bị lưu ban mà đề nghị sửa lại Thông tư 58 cũng là vô lý, bởi các quy định hiện nay của chúng ta là rất nhân văn, vì học sinh và muốn các em đạt yêu cầu", GS Phạm Tất Dong chia sẻ thêm.
"Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp: Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại); Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm; Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu; Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại chưa đạt, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
(Trích Điều 15, Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 Bộ GD&ĐT)
Theo giadinh.net
Ngày nghỉ của học sinh trong dịch bệnh nCoV được tính như thế nào? Những ngày học sinh nghỉ vì lo ngại nhiễm bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra sẽ được tính như thế nào? Sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, sẽ có học sinh thuộc những đối tượng có...