Học sinh nghỉ học là thời gian để các trường chọn sách giáo khoa tốt nhất?
Có thời gian, thầy cô sẽ có sự đầu tư tốt nhất cho việc đọc và nghiên cứu những bộ sách giáo khoa. Nhờ thế, việc chọn lựa bộ sách nào chắc chắn sẽ chuẩn xác.
Ngày 31/01 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 01/2020/TT-BGDĐT về Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Có thời gian việc chọn sách mới hiệu quả (Ảnh: Hữu Cường-Báo giáo dục và Thời đại)
Trong đó, Điều 8quy định rõ: “Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa”.
Đôi điều băn khoăn
Vậy, tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách vào lúc nào khi giáo viên tiểu học hiện đang dạy 10 buổi/tuần?
Muốn chọn được bộ sách tốt cho học sinh trường mình, buộc giáo viên phải đọc hết cả 5 bộ sách. Không chỉ đọc lướt mà cần đọc suy ngẫm.
Nếu ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên tổ chuyên môn nào chỉ phải đọc sách giáo khoa chuyên môn ấy thì ở bậc tiểu học giáo viên phải ôm xô tất thảy các môn học.
Video đang HOT
Nếu tính ra lượng sách giáo viên tiểu học phải đọc trên 30 cuốn, đọc mà nghiên cứu để đưa ra nhận xét sách nào hay, dở thế nào? Để cân đong đo đếm xem sách nào tốt hơn quả không hề đơn giản.
Thầy cô có tâm còn làm việc hết mình, như việc bỏ thời gian đọc, nghiên cứu, phân tích ưu, khuyết của từng cuốn sách trước khi đưa ra kết luận.
Nhưng thầy cô vô tâm, kiểu “thôi kệ, sách nào mà học chẳng được?” hay “sách nào mà chẳng giống nhau?…”.
Không ít thầy cô dù có tâm cũng chẳng còn quỹ thời gian để dành cho việc đọc và nghiền ngẫm. Đơn giản chỉ vì cả ngày lên trường, tối về còn biết bao công việc như việc nhà rồi đến việc trường.
Nào là cơm nước, giặt dũ, dọn dẹp nhà cửa đến soạn bài, làm hồ sơ…chưa kể những công việc mưu sinh khác vì cuộc sống nhà giáo quá khó khăn.
Thế nên dù muốn cũng chẳng còn nhiều thời gian dành cho việc đọc, nghên cứu hơn 30 cuốn sách nên đành đọc qua loa, và học tính dựa dẫm, buông xuôi, ai sao mình vậy.
Học sinh nghỉ học là thời gian tốt nhất để giáo viên chọn sách?
Thời gian này, học sinh các trường đang được nghỉ học để phòng chống dịch cúm.
Mặc dù giáo viên vẫn phải lên trường dọn vệ sinh, trực trường.
Dù thế, không phải ngày 2 buổi lên lớp dạy, tối không phải soạn giáo án, làm hồ sơ.
Bởi thế, cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn trước.
Theo chúng tôi, đây chính là thời điểm để nhà trường tập trung giáo viên lại cho giáo viên đọc, nghiên cứu từng bộ sách, nêu suy nghĩ, nhận xét của mình về từng cuốn sách ấy.
Sau đó, các tổ chuyên môn sẽ họp lại để nghe nhận xét của từng tổ viên trước khi tiến hành bỏ phiếu.
Có thời gian, thầy cô sẽ có sự đầu tư tốt nhất cho việc đọc và nghiên cứu những bộ sách giáo khoa. Nhờ thế, việc chọn lựa bộ sách nào chắc chắn cũng sẽ khá chuẩn.
Đăng Bình
Theo giaoduc.net.vn
Chọn sách giáo khoa lớp 1 mới ra sao?
Bộ GD-ĐT vừa ra Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Theo đó, các cơ sở giáo dục được lựa chọn SGK lớp 1 cho năm học 2020-2021 còn các năm sau do UBND tỉnh lựa chọn.
Ảnh minh họa
Sở dĩ có chuyện này là vì Luật Giáo dục 2019 quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Thế nhưng, ngày 1-7-2020, Luật Giáo dục 2019 mới có hiệu lực, trong khi SGK phải được tổ chức lựa chọn từ đầu năm 2020 và công bố kết quả trước ngày 31-3-2020 để thực hiện đổi mới chương trình lớp 1 vào năm học 2020-2021. Vấn đề đặt ra là các cơ sở giáo dục chọn SGK lớp 1 mới ra sao? Đây là câu hỏi mà nhiều hiệu trưởng các trường tiểu học không dễ trả lời.
Quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục khi xây dựng chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, chương trình môn học là một chương trình nhiều bộ SGK. Việc này đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải có trách nhiệm trong việc lựa chọn bộ sách phù hợp với nhà trường. Mới đây, các bộ SGK lớp 1 được các nhóm tác giả giới thiệu đến các hiệu trưởng tiểu học. Không ít thầy cô tâm tư trước những bộ sách đã được Bộ GD-ĐT thẩm định.
Chỉ hơn 1 tháng nữa là thời điểm phải đưa ra quyết định lựa chọn nhưng xem ra việc khởi động còn khá chậm. Có khá nhiều giáo viên lớp 1 vẫn đang mơ hồ về chương trình giáo dục phổ thông mới chứ chưa nói đến việc tiếp cận SGK mới. Tâm lý của không ít cán bộ quản lý trường học là chờ hướng dẫn của Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT.
Hội đồng Thẩm định quốc gia đã thẩm định 5 bộ SGK với 32 cuốn sách. SGK mới có nhiều điểm sáng tạo, đổi mới. 5 bộ sách gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục; Cánh diều. Theo các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục thì việc chọn lựa bộ SGK cho chương trình giáo dục phổ thông mới cần phải đạt mục tiêu, quan điểm, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung của chương trình.
Về nội dung phải đảm bảo yêu cầu về phẩm chất và năng lực: giáo dục các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Về hình thức, sách cần được thiết kế bắt mắt, trình bày hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, giữa nội dung thông tin và các hoạt động học tập của học sinh. Hình ảnh phải đẹp, sắc nét, tươi vui, ngộ nghĩnh và đặc biệt là phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1.
Cẩn trọng, kỹ lưỡng trong việc lựa chọn bộ SGK lớp 1 mới là rất cần thiết. Một bộ SGK tối ưu, chất lượng sẽ góp phần trong việc thành công của lần cải cách đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này.
Hưng Nhân
Theo baodongnai
Bảo đảm đủ hai tiêu chí trong lựa chọn sách giáo khoa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) vừa ban hành Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT), có hiệu lực từ ngày 15-3. Ảnh minh họa Theo đó, SGK được lựa chọn để sử dụng trong cơ sở GDPT phải thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng GD...