Học sinh Nghệ An có nhiều lựa chọn nghề nghiệp mới
Những ngày này học sinh phổ thông toàn tỉnh đang gấp rút làm hồ sơ để chuẩn bị bước vào những kỳ thi quan trọng, đó là Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Đây cũng là lúc học sinh sẽ đứng trước nhiều sự lựa chọn và không phải lúc nào đại học cũng là con đường duy nhất để thành công.
Chủ trương phân luồng được Nghệ An triển khai khá lâu và được đẩy mạnh hơn từ năm 2015, sau khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch “Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020″. Trong đó, mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, tỷ lệ học sinh sau THCS vào học các trung tâm GDTX, trung cấp nghề là 25%, học nghề ngắn hạn là 5%. Thời điểm này, trước khi học sinh lớp 9 bắt đầu đăng ký làm hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10, các trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm định hướng cho học sinh chọn trường, chọn nghề. Ảnh: Đức Anh
Ưu tiên số 1 hiện nay của các trường là hướng học sinh vào các trường THPT trong và ngoài công lập. Tuy nhiên, nếu học sinh có năng lực hạn chế các em có thể theo học tại các Trung tâm GDTX với mô hình vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề. Ngoài ra học sinh lớp 9 có thể học thẳng lên ở các trường Trung cấp nghề. Ảnh: Đức Anh
Với học sinh lớp 12, trong vài năm trở lại đây tỷ lệ học sinh Nghệ An không đăng ký vào các trường đại học chiếm khoảng 35- 40%. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy học sinh và phụ huynh đã có cái nhìn thay đổi về việc chọn trường, chọn nghề và nhiều học sinh đã xác định đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Ảnh: Đức Anh
Video đang HOT
Năm 2020, xu hướng chọn trường nghề của học sinh vẫn tiếp tục tăng. Chính vì thế, nhiều trường đại học tốp dưới có thể sẽ khó tuyển sinh. Ảnh: Đức Anh
Nhà nước hiện nay đang có nhiều chính sách để hỗ trợ học sinh học nghề. Trong khi đó, có rất nhiều ngành nghề cho học sinh lựa chọn với nhiều cơ hội việc làm. Ảnh: Đức Anh
Nghề may là một nghề thu hút đông lao động ở các huyện nông thôn. Nhiều trường hợp sinh viên đã tốt nghiệp đại học quay lại học nghề để có nhiều cơ hội việc làm. Ảnh: Đức Anh
Em Nguyễn Thị Hương xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương chia sẻ: “Sau khi học xong lớp 9 em tự nhận thấy sức học của mình không phù hợp nếu thi vào các trường đại học vì thế em quyết định không thi vào cấp 3 mà vào học thẳng trường nghề để sớm có công việc ổn định”. Ảnh: Đức Anh
Nghề hàn cũng là một nghề được nhiều học sinh lựa chọn. Ảnh: Đức Anh
Tuy nhiên, để phân luồng hướng nghiệp thì phải phân luồng thực chất, tránh chạy theo thành tích hoặc chỉ tiêu. Năm 2020, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết: Sẽ xử lý nghiêm những hiệu trưởng thực hiện không đúng công tác phân luồng hướng nghiệp, hoặc gây khó khăn, không tạo điều kiện để học sinh thi THPT theo như các văn bản quy định để đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh: Đức Anh
Niềm vui giản dị của các em nhỏ khuyết tật
Với các em nhỏ ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề khuyết tật tỉnh Nghệ An được đến trường, được cô giáo chỉ bảo, được học thêm những điều mới mẻ, đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Giờ học của lớp khiếm thính ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề khuyết tật tỉnh Nghệ An cũng thật sôi nổi và hào hứng, ở đó có gần 20 học sinh đang tập phát âm. Việc phát âm một nguyên âm thật khó khăn, và mỗi em đang cố gắng làm thế nào cho đúng. Ảnh: Đức Anh
Các em nhỏ ở đây ngoài học ngôn ngữ ký hiệu các em còn phải học chữ, học viết. Không được như những đứa trẻ bình thường khác, sự tiến bộ của các em ở trường khuyết tật không phải theo tuần, theo tháng mà phải tính theo năm. Và mỗi một sự tiến bộ nhỏ của các em là niềm vui lớn của cả cô và trò. Ảnh: Đức Anh
Các cô giáo ở đây không chỉ mang lại cho học sinh là kiến thức, mà còn là nhiều kỹ năng sống để mai sau các em có thể tự lập bước ra cuộc sống. Ảnh: Đức Anh
Dù không thể thổ lộ tình cảm nhưng ánh lên trong mắt các em à niềm vui khi mỗi ngày các em được đến trường, được tiếp xúc với các bạn có cùng hoàn cảnh. Ảnh: Đức Anh
Ngoài học văn hóa, các em học sinh ở đây còn được học thêm nghề may, mộc, thêu...Ảnh: Đức Anh
Bằng nghị lực, sự khéo léo, nhiều nữ sinh đã làm nên những bức tranh thêu bắt mắt. Ảnh: Đức Anh
Để học được nghề mộc, ngoài có sức khỏe tốt, các em còn phải rèn luyện tính tỉ mỉ. Ảnh: Đức Anh
Tình cảm cô trò nơi đây có rất nhiều điểm đặc biệt, trên tất cả vẫn là niềm yêu thương và gắn bó như những người thân ruột thịt chung một mái ấm. Ảnh: Đức Anh
Thi THPT quốc gia 2020: Thi cả phần học trên truyền hình? Các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục nói rằng, tinh giản chương trình hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, nhưng đưa nội dung dạy học trên truyền hình vào đề thi THPT quốc gia như thế nào phù hợp còn nhiều ý kiến tranh cãi. Đề thi THPT quốc gia năm nay nên đưa nội dung, kiến thức học...