Học sinh Nam Định đấu ‘Rung Chuông Vàng’, thi tài hiểu biết về biển, đảo
Được tổ chức từ năm 2013 đến nay, cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” được tổ chức dưới hình thức “ Rung Chuông Vàng” thu hút sự quan tâm của các em học sinh.
Ngày 28/9, cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” được lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tại trường THCS Mỹ Thành (xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) với sự tham gia sôi nổi của nhiều học sinh, thầy cô giáo và cả người dân địa phương.
Với hình thức tương tự chương trình “Rung Chuông Vàng”, sân chơi này mang đến cho thí sinh những câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012, chức năng, nhiệm vụ, truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; tác hại của ma túy và cách phòng chống…
Cuộc thi thu hút được sự quan tâm của các em học sinh trường THCS Mỹ Thành (xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định).
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, mục đích cuộc thi giúp tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết cho các thầy cô, học sinh, nhân dân địa phương về biển, đảo Việt Nam; các công ước quốc tế, luật biển Việt Nam; pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; về nhiệm vụ, chức năng, truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển; tuyên truyền về ma túy, tội phạm, tác hại của ma túy đối với học đường.
Video đang HOT
Từ đó, xây dựng lòng yêu nước, yêu biển, đảo quê hương, nâng cao trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; góp phần tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết, gắn bó giữa cán bộ, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với các em học sinh, đoàn viên thanh niên, thầy cô giáo và nhân dân địa phương…
Với hình thức “Rung Chuông Vàng”, các em học sinh phải trả lời các câu hỏi liên quan đến luật, công ước về biển đảo. Từ đây nâng cao kiến thức và ý thức về việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
Ngoài việc tạo ra sân chơi tri thức cho các em học sinh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cũng tặng nhiều suất học bổng và phần quà cho những em nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. Bên cạnh đó, đại diện Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cũng hỏi thăm động viên những gia đình có công với cách mạng và gia đình gặp nhiều khó khăn tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Từ tháng 3/2013 đến nay, cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” được Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức thành công tại 38 Trường THCS của 15 tỉnh, thành trên địa bàn địa bàn cả nước, với sự tham gia thi đấu của 2.700 em, với sự tham gia của hơn 39.000 đại biểu, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân.
Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Phó chính uỷ Cảnh sát biển, trao quà cho gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Ngoài chương trình “Em yêu biển, đảo quê hương” dành cho học sinh, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng trao tặng 740 suất học bổng tổng trị giá 640 triệu đồng, 172 xe đạp (1,4 triệu đồng/1 xe), gần 10 ngàn cuốn vở học sinh và 550 áo in cờ Tổ quốc. Phối hợp tặng 500 suất quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị 430 triệu đồng.
Theo VTC
Nam Định: Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử
Những vấn đề về đổi mới phương pháp đối với dạy học môn Lịch sử trong năm học 2019-2020 được Sở GD&ĐT Nam Định lưu ý cụ thể.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông các cấp THCS và THPT.
Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài trường như: Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại thực địa trong điều kiện của địa phương (tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ chi tiết để tham mưu cho lãnh đạo trường tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại thực địa qua đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống của quê hương.
Tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích như tổ chức học thực địa tại nhà Bảo tàng Công ty Dệt Nam Định, Bảo tàng cổ vật, di tích Đền Trần...). Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất bộ môn phục vụ giảng dạy và hoạt động ngoài giờ...
Hải Bình
Theo GDTĐ
Trường sư phạm trước thách thức đổi mới Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng cần giải quyết. Đặc biệt, Chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức đi vào thực hiện từ năm 2020 sẽ là cơ hội, động lực để các trường sư phạm đổi mới đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng đội ngũ. Ảnh minh họa/ Internet Tầm quan...