Học sinh muốn thực hành Toán nhiều hơn
Học 8 tiết Toán một tuần nhưng chủ yếu là lý thuyết để đi thi, Nghiêm Minh Kiên, học sinh lớp 12, muốn được “chơi” với Toán để bớt nhàm chán.
Cùng gần 600 học sinh của trường THPT Minh Phú, huyện Sóc Sơn, lên Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) để tham gia ngày hội Toán học mở 2020 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức hôm 29/11, Kiên tỏ ra hào hứng. Em đi hết gian hàng của các trường đại học, THPT và tổ chức giáo dục để tham gia những trò chơi trải nghiệm liên quan đến Toán học.
Học sinh tham gia các trò chơi về Toán trong Ngày hội Toán học mở diễn ra ngỳ 29/11. Ảnh: Dương Tâm.
Dừng lại lâu ở khu vực chơi trò xếp các mảnh gỗ có đánh số và ký hiệu Toán học, Kiên tấm tắc khen “không khó để tổ chức trò chơi như thế này nhưng hiệu quả nó đem lại rất lớn. Nó giúp em nâng cao khả năng tư duy và cảm thấy hứng thú học hơn”.
Kiên ít khi có dịp được hòa mình vào một sự kiện chỉ toàn hoạt động trải nghiệm về Toán và khoa học như vậy. Ở lớp, em được học 8 tiết Toán một tuần. Các thầy cô giảng dạy dễ hiểu, kỹ lưỡng phần lý thuyết, giúp em có đủ kiến thức, kỹ năng để tham gia các kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, phần ứng dụng Toán vào thực tế chưa nhiều, có chăng chỉ bài toán giải quyết vấn đề thực tế chứ ít khi được tham gia làm thí nghiệm, chơi trò chơi về Toán học.
“Các trải nghiệm thực tiễn về Toán như trò chơi, những phần kiểm tra vui nhộn liên quan đến logic Toán học hay thí nghiệm có ứng dụng kiến thức Toán nên được đưa vào chương trình học nhiều hơn để tăng sự hứng thú của học sinh với môn học này”, Kiên nói.
Cùng suy nghĩ với Kiên, Nguyễn Quỳnh Trang, học sinh lớp 11 một trường tư thục ở Hà Nội, cho rằng cần tăng cường hơn nữa những tiết học và hoạt động trải nghiệm về Toán thay vì chỉ tập trung vào dạy và học qua sách vở để phục vụ mục đích thi cử.
Cầm tờ giấy với câu đố giúp nhà vua xây dựng con đường đi lại giữa bốn thành phố với nhau sao cho ngắn nhất để tốn ít chi phí xây dựng nhất, Trang mất hồi lâu suy nghĩ. Đưa ra ba phương án đều không đúng, nữ sinh vẫn rất vui khi được xem phần thí nghiệm minh họa mang tên “Bong bóng xà phòng cũng biết làm Toán” để tìm ra đáp án.
“Ở lớp có học tập trung bao nhiêu có lẽ cũng không dễ nhớ bằng tham gia một hoạt động như này. Nó không chỉ đem lại cho em kiến thức mà còn giúp em học hỏi được cách tổ chức, kết nối mọi người từ anh chị sinh viên và khả năng tư duy”, Trang nói.
Học trường tư thục, cứ cách vài tuần, Trang được thực hành ứng dụng Toán học vào thực tế nhưng với em như vậy là chưa đủ. Nữ sinh hy vọng có nhiều trải nghiệm với Toán hơn để bớt sợ môn học này.
Phần thí nghiệm “Bong bóng xà phòng cũng biết làm Toán” minh hoạ đáp án cho câu đố giúp vua xây đường nối bốn thành phố. Video: Dương Tâm.
Lê Thuý Quỳnh, sinh viên năm hai ngành Toán – Tin của Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay hồi còn học ở một trường công lập tại Quảng Ninh, em ít khi được thực hành Toán học. Trong một lần thực hành đo cây ở sân trường, Quỳnh và các bạn tò mò, loay hoay không biết làm thế nào để tìm ra chiều cao chính xác của cây. Được giáo viên Toán hướng dẫn, em đã biết cách đo và tính toán. Bài học đó khiến em nhớ mãi.
Kể từ đó, Quỳnh bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về các ứng dụng của Toán học trong thực tiễn. Em tìm kiếm các hoạt động trải nghiệm Toán để tham gia. Mỗi lần được chơi trò chơi đòi hỏi tư duy, làm các mô hình dựa trên tính toán, Quỳnh lại yêu môn Toán hơn để rồi quyết định theo học lĩnh vực này ở bậc đại học.
“Rõ ràng những hoạt động trải nghiệm, trò chơi, thí nghiệm dễ tạo hứng khởi cho học sinh. Em mong muốn các trường sẽ đưa vào bài giảng, hoạt động ngoại khóa nhiều hơn những ứng dụng của Toán học để học sinh thấy được Toán muôn màu muôn vẻ chứ không khô khan như mọi người vẫn nghĩ”, Quỳnh bày tỏ.
Ngày hội Toán học mở (MOD) là chuỗi hoạt động mở về Toán do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức thường niên nhằm tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên, phụ huynh, các thầy cô giáo trải nghiệm, giao lưu văn hóa Toán học.
MOD được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội năm 2015, sau đó mở rộng ra các tỉnh thành. Năm nay, MOD được tổ chức ở Cần Thơ, Hà Nội và TP HCM. Chương trình ở Hà Nội diễn ra trong ngày 29/11 thu hút hơn 2.000 người tham dự.
Tránh "đào tạo lại", trường đại học mời doanh nghiệp về dạy cho sinh viên
Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học QGHN đã mời các chuyên gia từ các cơ quan, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước tham gia đào tạo cho sinh viên ngay từ năm thứ 3.
Ngày 22/11, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức "Ngày Hướng nghiệp". Chương trình thu hút gần 1.000 sinh viên và học viên sau đại học các ngành Khoa học dữ liệu, Khoa học máy tính và thông tin, Toán Tin và Toán ứng dụng, với sự có mặt của gần 30 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự các ngành trên.
Sinh viên Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tại ngày hướng nghiệp, các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đã chia sẻ nhiều thông tin với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát triển các kiến thức, kỹ năng mềm và có cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.
PGS.TS. Phó Đức Tài, Trưởng khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết: "Năm học 2020-2021, Khoa Toán - Cơ - Tin học có hơn 1.000 sinh viên các ngành Toán học, Toán Tin, Máy tính và Khoa học thông tin, Khoa học dữ liệu. Khoa rất chú trọng việc hợp tác giữa Nhà trường với doanh nghiệp. Thông qua phản hồi từ doanh nghiệp, Khoa hiệu chỉnh nội dung giảng dạy để chất lượng sinh viên đầu ra ngày càng tốt và phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường lao động.
Khoa còn mời các chuyên gia từ các cơ quan, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước tham gia đào tạo cho sinh viên. Tín hiệu tích cực được phản ánh thông qua con số 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp; một số sinh viên thậm chí có việc làm đúng chuyên ngành đem lại thu nhập tốt từ khi chưa tốt nghiệp".
Chia sẻ về lĩnh vực việc làm, ông Lục Đình Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc kỹ thuật công ty CP giải pháp phần mềm tài chính (FSS) cho biết, việc bùng nổ dữ liệu (bao gồm dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc) là thách thức trong lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng không thể dùng Excel hay các phần mềm tương tự để xử lý dữ liệu. Giải pháp dùng máy chủ để lưu trữ đòi hỏi chi phí cao. Xử lý dữ liệu ra sao là bài toán bắt buộc phải có đội ngũ chuyên gia về quản lý và phân tích dữ liệu.
Nhiều doanh nghiệp chia sẻ với nhà trường về hợp tác đào tạo sinh viên
Ông Đoàn Thanh Tám, Phó Trưởng ban Quản trị dữ liệu, Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel chia sẻ, với sinh viên về chủ đề "big data", đề cập đến việc thu thập, lưu trữ, xử lý "dữ liệu lớn" mà các hệ thống truyền thống không thể xử lý được. Phân tích dữ liệu lớn là quá trình xử lý các tập dữ liệu lớn với nhiều định dạng khác nhau để phát hiện ra ra các xu hướng, các mẫu ẩn, các mối tương quan chưa xác định để giúp các tổ chức/ doanh nghiệp đưa ra các quyết định tốt hơn.
Từ việc phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể dự đoán khách hàng cần gì, muốn gì. Phân tích dữ liệu lớn sẽ giúp giảm chi phí, ra quyết định nhanh và chính xác hơn. Đặc biệt, bằng việc sử dụng dữ liệu về hành vi, sở thích, mong muốn của khách hàng, phân tích dữ liệu lớn giúp các doanh nghiệp, tổ chức đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách hàng hơn. Chính vì vậy, nhu cầu thực tế về nhân lực phân tích dữ liệu lớn rất cao".
Tại cuộc tọa đàm giữa lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Tự nhiên với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên bày tỏ mong muốn giữa doanh nghiệp và Nhà trường sẽ có nhiều sự hợp tác hơn nữa.
"Doanh nghiệp cần nguồn nhân lực, trong khi sinh viên từ năm thứ 3, thứ 4 đã có thể tham gia một số công việc trong dự án thực tế của doanh nghiệp. Tuyển dụng những sinh viên này sau khi tốt nghiệp, các doanh nghiệp sẽ không mất thời gian và chi phí đào tạo, bởi các em đã có giai đoạn thực tập, làm việc thực tế tại chính những doanh nghiệp đó.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có những khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên của mình. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - với thế mạnh về toán ứng dụng, xác suất thống kê, ... sẵn sàng cử chuyên gia, trong đó có nhiều thầy cô được đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài về, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho các doanh nghiệp" - ông Linh nhấn mạnh.
Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp tham dự tọa đàm cũng chia sẻ, góp ý và gợi ý cho Nhà trường về việc bổ sung và cải tiến một số môn học.
PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh cho biết: "Trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu. Trong những năm gần đây Nhà trường cũng đặc biệt chú trọng phát triển một số ngành khoa học ứng dụng và chương trình đào tạo định hướng ứng dụng.
Bên cạnh đó, Nhà trường đề cao việc trang bị thêm cho sinh viên năng lực ngoại ngữ cần thiết trong công việc và các kỹ năng để có thể làm việc theo nhóm và khả năng sáng tạo để có một sự nghiệp lâu dài.
Nhà trường cũng tạo điều kiện để sinh viên được làm quen và cọ xát với môi trường làm việc bằng việc thực tập ở các cơ quan, doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ sự hài lòng với những gì nhiều sinh viên của Nhà trường thể hiện trong quá trình thực tập và mời làm việc chính thức ngay khi sinh viên ra trường".
Thầy giáo 'soái ca' sẵn sàng cho sinh viên điểm 10 của trường Tự nhiên Luôn gần gũi, thấu hiểu và lắng nghe sinh viên, thầy giáo Vũ Nguyễn Sơn Tùng (giảng viên khoa Toán cơ - Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) khiến học trò "phát cuồng" vì những tiết học thoải mái, đầy hứng khởi. Thầy giáo sẵn sàng cho học sinh điểm 10 và trao cơ hội "làm...