Học sinh mồ côi cha, mẹ do đại dịch COVID-19 có tư tưởng bỏ học
Vấn đề học sinh bỏ học sau khi mồ côi cha, mẹ trong đại dịch COVID-19 được nêu ra trong cuộc gặp của đại diện giáo viên với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng nay.
Hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay, 19-11, các thầy, cô giáo trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô đã có cuộc gặp với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong cuộc gặp này, thầy Trang Thành Giá, trường THPT Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau cho biết đang có hiện tượng học sinh mồ côi cha, mẹ do đại dịch COVID-19 bỏ học để đi làm nuôi gia đình. Thầy đền nghị Bộ và Trung ương Đoàn – đơn vị tổ chức chương trình có chính sách hỗ trợ các em để yên tâm tới lớp.
Cũng về khó khăn trong việc dạy và học do COVID-19 gây ra, thầy Lê Châu Khoa, Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng, đề nghị một kênh Youtube riêng để truyền tải tri thức đến học trò.
“Với học sinh vùng cao, vùng sâu, giáo viên không thể dạy theo kiểu khô cứng, cào bằng. Thay vì sử dụng bài giảng mẫu, các thầy, cô có thể tự biên soạn giáo án trực tuyến trên các trang mạng xã hội. Bài giảng như vậy sẽ chứa đựng nhiều tâm huyết, phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh khác nhau” – thầy Khoa nói.
Đại diện các thầy cô chia sẻ tại buổi gặp gỡ. Ảnh: HẢI ĐĂNG
Sau khi lắng nghe ý kiến của các thầy, cô giáo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh bày tỏ sự biểu dương, ghi nhận nỗ lực dạy học, chăm lo cho học sinh và sẻ chia với những khó khăn của các thầy cô. Bà cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đang kêu gọi xã hội cùng vào cuộc, triển khai các chương trình thiết thực hỗ trợ giáo viên, mà Chia sẻ cùng thầy cô là ví dụ.
Chương trình năm 2021 này, đơn vị tổ chức hướng tới tuyên dương các giáo viên có sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh COVID-19. Từ 116 gương thầy, cô giáo do 57 tỉnh, thành phố và các tổ chức giới thiệu, Hội đồng xét chọn đã lựa ra ra 50 gương tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương vào dịp 20-11..
Video đang HOT
Nhiều địa phương bắt đầu mở cửa trường đón học sinh
Nhiều địa phương bắt đầu cho học sinh trở lại trường học từ ngày 15/11 khi đảm bảo các quy định phòng chống dịch COVID-19.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng thống nhất với đề xuất của Sở GD&ĐT về việc tổ chức dạy học trực tiếp cho khối 12 từ ngày 22/11; khối lớp 10 và 11 từ ngày 29/11. Việc đi học lại chỉ triển khai tại các địa phương vùng dịch cấp độ 1 và 2, nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình. Học sinh vùng cấp độ 3, học sinh thuộc diện cách ly y tế tập trung thì học trực tuyến.
Học sinh các khối lớp 8, 9 dự kiến sẽ đến trường sau khi các em được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 đủ 14 ngày. Với các khối lớp còn lại, nếu tình hình dịch bệnh ổn định thì sẽ có kế hoạch cụ thể.
Đồng Nai cũng có kế hoạch cho sinh viên và học sinh các cấp trở lại trường từ ngày 22/11 đến 1/12. Mỗi huyện, thành phố chọn từ 1 đến 4 cơ sở giáo dục tổ chức thí điểm.
Sau ngày 1/12, các địa phương rà soát, đánh giá quá trình tổ chức cho học sinh đi học tại cơ sở giáo dục và tình hình thực tiễn dịch bệnh tại địa phương để đưa ra quyết định tiếp theo về việc tổ chức cho sinh viên, học sinh các cấp trở lại trường.
Sau mỗi tuần, phòng GD&ĐT đánh giá độ an toàn và các điều kiện để tham mưu UBND huyện/thành phố điều chỉnh phương án theo hướng mở dần với trẻ lứa tuổi nhà trẻ (có thể tổ chức cho trẻ ăn sáng theo nhu cầu đăng ký của phụ huynh).
Với giáo dục phổ thông và thường xuyên, thời gian đầu ưu tiên cho học sinh lớp 1, 2, 9, 12. Sau mỗi tuần, các cơ sở giáo dục đánh giá độ an toàn và điều kiện để tăng dần số lượng học sinh.
Nhiều địa phương cho học sinh trở lại trường. (Ảnh minh họa: Zing)
Tại Lâm Đồng, UBND TP Bảo Lộc cũng thống nhất chủ trương cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 15/11.
Do dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Việt Yên ( Bắc Giang) được kiểm soát, Chủ tịch UBND huyện quyết định cho phép các trường tiểu học, THCS đón học sinh trở lại trường học trực tiếp từ ngày 15/11. Riêng học sinh các trường mầm non tiếp tục nghỉ cho đến khi có thông báo mới.
Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho học sinh đi học trở lại từ 15/11, trong khi một số trường ở Nghi Sơn vẫn tổ chức dạy học trực tuyến.
Từ ngày 15/11, Sở GD&ĐT Nghệ An quyết định chuyển từ hình thức dạy học trực tuyến sang hình thức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến cho tất cả học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Vinh. Địa bàn áp dụng là học sinh vùng dịch cấp độ 1 và 2.
Riêng những học sinh đang thuộc diện cách ly y tế tập trung hoặc đang sinh sống và cư trú trong vùng có dịch COVID-19 vẫn sẽ học trực tuyến.
Sau khi ổn định hoạt động dạy và học trực tiếp cho học sinh lớp 12, các trường tiếp tục xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch COVID-19 để chuẩn bị cho học sinh lớp 10 và lớp 11 trở lại trường học tập.
Tại Hà Tĩnh, học sinh ở thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà đến trường trở lại từ 15/11. Tuy nhiên, một số trường trên địa bàn tỉnh tiếp tục dạy trực tuyến do liên quan ca mắc COVID-19.
Huyện Nam Trà My ( Quảng Nam) cho phép trường học tại 7 xã Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Vân và Trà Vinh dạy học tập trung trở lại từ 15/11. Học sinh 3 xã Trà Mai, Trà Don và Trà Tập tiếp tục nghỉ học.
Huyện Núi Thành cho học sinh ở những xã vùng xanh, vàng đi học từ 15/11. Trường học ở vùng cam kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến.
Sở GD&ĐT Phú Thọ cho phép các địa bàn thuộc thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, trường THPT Phong Châu cho học sinh đi học trực tiếp trở lại từ ngày 15/11.
Để đảm bảo phòng chống dịch khi dạy học trực tiếp, Sở yêu cầu các trường tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp, đồ dùng dạy học,... cũng như xây dựng phương án tổ chức dạy học 2 ca theo khối buổi sáng và buổi chiều; bố trí thời điểm ra, vào lớp, thời điểm bắt đầu và kết thúc buổi học, thời gian nghỉ giữa các tiết học và quản lý học sinh bảo đảm phù hợp.
Đối với cấp mầm non, nhà trường sẽ phối hợp với phụ huynh học sinh để thống nhất phương án chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường trên tinh thần tự nguyện; tùy theo tình hình cụ thể nghiên cứu xem xét việc tổ chức bán trú, bảo đảm an toàn cho trẻ.
Đối với giáo dục tiểu học, tạm thời các trường chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày, không tổ chức dạy buổi 2 và các hoạt động sau giờ chính thức trong ngày cho đến khi có thông báo mới.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, các địa phương không nên lo lắng quá mà hạn chế việc trẻ em đi học, nhất là các lớp đầu cấp như lớp 1, bậc tiểu học. Bộ Y tế đã hướng dẫn các địa phương biện pháp phòng chống dịch khi mở cửa trường học trở lại, để vừa học nhưng cũng đảm bảo an toàn.
Các địa phương không nên chờ vaccine mới mở cửa trường học, vì hiện chỉ tiêm cho trẻ 12 tuổi trở lên. Hơn nữa, Bộ trưởng Y tế cho rằng rủi ro ở lứa tuổi 6 - 11 không lớn. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương mạnh dạn cho các cháu đi học, nhất là địa phương ở cấp độ 1, 2.
Nghị quyết 128 nêu rõ cấp độ 1 đi học bình thường, nhưng đến nay mới có 22 địa phương có kế hoạch này; vùng cấp độ 3 mới kết hợp học trực tiếp với trực tuyến, người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh.
NÓNG: Thông tin mới về thời gian đi học trở lại của học sinh TP. Đà Nẵng Dự kiến cuối tháng 11, học sinh các khối THPT ở TP. Đà Nẵng sẽ được đến trường học trực tiếp trở lại. CẬP NHẬT: Theo cập nhật mới nhất từ cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Đà Nẵng, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND thành phố này đã thống nhất đề xuất của ngành giáo dục...