Học sinh miền núi Ninh Thuận sáng chế phần mềm học tiếng Raglai trên điện thoại
Xuất phát từ nhu cầu tự học và bảo tồn tiếng dân tộc Raglai, hai học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Pinăng Tắc, huyện miền núi Bác Ái ( tỉnh Ninh Thuận) là Mai Vĩ Hào (học lớp 12A1) và Pinăng Bảo (học lớp 12A2) đã tìm hiểu, sáng chế thành công phần mềm tự học tiếng dân tộc Raglai trên điện thoại thông minh với nhiều tính năng hữu ích.
Đề tài của hai em đã đoạt giải Ba cuộc thi “ Sáng tạo thanh thiếu niên – nhi đồng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII năm 2019″.
Mai Vĩ Hào và Pinăng Bảo ghi âm tiếng Raglai để đưa vào phần mềm ứng dụng học tiếng Raglai trên điện thoại thông minh.
Chia sẻ về ý tưởng sáng chế ứng dụng, em Pinăng Bảo cho biết: “Trường của em là trường dân tộc nội trú, đa số các bạn học sinh là người dân tộc Raglai. Ở trường và khi đi chơi với bạn bè, em nói tiếng Raglai nhiều bạn không hiểu. Xuất phát từ nhu cầu trao đổi, bảo tồn tiếng dân tộc của mình, em cùng với bạn Hào tìm hiểu, xây dựng phần mềm học tiếng Raglai trên điện thoại thông minh để tạo thuận lợi cho việc học tiếng Raglai ở mọi lúc mọi nơi, dành cho tất cả mọi người có nhu cầu”.
Từ tháng 2/2019, các em bắt đầu thiết kế ứng dụng. Mai Vĩ Hào cho biết, khó khăn lớn nhất đối với các em là sử dụng ngôn ngữ lập trình và nhập liệu. Để mã hóa tất cả các dữ liệu ngôn ngữ Raglai thông dụng thành một ứng dụng chạy trên nền tảng hệ điều hành Android trên điện thoại thông minh, các em nghiên cứu, thu thập tiếng Raglai rồi hệ thống lại trên phần mềm Microsoft Word. Sau đó, đọc ghi âm lại để xây dựng dữ liệu rồi sử dụng ngôn ngữ lập trình Java viết Code mã hóa ngôn ngữ thành các lớp theo chủ đề tiếng Raglai liên kết với nhau.
Nhiều từ ngữ Raglai cổ, phương ngữ địa phương được bà con dân tộc Raglai sử dụng với nhiều tầng nghĩa khác nhau. Trong quá trình xây dựng ứng dụng, các em phải tham khảo tài liệu, chuyên gia ngôn ngữ tiếng Raglai, hỏi ông bà cha mẹ, người lớn tuổi trong làng giải thích cặn kẽ để nắm chắc ý nghĩa của từ đó mới đưa vào phần mềm. Sau 3 tháng miệt mài nghiên cứu, các em đã hoàn thành xong phần mềm ứng dụng học tiếng Raglai trên điện thoại.
Video đang HOT
Ứng dụng học tiếng Raglai được tạo với 15 textbox có giao diện thân thiện, dễ sử dụng gồm các phần: Màn hình giao diện, từ điển, cách đọc, câu, màu, từ nhân xưng, món ăn gia vị, con vật, số đếm, cơ thể người, thời gian, dụng cụ nhà bếp, thực vật, gia đình, trường lớp. Phần mục từ điển, khi nhập từ cần tra thuật toán phân tích sẽ tìm kiếm và hiện ra các từ, chữ có các âm đầu giống nhau với hai song ngữ Raglai – Việt. Mỗi từ có quy ước đọc âm đầu, phiên âm, dịch nghĩa và phần phát âm mẫu.
Phần mềm học tiếng Raglai trên điện thoại thông minh.
Thầy giáo Bùi Hữu Pha, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Pinăng Tắc cho hay, hai em đã vận dụng tốt các kiến thức được học trên lớp, kết hợp nghiên cứu qua tài liệu và sách báo, mạng internet để tạo ứng dụng tự học tiếng dân tộc Raglai trên điện thoại thông minh rất hữu ích. Trong quá trình thực hiện, hai em có nhiều cách làm rất sáng tạo, mỗi khi gặp khó khăn các em không nản chí mà kiên trì tìm cách vượt qua.
Đồng bào dân tộc Raglai có những trường ca, truyện thần thoại, cổ tích có giá trị lịch sử, nghệ thuật và mang tính giáo dục sâu sắc, tuy nhiên phần lớn chỉ được lưu giữ bằng hình thức truyền miệng. Hiện nay có rất ít người Raglai biết đọc, biết viết tiếng dân tộc của mình. Ứng dụng tự học tiếng Raglai trên điện thoại thông minh giúp học sinh dễ dàng học, tra cứu tiếng Raglai. Đồng thời, ứng dụng cũng giúp cán bộ, giáo viên lên địa bàn công tác biết được tiếng nói, chữ viết của đồng bào để có thể giao tiếp, hiểu biết hơn về văn hóa, phong tục tập quán, từ đó phục vụ tốt cho hoạt động chuyên môn.
Mai Vĩ Hào và Pinăng Bảo chia sẻ, phần thưởng lớn nhất đối với hai em là những kinh nghiệm các em rút ra từ quá trình nghiên cứu, sáng tạo thành công phần mềm ứng dụng nhằm góp phần bảo tồn tiếng Raglai. Các em sẽ cố gắng thu thập nhiều từ ngữ hơn nữa để bổ sung cho phần mềm, cải thiện giao diện, đồng thời tải lên CH Play (kho ứng dụng hệ điều hành Adroid) để mọi người tải ứng dụng về sử dụng dễ dàng hơn.
Nguyễn Thành
Theo Baotintuc.vn
Học sinh miền quê lập nhóm nghiên cứu khoa học
Thành lập hơn 4 năm, CLB Ươm mầm khoa học kỹ thuật phổ thông của học sinh Đồng Nai gặt hái hơn 20 giải thưởng cấp huyện, tỉnh và quốc gia.
Căn phòng nhỏ chừng 16 m2 của thầy Nguyễn Thanh Phương (giáo viên môn Công nghệ, trường THPT Thống Nhất A) nhộn nhịp hơn mỗi sáng chủ nhật. Hơn 10 học sinh nam nữ cùng cắt, hàn, chạy thử robot... để "hô biến" những ý tưởng sáng tạo của mình thành sản phẩm hữu ích.
Các thành viên hoạt động mô hình Máy rũ phân cút, sản phẩm được giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đồng Nai năm 2019. Ảnh: Phước Tuấn.
Bốn năm trước, xuất phát từ Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, thấy một số học trò có đam mê nghiên cứu thầy Phương liền động viên các em tham gia. Thầy cũng chính là người hướng dẫn cho các đề tài, giúp những ý tưởng sơ khai thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Năm đó, CLB lần đầu tiên đạt giải khuyến khích đã thôi thúc thầy trò phát huy hơn các giải pháp của mình. Những năm sau, các sản phẩm được đưa ra có tính thực tiễn cao hơn như: máy nghiền đất, thu hoạch nghêu; robot vận chuyển, mô hình giao thông thông minh; robot quản gia; máy rũ phân cút... liên tiếp được giải ở cấp huyện, tỉnh và quốc gia.
Để duy trì CLB, thầy Phương phải tự bỏ tiền túi để mua sắm dụng cụ nghiên cứu, làm sản phẩm. Sau khi bắt đầu có tiền từ các giải thưởng, CLB mới đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động. "Các em đến với CLB chủ yếu là đam mê, kinh phí eo hẹp, thầy và trò phải tận dụng tối đa những gì rẻ nhất để sáng chế", nam giáo viên nói.
Với phương châm "học sinh tự sáng tạo, tìm tòi và tự làm ra sản phẩm", thầy Phương chỉ là người hướng dẫn. "Từ những ý tưởng của các em học sinh, tôi sẽ đặt ra các câu hỏi và định hướng để các em tự giải quyết vấn đề. Có những lúc thầy trò chưa hiểu nhau, cũng tranh luận dữ lắm mới tìm ra được giải pháp tốt nhất", thầy Phương cho biết.
Em Sầm Đức Anh, trưởng nhóm sản phẩm Máy rũ phân cút, đạt giải nhất cấp tỉnh cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2019 cho rằng, việc tham gia CLB đã giúp cho học sinh phổ thông tiếp cận được những bài học trên lớp về cơ điện, điện tử, công nghệ. "Tham gia ba năm nay giúp em nhiều bài học và sáng tạo hơn, là tiền đề cho chúng em theo đuổi đam mê, vững chắc để bước chân vào giảng đường đại học", Anh nói.
Trong khi đó, nữ sinh Thanh Trúc (lớp 12, trường THPT Thống Nhất A) cho biết rất bổ ích khi tham gia cùng các bạn. Từ những ý tưởng mơ hồ, cùng trao đổi, tìm hiểu và làm ra sản phẩm đã cho những thành viên nhiều bài học quý báu về tinh thần làm việc nhóm. Trúc chia sẻ: "Tham gia CLB nhưng em vẫn tập trung vào việc học ở lớp, biết phân bố thời gian cho hợp lý nên bố mẹ rất ủng hộ".
UBND tỉnh Đồng Nai vừa trao 6 giải nhất, 12 giải nhì, 18 giải ba và 30 giải khuyến khích cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Đồng Nai 2019. Trong đó sản phẩm Máy rũ phân cút của 4 thành viên trong CLB được trao giải nhất và giải Sáng tạo. Ngoài ra CLB đạt nhiều giải nhì, ba và khuyến khích với những sáng kiến của các thành viên.
Máy rũ phân cút hoạt động theo nguyên lý trục xoay chiều cuốn lưới được người dân dùng lót phân dưới chuồng trại. Khi lưới đi qua máy sẽ được gạt phân lại, rũ sạch lưới. Phân được gạt xuống bao chứa. Ngoài ra hệ thống thanh chắn linh hoạt đưa lên cao hoặc xuống thấp phù hợp chuồng cút nhiều tầng. Sản phẩm được Ban giám khảo đánh giá cao, mang tính thực tiễn, có thể sản xuất áp dụng vào cuộc sống.
Phước Tuấn
Theo VNE
Khi nữ sinh giúp đỡ nam sinh làm... lập trình Giúp đỡ nam sinh kiểm tra code, phụ trách luôn phần lập trình giúp robot hoạt động... là những gì mà các bạn nữ sinh làm được tại cuộc thi Olympic Robot dành cho học sinh phổ thông trên địa bàn TPHCM. Những tưởng niềm đam mê lập trình chủ yếu dành cho những bạn nam, nhưng tại cuộc thi Olympic Robot do...