Học sinh miền núi ‘né’ ngoại ngữ
Hôm nay (4.6), thí sinh sẽ bước vào hai môn thi tự chọn cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong đó có môn ngoại ngữ – một trong những môn thi có nhiều thay đổi về cách ra đề và cũng như kỹ thuật làm bài.
Thí sinh Trường THPT Nam Lương Sơn (Hòa Bình) đang làm bài thi – Ảnh: Hồng Vân
40 phút trắc nghiệm, 20 phút thi viết
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT gửi về các sở GD-ĐT, phần thi trắc nghiệm thí sinh sẽ làm bài trong 40 phút, phần thi viết cố định thời gian 20 phút. Thí sinh làm bài phần trắc nghiệm trước, thu bài phần này xong mới làm bài phần thi viết.
Khi đi kiểm tra một số hội đồng thi hôm qua (3.6), ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, lưu ý: “Hết giờ phần thi trắc nghiệm, thu bài xong, khi có hiệu lệnh mới cho thí sinh làm bài phần thi viết, dù thí sinh làm xong sớm phần trắc nghiệm cũng phải ngồi chờ đến giờ mới làm phần viết. Thí sinh làm bài phần thi viết xong trước thời gian quy định cũng không ra phòng thi sớm”.
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý: Thời gian thu bài phần trắc nghiệm là 10 phút (không tính vào thời gian làm bài thi). Như vậy, tổng thời gian cho việc thi môn ngoại ngữ sẽ là 70 phút, trong đó 60 phút làm bài. Các hội đồng coi thi phải có hiệu lệnh riêng (tính giờ làm bài, thu bài) đối với từng phần thi, theo thứ tự.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Mai Văn Trinh khẳng định dù có 2 phần nhưng môn ngoại ngữ theo thang điểm 10.
Video đang HOT
Khi chấm thi, phần trắc nghiệm gửi về Bộ GD-ĐT để chấm bằng máy còn phần thi viết các sở GD-ĐT sẽ chấm như đối với các bài thi tự luận khác.
Về việc xử lý điểm phúc khảo, Bộ GD-ĐT quy định khi điểm chấm lại môn ngoại ngữ chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 10% điểm phần thi viết trở lên thì điểm phúc khảo là điểm mới của phần thi này.
Chỉ 19 học sinh Lai Châu thi ngoại ngữ
Học sinh các tỉnh miền núi phía bắc chọn thi môn ngoại ngữ thấp nhất so với cả nước. Toàn tỉnh Lai Châu chỉ có 19 học sinh lựa chọn thi tiếng Anh, Hà Giang 52 , Điện Biên 128, Bắc Kạn 140, Cao Bằng 170…
Bà Hoàng Thu Phương, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Lai Châu, cho biết: “Chỉ có vỏn vẹn 2/19 hội đồng thi có thí sinh đăng ký thi ngoại ngữ. Trong đó, Hội đồng thi THPT chuyên Lê Quý Đôn có 17 thí sinh; 2 em còn lại là của hội đồng thi thuộc trung tâm GDTX của thị xã. Như vậy, toàn tỉnh có tới 17/19 hội đồng “trắng” thí sinh thi ngoại ngữ”.
Ngoại ngữ là môn có ít thí sinh đăng ký dự thi nhất của Hòa Bình, với tỷ lệ 6,09%. Theo thống kê của Sở GD-ĐT, có tới 29/37 hội đồng thi không có thí sinh nào thi ngoại ngữ. Trong đó, khối GDTX không có hội đồng nào có thí sinh thi ngoại ngữ; 5 hội đồng chỉ có từ 1-3 thí sinh. Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Hòa Bình, lý giải: “Học sinh miền núi thường có xu hướng né các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ. Có tới hơn 400 trong hơn 500 thí sinh thi ngoại ngữ là học sinh ở các trường THPT của thành phố Hòa Bình. Phần lớn các em chọn các môn thi khoa học xã hội. Ví dụ, môn địa có tới 72,65% thí sinh đăng ký dự thi; môn lịch sử có 31,49%…”
Theo TNO
Đề Hóa không khó
Học sinh ban A chỉ cần 30 phút để hoàn thành bài thi môn Hóa, còn học sinh ban C, D cũng không thấy khó khăn khi làm bài thi trắc nghiệm môn này.
Học sinh vui vẻ sau giờ thi môn Hóa ở điểm thi THPT Nguyễn Tất Thành. Ảnh: Quý Đoàn.
Ở điểm thi THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), thí sinh kết thúc 60 phút làm bài thi môn Hóa với tâm trạng vui vẻ. Nhiều em cho biết, từ lúc phát đề cho đến khi tính giờ làm bài đã tranh thủ làm được một nửa đề thi.
Tống Duy Minh, lớp 12 Toán (THPT Hà Nội - Amsterdam) nhận định, với học sinh ban A thì đề thi quá dễ, thời gian làm bài thừa nhiều. "Em chỉ mất mười phút đầu tiên để làm bài thi của mình. Phần lý thuyết khá nhiều và phần công thức hóa học, bài tập tính toán cũng không làm khó học sinh", Minh nói.
Còn với học sinh ban D như Hoàng Thanh Vân (lớp 12A2, THPT Nguyễn Siêu) thì 60 phút đủ để em làm bài. Vân không tập trung nhiều để ôn thi Hóa, song em vẫn hoàn thành bài thi và tự tin đạt điểm khá.
TP HCM những ngày này trời liên tục mưa lớn, sau khi thi xong môn Hóa các thí sinh tại hội đồng thi THPT Phú Nhuận lại nháo nhác chạy tránh mưa.
Dù làm khít với thời gian nhưng nhiều thí sinh vẫn cho rằng đề Hóa năm nay không khó và gần như không có câu nào nâng cao. Thí sinh Mỹ Linh cho biết cô chỉ mất khoảng một nửa thời gian để hoàn thành bài thi, sau đó ngồi kiểm tra lại. "Em nghĩ mình được 7-8 điểm ở môn này", Linh nói..
Học khối A, Kim Hiệp khẳng định mình sẽ đạt điểm tuyệt đối. Với khoảng 30% đề thi là bài tập dạng toán, còn lại đều là lý thuyết hoặc ở dạng bài tính toán nhanh nên đề không gây khó khăn cho thí sinh. Ở phòng thi của Hiệp, khi hết 40-50 phút thì tất cả đã làm bài xong.
"Đề ra vào kiến thức cơ bản và tập trung chủ yếu ở chương trình học lớp 12, lại đã được ôn tập nên nhiều bạn tự tin sẽ đạt từ 8 điểm trở lên", Hiệp cho hay.
Đề dễ khiến học sinh rất tự tin. Ảnh: Quý Đoàn.
Thầy Trần Xuân Phú, giáo viên Hóa học trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) cho rằng, năm nay thí sinh có lợi thế là có thể chọn môn thi tốt nghiệp tương ứng với khối thi đại học, vì vậy khả năng làm bài thi sẽ tốt hơn. Với đề thi hóa, thí sinh chỉ cần 30-40 phút là có thể hoàn thiện bài làm. Đối với các học sinh ban C, D có thể sẽ gặp khó khăn ở một số câu hỏi khó nhưng vẫn có thể đạt 7-8 điểm.
"Điểm mới của đề thi năm nay là xuất hiện nhiều câu hỏi gắn với thực tế cuộc sống như việc bảo vệ ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt... bằng phương pháp điện hóa cần phải gắn vào mặt ngoài kim loại nào, hay cách xử lý chất thải có tính axit...", thầy Phú cho hay.
16h, thí sinh lựa chọn môn Địa sẽ bắt đầu làm bài thi. Sáng mai, thí sinh thi hai môn tự chọn Ngoại ngữ, Sinh học, kết thúc kỳ thi tốt nghiệp 2014.
Theo VNE
Nhà sư hơn 40 tuổi đi thi tốt nghiệp Nhà sư Tống Thị Thúy Lan 42 tuổi (Ninh Bình) và anh Nguyễn Sơn Tùng 47 tuổi (Hà Nội) là những thí sinh đặc biệt của mùa thi tốt nghiệp 2014. Tại Hội đồng thi trường THPT Nguyễn Huệ (Ninh Bình), thầy Trần Văn Hanh, chủ tịch Hội đồng thi cho biết, toàn hội đồng có hơn 400 em dự thi với 51...