Học sinh Malaysia ‘vào tù’ để học cuộc sống
Trải qua nửa ngày ở nhà tù, các cô cậu học sinh có được những bài học quý giá để ý thức hơn và biết tránh xa những điều sai trái.
Học sinh Malaysia trong một chuyến đi thực tế ở nhà tù – Ảnh: The Star
Theo báo The Star của Malaysia ngày 24-11, khoảng 300 học sinh tại thành phố Kajang, bang Selangor (Malaysia) đã có nửa ngày tham gia chuyến đi thực tế đến các nhà tù như là một phần của chương trình “Thông điệp từ nhà tù”.
Chuyến đi do Quỹ phòng chống tội phạm Kajang tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức và giúp các em tránh xa những hành vi không lành mạnh trong xã hội.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, trước mặt các em học sinh, những phạm nhân tham gia chương trình điều trị tâm lý có tên “Sự lựa chọn và hi vọng” đã có những phút trải lòng về những lỗi lầm dẫn đến tù tội của họ trong quá khứ.
Johny Ch’ng Ewe Gee, giám đốc đặc biệt của chương trình “Thông điệp từ nhà tù”, cho biết nhiều em học sinh đã không kiềm được sự xúc động trước các vở kịch do phạm nhân đóng và hứa sẽ không bao giờ chọn sai đường.
“Chúng tôi tin rằng giáo dục là chìa khóa và học sinh nên được tiếp cận từ sớm” – ông Ch’ng nói.
Theo thanhnien
Ngôi trường duy nhất dành cho người bị bạo lực học đường ở Anh quốc: Giáo viên mặc thường phục, coi học sinh như bạn bè
Theo số liệu thống kê, mỗi năm Anh Quốc có khoảng 16.000 học sinh từ 11-15 tuổi phải bỏ học vì bạo lực học đường.
Video đang HOT
"Trong cái đất nước này, những đứa trẻ đi bắt nạt người khác lại nhận được trợ cấp giáo dục, còn những em bị bắt nạt thì không," - Carrie Herbert, cựu giáo viên, đồng thời là người sáng lập ra Red Balloon, trung tâm dạy học kiêm điều điều trị tâm lý cho học sinh bị bắt nạt ở Anh cho biết.
Mỗi năm, Anh Quốc có khoảng 16.000 học sinh bỏ học vì bắt nạt học đường
Red Balloon - Nơi duy nhất quan tâm tới các nạn nhân của bạo lực học đường tại Anh Quốc
Xót xa trước tương lai có thể sẽ rất tăm tối của những học sinh bị bắt nạt đến mức phải bỏ học (vì chấn thương tâm lý và thiếu bằng cấp), Carrie Herbert đã thành lập Red Balloon ngay từ nhà riêng của mình. Và dù không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chính phủ, bà vẫn nỗ lực mở rộng trung tâm dạy học.
Sau 2 thập kỷ, Red Balloon của Herbert bây giờ đã có mặt ở cả Norwich, Cambridge, Harrow và Reading. Học sinh được tập hợp theo các nhóm 5 người, vừa học kiến thức phổ thông, vừa được tư vấn, điều trị tâm lý.
Không dừng lại ở đó, Red Balloon còn có cả một chương trình trực tuyến "Red Balloon of the Air" để có thể hỗ trợ cho các nạn nhân học đường trên khắp Vương quốc Anh.
16.000 học sinh tự bỏ học mỗi năm vì bạo lực học đường
Trong số 200 học sinh nhập học Red Balloon trong năm 2017-2018, có rất nhiều em đã bỏ học hơn 1 năm và từng suy sụp đến mức tự hủy hoại bản thân, thậm chí là tự tử nữa.
88% phụ huynh trước khi đem con đến gửi gắm ở Red Balloon cho hay, sức khỏe tinh thần của con em họ vô cùng nghiêm trọng, bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu cấp tính và rối loạn ăn uống.
"Chúng tôi đem đến một chương trình học thuật và trị liệu để giúp các em đi đúng hướng, từ đó tái kết nối với xã hội," - trích dẫn cam kết của Red Balloon
"Tất cả các em đều từng phải trải qua một khoảng thời gian khủng khiếp và đã tự ý bỏ học," - Hannah Letters, một nạn nhân của nạn bắt nạt học đường từng được Red Balloon giúp đỡ chia sẻ.
Hồi 11 tuổi, Letters bị cô lập ở trường. Khi biết mẹ của Letters bị bệnh ung thư, một người bạn học còn ác ý bảo: "Nếu mày chăm sóc tốt cho mẹ, mẹ mày đã không bị ung thư."
Câu nói ấy khiến Letters vô cùng đau khổ, và cứ nghĩ bệnh của mẹ là do mình thật. Vì liên tục bị bạn bè xấu hành hung, Letters trở nên sợ hãi và chán ghét trường lớp. Ở tuổi 14, cô bé cố gắng tự sát.
Và Letters cũng không phải nạn nhân duy nhất của bạo lực học đường tại Anh. Theo số liệu thống kê, mỗi năm Anh Quốc có khoảng 16.000 học sinh từ 11-15 tuổi phải bỏ học vì bạo lực học đường.
Hồi phục sự tự tin để kết giao và trở lại cộng đồng
Bây giờ, Letters đang tuổi 17 phơi phới sức trẻ. "Tại Red Balloon, giáo viên không xem học sinh là đám con nít. Chúng tôi cảm thấy mình được tôn trọng và có thể tin tưởng các thầy cô giáo. Họ hướng dẫn để chúng tôi có thể tìm ra thứ mà bản thân muốn làm," - cô chia sẻ.
Giống như Letters, có đến 9/10 nạn nhân của bạo lực học đường tìm đến Red Balloon, khi rời khỏi đây có thể đi học trở lại, tìm kiếm việc làm hoặc đăng ký học nghề.
Hannah Letters, cô bé từng suy sụp đến mức tự hại giờ đang ngời ngời tự tin, với mơ ước trở thành bác sĩ phẫu thuật thần kinh trong tương lai
Các giáo viên của Red Balloon chỉ mặc thường phục. Họ dành đến cả nửa thời gian trong ngày để trò chuyện, lắng nghe tâm sự của các em. "Mục tiêu của chúng tôi là tìm cách đưa chúng trở lại trường học, biết làm thế nào để xây dựng các mối quan hệ và hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ," - Herbert cho biết.
"Vì các em đã đánh mất hết sự tự tin nên chúng tôi muốn cho các em hiểu được rằng, chúng vẫn là những đứa trẻ có năng lực và có thể tự giải quyết vấn đề."
Và điều cuối cùng, có lẽ cũng là điều quan trọng nhất, "Chúng tôi muốn các em tìm được bạn bè," - Herbert nói.
Ở Red Balloon, bạn bè đầu tiên của một nạn nhân học đường cũng là người đồng cảnh ngộ. "Khi chúng tôi gặp nhau, mọi người đã lập tức chấp nhận tôi, vì họ biết tôi cũng giống như mình," - Gaby, một cựu học sinh của Red Balloon kể lại. "Hơn nữa, khi từng bị bắt nạt, hình như chuyện ấy cũng khiến người ta trở nên khoan dung và cởi mở hơn thì phải."
Chỉ sau 3 tháng ở Red Balloon, Gaby đã đủ tự tin để rời khỏi đây và đón mùa khai giảng mới.
Tham khảo: The Guardian
Theo Helino
Chia sẻ của nữ giáo viên muốn mang Văn đến gần hơn với đời Cô giáo Nguyễn Kim Anh, Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) dạy Văn thông qua những trải nghiệm thực tế dành cho học trò. Không có quá nhiều thăng trầm trong việc chọn lựa nghề, cô Kim Anh yêu thích và kiên trì theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên dạy Văn từ khi còn trẻ. 27 năm công...