Học sinh mắc lỗi, phạt như thế nào là phù hợp
Những ngày gần đây, việc một cô giáo ở Hà Nội phạt học sinh quỳ hay một giáo viên ở Hải Phòng liên tục đánh vào mặt, vào người học sinh đã khiến dư luận rất bất bình. Nhiều giáo viên và các nhà giáo dục đã chia sẻ kinh nghiệm sư phạm về các hình thức thưởng, phạt nghiêm minh mà học sinh không bị tổn thương về thể chất lẫn tinh thần.
“Nghệ thuật thưởng – phạt”
Cô Trần Thị Hội, giáo viên trường THPT Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) cho biết: Học sinh cấp III đa phần đã tự chủ được hành động cũng như suy nghĩ. Về mặt cảm xúc, học sinh cũng biết kiềm chế, phân biệt được những gì nên làm và không nên làm. Song ở lứa tuổi này các em lại có mong muốn khẳng định mình và có “cái tôi” rất cao. Các em muốn được người khác công nhận nên cần nhất là sự tâm lý, sự động viên, nhắc nhở kịp thời của người lớn. Đôi khi, những sự việc rất nhỏ nhưng do tác động từ bên ngoài, nên đẩy sự việc đi xa và mất kiểm soát.
Bức ảnh học sinh quỳ gối này lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội trong những ngày qua.
Cô Trần Thị Hội còn nhớ một tình huống nhỏ khi cô mới vào nghề. Buổi lên lớp đầu tiên của cô, có học sinh không đứng lên chào do thấy cô giáo vừa nhỏ người lại rất trẻ. Cô vẫn đứng nghiêm, không nói gì. Cả lớp thấy đứng lên chào cô một lúc mà không thấy cô chào lại và cho ngồi, các em ngơ ngác nhìn nhau. Cô chỉ nhẹ nhàng bảo: “Cô thấy có một học sinh vẫn chưa chào cô” và mắt hướng về học sinh đó. Cả lớp dồn mắt vào em này, khi bạn bên cạnh thúc thì em đó đứng lên. Cô giáo chỉ cười và bảo: “Cô chào các em, cô mời cả lớp ngồi xuống” và vào bài giảng như bình thường. “Đôi khi không cần nói nhiều, không cần giải thích… Vì tầm tuổi này các con sợ đánh giá của bạn bè còn hơn cả cô giáo” – cô Trần Thị Hội nhớ lại.
TS Nguyễn Tùng Lâm, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội tâm lý học Hà Nội, người từng nhiều năm tiếp nhận học sinh “hư” cũng chia sẻ những vất vả, áp lực của nghề giáo. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm thực tế, ông cho rằng nhiều giáo viên hiện nay vẫn còn nóng vội trong ứng xử với học sinh. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, nghề dạy học muốn thành công phải nắm được tâm, sinh lý của học trò. Hơn nữa khi xung đột với học sinh cần bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng để cùng tìm cách phù hợp.
Còn TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, hình phạt là một phần trong nghệ thuật thưởng phạt, giống như quy định của pháp luật. Sai cái gì, phạt như thế nào cần xem xét. Thường các hình thức phạt được quy định rất rõ ràng cho từng hành vi phạm lỗi. “Tôi quy định rất rõ: Nếu con vứt rác lung tung – con sẽ phải dọn dẹp lớp học, quét và lau chùi cả lớp; Nếu con phá phách – con sẽ phải tập thể dục một lúc cho xả bớt năng lượng; Nếu con đi học muộn – con sẽ phải ở lại lớp mà không được đi công viên; Nếu con trêu chọc bạn – con sẽ phải đứng nhìn các bạn chơi một trò chơi hết sức thú vị (trẻ nào cũng thích) mà không được chơi. Bên cạnh đó, các lỗi không quy định rõ thì cô giáo có thể áp dụng hình thức: úp mặt vào tường, tập thể dục,…Đôi khi sẽ có bạn nào đó tấm tức khóc vì chịu phạt … Nhưng các cô không nói thêm câu nào, im lặng tôn trọng cảm xúc buồn của bạn ấy. Ngược lại, giáo viên làm sai cũng bị phạt” – TS Vũ Thu Hương chia sẻ kinh nghiệm.
Đã đến lúc thay đổi
Phân tích về những hình phạt đối với trẻ em, học sinh hiện nay, TS Vũ Thu Hương cho biết: “Hành vi quát, mắng, đánh… vẫn thường xuất hiện trong cả gia đình và nhà trường. Đây là bạo hành, không phải là hình phạt và không có giá trị giáo dục. Các thầy cô và cha mẹ sẽ cảm nhận rõ sự bất lực của chính mình khi đang quát, mắng, đánh lũ trẻ. Bọn trẻ ngơ ngác, chẳng hiểu gì hoặc trơ ra, lì ra, càng ngày càng khó bảo hơn”.
TS Vũ Thu Hương khẳng định: Nếu hình phạt được quy định và thực hiện nghiêm túc, trẻ sẽ thực sự hiểu biết, ngoan ngoãn và trưởng thành.
Hiện nay, căn cứ để các nhà trường xem xét, kỷ luật học sinh là Thông tư số 08/TT của Bộ Giáo dục hướng dẫn khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh phổ thông. Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD – ĐT) thì thông tư này đã ban hành hơn 30 năm, và theo phản ánh của giáo viên không còn phù hợp với tình hình thực tế. Bộ GD- ĐT giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, hình thức kỷ luật phù hợp với tình hình hiện nay.
Ông Bùi Văn Linh cũng cho biết, hiện nay Bộ GD- ĐT đã hoàn thiện xong dự thảo thông tư. Tới đây, Bộ sẽ tổ chức các hội thảo góp ý kiến, dự kiến tháng 10/2019, Thông tư thay thế sẽ được ban hành. Bên cạnh đó, Bộ GD – ĐT cũng đang chờ Quốc hội xem xét, thông qua Luật Giáo dục sửa đổi để làm cơ sở ban hành các chính sách cụ thể nhằm tăng cường xây dựng văn hoá học đường, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện.
Video đang HOT
Để phù hợp với tình hình thực tế thì theo các nhà tâm lý giáo dục, quy tắc thưởng – phạt cần phải thay đổi theo hình thức kỷ luật tích cực mà các tổ chức giáo dục tiên tiến đang hướng tới. TS Trần Thành Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng việc trừng phạt thân thể là một biện pháp mà người lớn từ trước tới nay vẫn sử dụng và cho rằng hiệu quả, mà không biết rằng những thương tổn về tinh thần có khi là mãi mãi đối với các em. Tuy nhiên, nếu không có những quy tắc, hình phạt để điều chỉnh hành vi thì giáo viên sẽ mất đi chức năng của nhà giáo dục.
Do đó, theo TS Trần Thành Nam, cần phải có một hệ thống nguyên tắc, nội quy kỷ luật được ban hành dựa trên nguyên tắc tôn trọng trẻ, phù hợp với lứa tuổi phát triển của các em. Đồng thời, cách tốt nhất để làm thay đổi hành vi ở trẻ “hư” không phải chỉ là phạt mà luôn chú ý khuyến khích, khen ngợi kịp thời những cố gắng của các em dù là nhỏ nhất.
Ở một góc độ khác, TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc thay đổi ấy không chỉ ở người làm giáo dục mà cần một môi trường từ gia đình, nhà trường và xã hội.
“Đã có danh sách các hình thức xử phạt để giáo viên căn cứ vào đó thực hiện, nhưng trong đó không có hình phạt “quỳ” hay “đánh”. Tuy nhiên, không phải vì thiếu “đánh”, thiếu “quỳ” mà trẻ hư, trẻ không tôn trọng thầy cô. Cũng không phải do không “đánh” hay “quỳ” mà tước hết quyền của nhà giáo. Vì thầy cô không cần những vũ khí đó nếu thầy cô được hành nghề trong bối cảnh mỗi nhà, mỗi nơi đều quan tâm đến trẻ, mỗi người cha, người mẹ đều thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với con của họ”- TS Chu Cẩm Thơ phân tích. “Theo tôi, phải bắt đầu lại về mục tiêu giáo dục, về thực thi giáo dục và các giá trị khác chứ không phải chỉ là dạy về kiến thức”, TS Chu Cẩm Thơ nhấn mạnh.
Thực tế, quy định thưởng phạt mà ngành giáo dục ban hành đã quá cũ so với tình hình hiện nay nhưng các nhà trường vẫn phải dựa vào quy định này. Còn các giáo viên vẫn đang “mạnh ai người nấy làm”, tuỳ cơ ứng biến. Còn các chuyên gia giáo dục thì khẳng định: Rất cần gia đình, nhà trường, xã hội nhìn nhận đúng bản chất về kỷ luật và hình phạt trong giáo dục – đào tạo, để không làm tổn thương con trẻ về tinh thần hay thể xác, mà phải cảm hoá và thuyết phục các con bằng tình thương yêu chân thành.
Lê Vân
Theo Báo Tin Tức
Giáo dục không bằng bạo lực, nhưng không thể thiếu hình phạt
Gân đây, rât nhiêu hinh phat cua giao viên khi đươc đưa ra thi bi đanh gia la "sư bât lưc" cua giao duc.
Ủng hộ xư phat nêu vi pham nôi quy
La môt phu huynh, anh Bui Ngoc Phuc (Ha Nôi) bay to: "Nhưng vu viêc giao viên phai đưa ra quyêt đinh phat hoc sinh là điều đáng tiếc, nhưng nêu hoc sinh hư và thậm chí là học sinh cá biệt như vậy, thi theo tôi trách nhiệm trước hết thuộc về gia đình. Chính sự thiếu kết hợp giữa gia đình và nhà trường khiến cho việc dạy các con thêm khó khăn. Hơn nưa, chinh việc các cơ quan quản lý giao duc bị động và chạy theo áp lực của dư luận cũng sẽ khiến nhiều giáo viên không còn tâm huyết với nghề".
"Với tư cách một phụ huynh, tôi ủng hộ việc có biện pháp xử phạt nếu các con vi phạm nội quy. Tuy nhiên, có thể thay đổi hình thức bắt quỳ bằng một hình thức lao động khác. Về phía hội đồng ky luật của nhà trường cũng cần có sự bàn bạc trước với ban thường trực cha me hoc sinh. Do các giáo viên tự nghĩ ra hình thức ky luật nên khi xảy ra chuyện, họ cảm thấy bị bỏ mặc va không băng long", anh chia se thêm.
Nhiêu hinh phat cua thây cô đang bi đanh gia la sư bât lưc trong môi trương giao duc.
Thây Trân Trung Hiêu, giao viên trương THPT Chuyên Phan Bôi Châu (Nghê An) cho răng: "Khi đanh gia môt sư viêc bât ky, phai nhin nhân nhiêu phương diên. Nên tang giao duc đâu tiên chinh la gia đinh, ngươi thây đâu tiên chinh la cha me, nêu bât cư sư vu gi xay ra, gia đinh cung đêu đô hêt trach nhiêm lên cac thây cô va nha trương, vây trach nhiêm gia đinh, trach nhiêm cha me năm ơ đâu?
Trong xa hôi hiên nay, cha me vô tư giao con cho nha trương, đăc biêt la lưa tuôi tiêu hoc, hoc ban tru, gân như tron ven thơi gian cua con trong môt ngay la ơ trương. Cư đeo đăng như thê đên hêt phô thông. Va khi co bât ky sư vu nao xay ra, cha me ngay lâp tưc đô lôi cho giao duc trong nha trương. Đo la sư không công băng, không khach quan khi đanh gia môt sư vât, hiên tương.
Theo tôi, khi co môt sư viêc xay ra trong trương lơp ma co lôi cua hoc sinh, phu huynh cung cân phai nhin lai ban thân, trach nhiêm giao duc con cai đa hoan thanh hay chưa? Chư đưng vôi đô lôi cho thây cô la bao lưc hoc đương. Tôi thưc sư không đông y viêc phu huynh khi trong môt vu viêc giao viên phat hoc sinh, ma trong đo co lôi cua hoc sinh, thâm chi co nhiêu phu huynh con chưi măng ca giao viên, đoi quy trach nhiêm cua nha trương. Cach giao duc như vây chi lam hư con".
Theo thây Hiêu, môi giao viên khi sư dung bao lưc đôi vơi hoc sinh la chi đang tim cach đê giai quyêt "phân ngon" vân đê, con "phân gôc" muôn lam tôt thi phai co phương phap giang day khiên hoc sinh không phai "chông đôi" quyên va nghia vu hoc tâp đên như vây.
Thây Trân Trung Hiêu cho răng đanh hoc sinh chi la cach xư ly "phân ngon" vân đê trong giao duc.
"Không co giao duc băng bao lưc..."
Về vụ việc học sinh bị đánh ở Hải Phòng, TS. Vu Thu Hương, giang viên đai hoc Sư pham Ha Nôi cho răng tất cả mọi người trong câu chuyện này đều quá sai. Giáo viên đánh trẻ là sai, 100% sai, không cần có lời giải thích nào. Vụ này không giống phạt quỳ ơ Ha Nôi. Đây là bạo hành và chắc chắn là vi phạm pháp luật. Giáo viên này phải bị xử lý hình sự.
Ba cung phân tich thêm: "Bên canh đo, phu huynh xử lý càng sai nữa. Khi con mình bị đánh, phải lập tức đưa con đi khám, lấy căn cứ và tố giác với cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý theo pháp luật. Nếu con không bị thương tích nặng thì phải tố cáo với cán bộ quản lý giáo dục để xử lý theo quy định ngành. Đưa lên mạng là sai, thậm chí sai về pháp luật. Bởi vì nếu vụ việc không thật sự đúng như họ tố cáo (giả định là vậy), họ có thể vi phạm điều luật xúc phạm người khác.
Phụ huynh còn sai ở môt điểm nữa là lôi kéo người khác vào vụ việc này. Các chuyên gia không bao giờ cổ súy việc sử dụng roi vọt với học sinh. Họ cũng không liên quan đến vụ việc. Không thể ngoắc nối vụ việc này với vụ việc phạt quỳ vì 2 vụ việc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, điều này không giải quyết được gì mà càng làm cho vụ việc rối tung lên.
Cán bộ quản lý giáo dục sai vì không tập huấn, nâng cao tay nghề giáo viên; không có hướng dẫn cụ thể về việc thưởng và phạt, tư đó giáo viên làm việc theo bản năng, hành xử kém. Cộng với việc không nâng cao ý thức pháp luật cho giáo viên dẫn đến giáo viên vi phạm pháp luật. Họ cũng không quản lý giáo viên nghiêm túc. Giáo viên trước khi đánh đã quát nạt học sinh rất nhiều. Điều này cán bộ quản lý hoặc không biết hoặc ủng hộ.
Về phía bộ GD&ĐT cũng sai. Rõ ràng ngành giáo dục cần ban hành quy định rõ ràng: Hình thức phạt nào được phép, hình thức nào không được phép.
Hiện nay mọi việc rất loạn vì chẳng ai biết được làm gì và không được làm gì. Nên khi có môt hình thức phạt nặng tay thì tất cả coi đó là bạo hành, còn khi có bạo hành thật thì tất cả lại chống lại mọi hình thức ky luật".
"...Cung không co giao duc không hinh phat"
Giang viên đai hoc Sư pham Ha Nôi nhân manh: "Giáo dục không thể đi từ thái cực này sang thái cực khác. Không co giao duc băng bao lưc cung không thê co giao duc không hinh phat.
Cu thê hơn, giang viên đai hoc Sư pham Ha Nôi dân chưng: "Trươc hêt, chung ta phai nhin nhân lai, nhiêu nươc trên thê giơi vân sư dung nhưng hinh phat đôi vơi hoc sinh rât nhiêu, thâm chi, co nhưng hinh phat ơ Viêt Nam bi câm, bi lên an nhưng ơ nươc ngoai vân đươc sư dung.
TS. Vu Thu Hương cho răng, se không co giao duc băng bao lưc nhưng cung không thê co giao duc không co hinh phat.
Vi du, tai My co 17 bang châp nhân quy đinh giao viên đươc quyên đanh hoc sinh băng roi, co quy đinh ro la roi gi. Môt sô nươc châu A như Thai Lan, Malaysia, Singapore đông y cho giao viên phat hoc sinh quy, ma không đơn gian chi la phat quy thông thương, ma con quy trên hat đâu hoăc vât gi đo đê hoc sinh cam nhân đươc đau đơn va nhân ra lôi cua minh.
Ở các nước, họ có quyền đánh, phạt quỳ đôi vơi hoc sinh nhưng đều có quy định rất rõ ràng và như tôi nói ở nhiều bài báo: phải có thông điệp giáo dục rõ ràng để tránh các loại đòn thù".
TS. Vu Thu Hương cung cho răng: "Theo tôi, hiên nay, phu huynh không hiêu gia tri cua hinh phat trong giao duc. Vi vây, rât cân nhưng lơi tư vân, đên tư cac cơ quan chăm soc tre em.
Ban thân tôi không ung hô nhưng hinh phat gây đau đơn cho hoc sinh. Tuy nhiên, viêc phu huynh can thiêp qua sâu vao môi quan hê giưa giao viên vơi hoc sinh se dân đên viêc, chung ta trao cho hai đôi tương nay nhưng thông điêp phi giao duc.
Cu thê, khi nha trương phat giao viên vi giao viên phat hoc sinh, thi se khiên cho giao viên nghi răng minh không đươc phat hoc sinh, nhiêm vu giao viên chi la lên lơp giang bai, con hoc sinh muôn hoc hay chơi cung không can thiêp, không phai nhiêm vu cua ho. Tư đo, hoc sinh se cho răng không ai co quyên phat minh, không thê phân biêt đươc đung sai, không thê hiêu biêt vê phap luât. Phu huynh luôn đăt câu hoi tai sao giao viên không "dô" ma lai phat, nhưng khi hoc sinh đo ra đơi, không co y thưc tuân thu phap luât, thi phap luât co "dô" ngươi pham tôi hay không?".
"Giáo dục trẻ rất cần những quy định rõ ràng và cần được công bố trước với phụ huynh và học sinh. Ngoài ra, việc áp dụng những quy định và hình phạt đó phải được tiến hành với cả học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý. Khi đó, bản thân hoc sinh sẽ nhận thức được việc phải tuân thủ ky luật và các quy định sẽ công bằng với tất cả mọi người", ba khăng đinh.
Cẩm Mịch
Theo phapluatnet
Cho con đi học cũng lắm âu lo: Các ông bố bà mẹ nổi tiếng nghĩ gì nếu con mình bị phạt quỳ, phạt đánh ở lớp? Cho dù là những hot mom hot dad đình đám MXH, thì trong cuộc sống thường nhật họ cũng làm cha mẹ như bao bậc phụ huynh khác. Không ai đồng tình cho việc lấy cớ phạt để xả cơn tức giận lên con cái của mình. Những ngày gần đây, dư luận xôn xao phẫn nộ vì liên tiếp xảy ra chuyện...