Học sinh lớp 8 chế tạo máy cấy lúa, năng suất bằng 6 người cấy tay
Em Nguyễn Đức Dương, lớp 8A, Trường THCS thị trấn Tân Dân, huyện Yên Dũng ( Bắc Giang) mới đây đã chế tạo thành công chiếc máy cấy lúa, năng suất lao động bằng 6 người cấy tay.
Tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc vừa được tổ chức cách đây ít ngày, sản phẩm máy cấy lúa của em Nguyễn Đức Dương đã đoạt giải Ba. Trước đó, ở Cuộc thi cấp tỉnh, mô hình đoạt giải Nhì.
Em Dương cho biết, làm mạ, cấy lúa là khâu hết sức vất vả, nặng nhọc. Khi cấy, nông dân phải cúi gập, lội xuống bùn nước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Công đoạn này tốn nhiều thời gian, chi phí khi sản xuất lúa, trong khi lao động nông nghiệp ngày càng thiếu, giá nhân công cao.
Em Dương thuyết trình về máy cấy lúa tại cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Bắc Giang năm 2019. Ảnh: Báo Bắc Giang.
Ngoài ra, ở trên thị trường đã có một số loại công cụ, máy cấy đơn giản hoạt động nhờ lực của con người tác động nhưng chưa đạt được mục tiêu về kỹ thuật và cơ giới hóa, giá thành lại cao, đó là ý tưởng để Đức Dương chế tạo chiếc máy cấy chi phí rẻ, năng suất lao động cao.
Theo tính toán, 1 phút máy cấy được khoảng 120 khóm, 1 giờ cấy được 180 m2 (tức 0,5 sào bắc bộ), công suất này bằng 6 người cấy thủ công. Máy cấy cùng lúc 2 hàng lúa, mật độ hàng cách hàng 200 mm – 230 mm.
Video đang HOT
Máy có kết cấu máy vững chắc, thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, trọng lượng từ 22-23 kg, dễ di chuyển ở mọi địa hình. Đặc biệt, máy không dùng nhiên liệu nên rất thân thiện với môi trường, tiết kiệm đáng kể chi phí cho nông dân. Các chi tiết của máy đơn giản, dễ thay thế phụ tùng khi hỏng, thuận lợi trong quá trình bảo trì.
Sản phẩm máy cấy lúa của em Đức Dương được thầy giáo Nguyễn Đức Quỳnh dạy môn Vật lý tại Trường THCS Tân An là người trực tiếp tư vấn, giúp đỡ, ngoài ra còn nhận được sự góp ý của các chuyên gia Trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang về kỹ thuật.
Doir (TH)
Theo baodatviet
Thủ khoa ĐH Phenikaa từng bị nói "không có tuổi thơ"
Luôn nỗ lực hết sức để thực hiện ước mơ của mình thế nhưng khi biết tin trở thành thủ khoa của trường ĐH Phenikaa , nữ sinh Vũ Thùy Dương vẫn không khỏi áp lực và lo lắng.
Đam mê Vật lý từ khi nhỏ
Đó là chia sẻ đầu tiên khi PV gặp cô nữ thủ khoa nhỏ nhắn của trường ĐH Pheniakaa Vũ Thùy Dương. Thùy Dương là cựu học sinh chuyên Lý trường ĐH khoa học Tự nhiên- ĐH quốc gia Hà Nội, hiện tân sinh viên ĐH Phenikaa - khoa Công nghệ vật liệu với số điểm thi THPT quốc gia 2019 khối A01 27,40.
Thùy Dương là cựu học sinh chuyên Lý trường ĐH khoa học Tự nhiên- ĐH quốc gia Hà Nội. Ảnh Ngô Chuyên.
Thùy Dương tâm sự: "Khi biết tin mình trở thành tân thủ khoa của trường ngoài niềm vui khó tả ra em cảm giác rất áp lực khi vào trường. Bởi đây chỉ mới là bước đầu tiên để em vươn tới ước mơ của mình. Đồng thời, khi trở thành thủ khoa đồng nghĩa em phải nỗ lực hơn nữa đặc biệt là cố gắng hết sức để không phụ sự kỳ vọng của thầy cô cũng đã giành cho em khi trở thành tân sinh viên của trưởng".
Được biết, Thùy Dương sinh ra trong truyền thống nghề giáo bố làm giảng viên trường ĐH Công Đoàn, mẹ là giảng viên ngành Kinh tế của một trường cao đẳng. Tình yêu đối với Vật lý được chính người cha của mình truyền cho ngay từ khi học cấp 2. Thùy Dương chia sẻ: "Từ nhỏ em đã thấy bố em nghiên cứu khoa học, đồng thời viết sách chính vì vậy đã tiếp thêm cho em động lực trở thành một nhà nghiên cứu khoa học".
Để thực hiện ước mơ trở thành một nhà nghiên cứu khoa học, Thùy Dương đã chọn ĐH Phenikaa để thực hiện ước mơ đó. Thùy Dương nói: "Ngoài định hướng của bố em, em cũng tìm hiểu và được biết ĐH Phennikaa có đội ngũ giảng viên là giáo sư hàng đầu Việt Nam, có thời gian nghiên cứu ở nước ngoài khá lâu, đặc biệt là khoa Công nghệ vật liệu của em. Em nhận thấy đây là cơ hội để mình được tiếp xúc với những phát minh tiên tiến của nhân loài. Bên cạnh đó, trường cũng được đầu tư cơ sở vật chất đó sẽ là tiền đề thuận lợi cho em phát triển đam mê nghiên cứu của mình".
Thùy Dương mong muốn được đi du học một trong hai nước là Hà Lan và Mỹ. Ảnh Ngô Chuyên.
Thùy Dương cũng cho biết thêm, em mong muốn được đi ra nước ngoài học tập và nghiên cứu, chính vì vậy Thùy Dương mong muốn ĐH Phenikaa là nơi giúp em thực hiện ước mơ vươn ra biển lớn.
Từng được bị bạn bè nói không có tuổi thơ
Chia sẻ về quá trình rèn luyện của mình trong những năm phổ thông, Thùy Dương cho biết: "Ngoài thời gian học ở trường về nhà em luôn tận dụng mọi thời gian để học tập. Đặc biệt, khi học đến phần kiến thức mới em không dám lơ là chính vì vậy nền tảng kiến thức cơ bản của em khá chắc".
Không chỉ học tốt chương trình phổ thông mà trong quá trình học Thùy Dương luôn cố gắng nâng cao kiến thức tiếng Anh. Kết thúc những năm học phổ thông, trình độ tiếng Anh của Thùy Dương đạt 6.5 Ielst.
Với những thành tích đã đạt được trong những năm học phổ thông Thùy Dương chỉ khiêm tốn cười và chia sẻ thật em từng bị bạn bè trêu "không có tuổi thơ". Mà cũng đúng thật. Gần như ba năm cấp ba toàn bộ thời gian của em đều dành thời gian là học nên giời sau khi vào được trường mình mong muốn em đang cố xả hơi nối mấy buổi còn lại để tiếp tục học.
Theo congly
Thầy giáo Nghị truyền lửa đam mê học Vật lý cho học trò vùng cao Qua những bài giảng của thầy giáo Chu Tiến Nghị, ngọn lửa đam mê học môn Lý luôn được thắp sáng trong mỗi em học sinh Trường Trung học cơ sở Vô Ngại. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm chuyên ngành Vật lý, thầy giáo trẻ Chu Tiến Nghị về nhận công tác tại Trường Trung học cơ sở và Trung học...