Học sinh lớp 5 thiết kế game ‘đánh nhau’ với virus SARS-CoV-2
Trong thời gian nghỉ học tránh dịch Covid-19, Nguyễn Phúc Minh Khang, học sinh lớp 5M Trường tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã tự thiết kế ra những trò chơi “đánh nhau” với virus SARS-CoV-2 để dành chiến thắng.
Học sinh Nguyễn Phúc Minh Khang với trò chơi đánh nhau với virus SARS-CoV-2 do em tự thiết kế với thông điệp “Đánh bay Covid-19″ – Ảnh Mai Anh
Với ý tưởng “đánh bay Covid-19″, trong 10 ngày qua, Minh Khang đã học hỏi, tìm tòi và thiết kế ra một số trò chơi đánh nhau với virus SARS-CoV-2. Game có giao diện vô cùng đơn giản để các bạn nhỏ đều dễ dàng tham gia.
Ở trò chơi thứ nhất, người chơi tham gia trò chơi bằng cách luôn giữ khoảng cách 2 mét với những “con virus” SARS-CoV-2 liên tục tiến đến gần và “nhặt” những vật phẩm hiện lên ngẫu nhiên trên màn hình như khẩu trang, nước rửa tay để cung cấp “năng lượng”.
Nếu “chạm” phải virus quá 5 lần, người chơi sẽ phải bắt đầu trò chơi lại từ đầu; nếu đạt được trên 100 điểm, người chơi sẽ chiến thắng và được trở về nhà.
Nhạc beat của ca khúc Ghen Cô Vy (Min, Erik, Khắc Hưng) được Minh Khang sử dụng làm nền cho trò chơi, để người tham gia có thể vừa chơi vừa “nhẩm” theo lời của ca khúc với những thông điệp phòng chống dịch ý nghĩa.
Trò chơi thứ hai đang được Minh Khang phát triển, đó là người chơi phải vượt qua chặng đường có rất nhiều chướng ngại vật là những con virus SARS-CoV-2 để chiến thắng với lá chắn ngôi nhà yêu thương.
Hiện tại, Minh Khang đã hoàn thành bản demo chơi trên máy tính và đang tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện để có thể chơi ở phiên bản điện thoại.
Video đang HOT
Trò chơi “Đánh bay Covid” do Nguyễn Phúc Minh Khang thiết kế – Ảnh Mai Anh
Chia sẻ về ý tưởng làm ra trò chơi này, Minh Khang cho biết em mong muốn thiết kế ra game để truyền tải thông điệp hãy luôn đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay hằng ngày để bảo vệ chính bản thân mình và chiến thắng dịch bệnh Covid-19. Để các bạn nhỏ khác cùng chơi được, em đã nhờ mẹ quay một clip mình tự giới thiệu và hướng dẫn cách chơi; sau đó gửi cho bạn bè cùng tham gia.
Chị Lê Thị Thu Trang, mẹ của Minh Khang cho biết: ở nhà em được gọi tên là Bean, là một học sinh nhanh nhẹn, thích tìm tòi và làm những cái mới. Đặc biệt, thay vì chơi game, Minh Khang lại mày mò làm game. Bean thường lên mạng mày mò, học hỏi từ những video hướng dẫn trên Youtube, sau đó tự thiết kế một số trò chơi.
“Minh Khang đã thích và đam mê làm game từ hai năm nay. Vào mỗi cuối tuần, Minh Khang thường tự mày mò và ấp ủ ý tưởng để thiết kế ra những trò chơi dựa trên những video clip hướng dẫn trên mạng. Mình rất vui khi Minh Khang thiết kế ra trò chơi đánh nhau với virus và biết dùng quỹ thời gian rảnh để phát triển tư duy”, chị Trang chia sẻ.
Đây là link trò chơi của Minh Khang: https://scratch.mit.edu/projects/379703001
Còn đây là trò chơi đang được Minh Khang phát triển: https://scratch.mit.edu/projects/382110391
Vũ Thơ
Học sinh lập group, rủ nhau vào Zoom phá lớp online ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nhiều nhóm Facebook được tạo ra để chia sẻ mật khẩu và mã số phòng học trực tuyến Zoom với mục đích cho người lạ vào quấy phá.
Hiện các trường học ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam đều cho học sinh nghỉ tránh dịch Covid-19. Phương án dạy học online qua các ứng dụng trực tuyến đã được nhiều trường áp dụng nhằm ôn tập và giảng dạy kiến thức mới cho học sinh. Trong đó, Zoom là một trong những ứng dụng phổ biến nhất.
Nhiều học sinh kêu gọi người lạ vào quấy phá lớp học trực tuyến trên Zoom.
Để tham gia một lớp học trực tuyến trên Zoom, người dùng cần ID (mã số phòng) và mật khẩu. Mục đích của mật khẩu là tránh người lạ vào phòng học quấy phá.
Tuy vậy, một số học sinh đã làm lộ những thông tin này trên nhiều group kín Facebook. Thậm chí, có trường hợp còn cố tình kêu gọi người lạ vào phá lớp học.
Ngày 8/4, tài khoản Facebook H. Dương đăng vào group kín có tên "Share Zoom phá lớp***" toàn bộ thông tin như ID, mật khẩu, giờ học để kêu gọi các thành viên khác vào quấy phá lớp. "Mai 8h sáng có buổi học, anh em vào xử lý hộ nhé", H. Dương viết.
Mỗi nhóm kín Facebook này có quy mô từ vài trăm đến hàng nghìn thành viên, hầu hết đều ở lứa tuổi học sinh. Ngoài việc chia sẻ mật khẩu và ID, một số bài viết còn đăng tải cả tên bạn học để dễ được giáo viên thêm vào lớp hơn.
"Lấy những tên này tạo tài khoản nếu không cô không duyệt vào lớp đâu", tài khoản Facebook Đ. Long, quản trị viên của nhóm "Share ID/pass Zoom ****" viết.
Video giang hồ mạng chửi bới được phát trong nhiều lớp học trực tuyến trên Zoom.
"Đang giảng thì có em mở YouTube video nói bậy của Huấn Hoa Hồng. Nếu hôm sau có tình trạng này, cô cho ra khỏi lớp, nhờ phụ huynh nhắc nhở giùm", một giáo viên cấp 3 đã phải gửi tin nhắn cảnh báo đến phụ huynh việc lớp học liên tục bị quấy rối bằng các video giang hồ mạng.
Ngoài mở nhạc, video chửi bậy, nhiều trường hợp học sinh còn đổi tài khoản Zoom thành tên các nhân vật giang hồ mạng như Ngô Bá Khá, Huấn Hoa Hồng, Khánh Sky... rồi chửi bậy qua tin nhắn trong lớp học trực tuyến.
Bên cạnh đó, khi bài giảng được chia sẻ trên màn hình, nhiều tài khoản Zoom còn cố tình viết bậy lên, gây ảnh hưởng lớn đến lớp học.
Việt Nam không phải quốc gia duy nhất có các lớp học trực tuyến bị quấy rối. Tại thành phố Madison, bang Connecticut, Mỹ, các giáo viên đang khổ sở vì họ bị chọc phá, thậm chí là vô lễ trong những giờ học trực tuyến.
Cảnh sát thành phố Madison, bang Connecticut, Mỹ, cho biết họ vừa bắt giữ học sinh trường Trung học Daniel Hand vì tiếp tay chia sẻ ID và mật khẩu của lớp học.
"Chúng tôi có quyền bắt giữ những kẻ truy cập lớp học trực tuyến cư xử bất lịch sự với giáo viên, cố tình quấy rối bằng cách la hét, bình luận tục tĩu về hàng loạt vấn đề", cảnh sát trưởng thành phố Madison nói.
Nhóm kín thu hút nhiều thành viên đa phần là học sinh.
Cảnh sát trưởng Madison cho biết trong vụ bắt giữ vừa qua, học sinh trường Trung học Daniel Hand đã gửi link truy cập vào lớp học trên Zoom cho một YouTuber. Hai người lên kế hoạch phá hoại. Sau đó, YouTuber vào lớp, bắt đầu "hành vi thiếu tôn trọng đến mức không thể tin nổi".
Tuần trước, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo về nguy cơ lớp học trực tuyến qua Zoom bị gián đoạn trên diện rộng. FBI nhận nhiều báo cáo việc các buổi học, cuộc họp bị quấy rối bởi hình ảnh khiêu dâm hoặc ngôn từ đe dọa.
Trong đó, cuối tháng 3, một trường trung học ở Massachusetts cho biết khi giáo viên giảng bài trực tuyến trên Zoom, một kẻ lạ mặt, nặc danh đã vào lớp, la hét tục tĩu và đọc to địa chỉ nhà riêng của giáo viên.
Ngày 10/4, Bộ Giáo dục Singapore cũng ngăn giáo viên sử dụng Zoom để giảng dạy trực tuyến. Thông báo này được đưa ra sau khi "sự cố rất nghiêm trọng" xảy ra trong tuần đầu tiên các trường học tại đây chuyển sang dạy trực tuyến, theo Reuters.
Một trong những sự cố là việc hình ảnh khiêu dâm xuất hiện trên màn hình và nhiều người đàn ông lạ đưa ra bình luận "khiếm nhã" trong một bài học địa lý với các học sinh tuổi vị thành niên.
Trọng Hưng
Đại học Nông Lâm TP.HCM dời lịch học vô thời hạn trước tình hình dịch COVID- 19 Theo thông báo mới nhất của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, giảng viên, học viên, sinh viên trong toàn Trường được nghỉ cho đến khi có thông báo mới về lịch học cho Học kỳ II năm học 2019-2020. Trước tình hình diễn biến phức tạp do dịch COVID- 19 gây ra, mới đây, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tiếp tục thông...