Học sinh lớp 5 thi IELTS đạt 7.0
Đó là em Nguyễn Cát Tường Vy, học sinh lớp 5/5 Trường tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình, TP HCM.
Tường Vy vừa đạt 7.0 trong kỳ thi IELTS diễn ra vào ngày 5/12/2015. Khi nghe tin này hẳn nhiều người sẽ bán tín bán nghi, bởi kỳ thi IELTS là kỳ thi dành cho người lớn, có những câu hỏi không chỉ nhằm kiểm tra trình độ tiếng Anh mà còn yêu cầu thí sinh nêu quan điểm và sự hiểu biết của mình về các vấn đề xã hội.
Cô bé giỏi tiếng Anh Nguyễn Cát Tường Vy. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Tường Vy tâm sự: “Hồi cuối năm học lớp 4 (tháng 5/2015) em đã xin ba mẹ đăng ký thi thử IELTS để biết khả năng của mình đến đâu, điểm yếu của mình ở chỗ nào để khắc phục. Lần đó, em được 6.0, nhờ thi thử em nhận ra điểm yếu của mình chính là khả năng đọc và nói. Sau đó, em học chung với các anh chị bậc THPT một lớp hướng dẫn cách thi IELTS ở một trung tâm ngoại ngữ, rồi mới đăng ký thi khóa ngày 5/12/2015″.
Theo Vy, qua hai lần thi IELTS, em đều gặp những câu hỏi mà nếu thí sinh là người lớn thì làm sẽ thuận lợi hơn. Ví dụ: Đàn ông có nên chia sẻ với phụ nữ việc chăm sóc con cái trong gia đình? Đàn ông hay phụ nữ sẽ nắm vai trò chủ chốt trong việc chăm sóc con cái?
Vy bảo: “Điều này em cũng đã đọc được một phần từ sách báo, một phần em trả lời từ chính thực tế của gia đình mình. Em trả lời, đàn ông phải giúp đỡ phụ nữ trong việc chăm sóc con cái, vì phụ nữ thời hiện đại rất bận rộn, họ phải được chia sẻ việc nhà để có thời gian làm tốt những việc bên ngoài xã hội.
Trong việc chăm sóc con cái thì đàn ông và phụ nữ có vai trò ngang nhau, mỗi người nắm giữ một nhiệm vụ quan trọng, không thể thay thế được. Ví dụ, mỗi lần gặp bài tập khó thì em đem qua hỏi ba; còn mẹ thì dạy em về lễ nghĩa, về cách làm người…”.
Video đang HOT
Tường Vy cho biết, em theo học lớp tiếng Anh tăng cường ở Trường tiểu học Đống Đa từ lớp 1 đến nay. Ngoài ra, em còn học thêm tiếng Anh ở trung tâm vào cuối tuần, để được giao tiếp nhiều hơn với giáo viên.
“Nhưng em thích nhất là thời gian tự học ở nhà: mỗi ngày em đều dành ra 30 phút để tự học tiếng Anh. Học ở nhà thú vị hơn vì thích bài tập nào thì làm bài tập đó, thấy cái nào hay thì đọc, chứ không bị áp đặt phải làm bài tập này, bài tập kia như ở lớp” – Vy cho biết.
Theo cô Lê Thị Thảo Hoài, mẹ của Tường Vy: “Để tạo tính tự lập cho con, vợ chồng tôi để cho con chủ động hoàn toàn trong sắp xếp việc học, ba mẹ không ép và cũng không nhắc nhở con phải học thêm cái này, cái kia. Vy có năng khiếu học ngoại ngữ nên thích học và học tốt, ngoài tiếng Anh thì Vy còn tự học thêm tiếng Tây Ban Nha ở nhà nữa”.
Riêng cô Nguyễn Thị Mỹ Phượng, giáo viên chủ nhiệm lớp 5/5 mà Vy đang học, nhận xét: “Tường Vy là một trong những học sinh có lực học tốt của lớp 5/5. Bé có ý thức tự học rất cao, thường chuẩn bị bài, làm bài rất đầy đủ và chỉn chu.
Bé rất mạnh dạn nói chuyện bằng tiếng Anh với giáo viên bản ngữ và giáo viên tiếng Anh (người Việt) trong trường. Với các môn học do tôi đứng lớp, bé Vy thường nêu những thắc mắc của mình với cô giáo trong quá trình học. Điều này cho thấy bé thích tìm tòi, khám phá và rất thông minh”.
Theo Hoài Hương/Tuổi Trẻ
Lớp ngoại ngữ cho cô dâu lấy chồng Hàn Quốc
Học tiếng Hàn không chỉ để xin visa kết hôn mà quan trọng hơn là hoà nhập với gia đình nhà chồng, cũng như bảo vệ tương lai của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc.
Sau khi đăng ký kết hôn với một người Hàn Quốc, mấy tháng nay, chị Liêu Thị Thuận (32 tuổi, quê Thạch Thất - Hà Nội) gác lại việc buôn bán ở quê để dành toàn bộ thời gian vào việc học tiếng Hàn. "Ở đây, chúng em học tiếng và luyện thi là chính. Ngoài ra, cuối mỗi buổi, cô giáo cũng giới thiệu thêm về những nét chính của văn hoá Hàn Quốc, đặc biệt là cách ứng xử trong gia đình", chị Thuận cho biết.
Theo quy định mới của chính phủ Hàn Quốc áp dụng từ 1/4/2014, các trường hợp xin cấp mới visa kết hôn, trừ một số trường hợp đặc biệt, đều bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực tiếng Hàn Quốc TOPIK I (cấp 1-2 trên tổng số 6 cấp). Yêu cầu này khiến cho các cô dâu Việt Nam mới hoặc chuẩn bị kết hôn với người Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn trong nhiều lớp tiếng Hàn sơ cấp.
TOPIK là kỳ thi nhằm phổ cập giảng dạy và học tiếng Hàn Quốc cho đối tượng là người nước ngoài và kiều bào Hàn Quốc đang sống ở nước ngoài không sử dụng tiếng Hàn như ngôn ngữ mẹ đẻ. Để có chứng chỉ TOPIK I, người học ở Việt Nam thường phải trải qua khoá học từ 4 đến 6 tháng (khoảng 220 giờ học), trước khi thi lấy chứng chỉ.
Theo quy định mới, đối với trình độ TOPIK I, thí sinh sẽ phải làm bài thi Đọc (40 câu) và Nghe (30 câu), thời gian 100 phút.
Giảng viên Bùi Thị Hà (Trung tâm Ngoại ngữ - Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: Do đây là trình độ thấp nhất nên tỷ lệ đạt chứng chỉ của học viên các khoá khá cao, khoảng 80%. Những trường hợp không đạt chủ yếu do học viên hay nghỉ học. Ngoài ra, một số học viên đã lớn tuổi, không có kinh nghiệm học ngoại ngữ nên thiếu quyết tâm học sẽ không thể đạt được chứng chỉ.
Chị Phạm Thuý Hà (phải, 30 tuổi, quê Quảng Ninh) cho biết: "Trước đây, chồng em làm việc tại Việt Nam. Mặc dù không làm cùng nhưng do có người giới thiệu nên hai bên đã tìm hiểu và kết hôn hai năm. Công việc thay đổi nên chồng em trở về Hàn Quốc trước. Từ ngày đi học, em nói chuyện với chồng và bố mẹ chồng dễ dàng hơn".
Mới trở về từ xứ sở kim chi, chị Nguyễn Thị Kim Dung tâm sự, bốn năm trước kết hôn với một người Hàn Quốc, nhưng khi sang sống với chồng một thời gian thì chia tay. Sau đó, chị tiếp tục ở lại làm công nhân và chồng sắp cưới của chị là người Hàn Quốc làm cùng xưởng.
Dù đã có thời gian dài ở Hàn Quốc nhưng trình độ tiếng Hàn của chị Dung vẫn còn khá hạn chế do không được học bài bản. "Thực ra có chứng chỉ không phải chỉ để xin visa mà cái chính là để tốt cho mình. Bởi vì nhiều mâu thuẫn gia đình dẫn tới các vụ đánh đập rồi đổ vỡ là do vợ chồng bất đồng ngôn ngữ", chị Dung chia sẻ kinh nghiệm.
Chồng mất sớm, một mình nuôi hai con trưởng thành, ở tuổi 43, chị Vương Thị Lương quyết định dành nửa còn lại của cuộc đời mình ở đất nước mới chỉ biết qua những bộ phim. Chị tâm sự: "Nhiều người cứ quan niệm rằng lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc là vì lý do kinh tế chứ chẳng mấy ai nghĩ đến vấn đề tình cảm. Mình và anh ấy làm quen qua mạng, đã tìm hiểu rồi mới kết hôn. Anh ấy hơn mình 6 tuổi, cũng đã qua một lần đò nên cũng dễ đồng cảm hơn"...
Theo Zing
Kỳ thi THPT quốc gia: Trường, trung tâm cuống cuồng thi thử Năm học 2014-2015 là năm đầu tiên áp dụng một kỳ thi THPT quốc gia cho hai mục đích nên các trường THPT tại TPHCM đang gấp rút triển khai công tác ôn tập, tổ chức thi thử. Tăng cường các dạng bài tổng hợp Do nắm được khả năng của từng học sinh, nhiều trường đã có kế hoạch phân loại học...