Học sinh lớp 12 vừa học vừa chờ thay đổi thi
Thấp thỏm, chờ đợi những quy định chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới là tâm trạng của học sinh lớp 12 và cũng là của giáo viên, phụ huynh để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT.
Học sinh lớp 12 chờ đợi thông tin chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT – Đ.N.T
Thắc mắc ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm
Đối với học sinh (HS) lớp 12, mối bận tâm lớn nhất bây giờ là kỳ thi tốt nghiệp năm 2021 sẽ ra sao? Các trường ĐH xét tuyển như thế nào?…
Là năm học cần có sự chuẩn bị tốt nhất để tự tin bước vào kỳ thi THPT, tham gia xét tuyển ĐH, hoạch định nghề nghiệp cho tương lai nên Huỳnh Gia Hân, HS lớp 12A15 Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), bày tỏ: “Mong muốn của em lúc này chính là việc Bộ GD-ĐT đưa ra được phương án cho kỳ thi THPT nhanh chóng và phù hợp với tình hình hiện tại nhất. Bởi theo em, việc học và dạy trong thời gian này rất khó khăn do tình hình dịch bệnh không biết trước thế nào. Nếu phương án được đưa ra gần ngày thi hoặc không phù hợp sẽ dẫn đến việc HS và cả thầy cô sẽ trở tay không kịp. Chính vì thế phương án được đề ra càng sớm và phù hợp thì sẽ tạo lợi thế cho chúng em trong việc ôn thi hơn”.
Không chỉ có HS lo lắng mà phụ huynh cũng “đứng ngồi không yên” để cùng đồng hành với con trong việc học.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học mới này ở một số trường THPT tại TP.HCM, các câu hỏi phụ huynh gửi đến giáo viên chủ nhiệm đều xoay quanh có sự thay đổi gì không trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm sau.
Chị Nguyễn Thanh Hòa, phụ huynh HS lớp 12 Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), nói: “Tôi thường xuyên theo dõi thông tin về thi cử để có thể kịp thời chia sẻ với con. Năm cuối cấp, các cháu đã khá căng thẳng cho việc chuẩn bị kiến thức rồi nên mọi sự thay đổi về hình thức, phương án thi, xét tuyển càng khiến các cháu “căng” hơn. Vì vậy, con học, con thi thì ba mẹ luôn bên cạnh để cùng lên kế hoạch phù hợp. Hai năm lớp 10, 11, cháu tập trung học, ôn thi theo khối có tổ hợp xét tuyển nên nếu sắp tới xét một điểm hay các đầu điểm môn thi thành phần trong bài thi tự chọn cần phải biết sớm để học trò có kế hoạch học và ôn tập phù hợp”.
Tương tự, chị Hồ Thị Phương Thảo, phụ huynh HS Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), cho biết đối với HS lớp 12, ngoài việc phải lo ôn luyện cho kỳ thi cuối cấp thì việc chưa có thông tin về phương án thi THPT gây bất an cho các em. Khi Bộ GD-ĐT chậm công bố phương án thi, HS lo lắng một, cha mẹ lo lắng gấp đôi khi không biết rõ thông tin về thi cử, hình thức xét tuyển ĐH… Phụ huynh thường cho con học không phải một mà 2 khối để dự phòng nên vừa lo cho sức khỏe con vừa lo gánh nặng kinh phí”.
Giáo viên cũng khó chủ động khi chưa có thông tin
Trước những lo lắng của phụ huynh, HS, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), đưa ý kiến: “Việc chậm công bố phương án thi gây hoang mang không chỉ cho HS và phụ huynh mà còn khiến thầy cô cũng không thể chủ động trong việc giảng dạy và lựa chọn lượng kiến thức cần thiết giúp các em ôn luyện cho kỳ thi quan trọng này. Để giải tỏa, Bộ GD-ĐT nên sớm công bố phương án thi THPT và xét tuyển ĐH giúp các HS tự tin trong học tập và đạt kết quả như mong muốn”.
Giáo viên Trần Đình Hương, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cũng cho rằng Bộ GD-ĐT tổ chức thi hay giao về các sở GD-ĐT tổ chức thi tốt nghiệp THPT, các trường ĐH tổ chức thi riêng như thế nào sẽ tác động lớn đến việc học của HS. Quá trình học, chuẩn bị kiến thức khác nhau hoàn toàn và tùy thuộc vào mỗi phương án thi, xét tuyển. Nếu Bộ tổ chức thi, các trường sẽ bám sát với cấu trúc và định hướng ra đề của Bộ còn nếu TP.HCM tự tổ chức thi thì đương nhiên định hướng ra đề của TP sẽ khác… Vì vậy, theo giáo viên Trần Đình Hương, từ giáo viên cho đến HS đang chờ đợi Bộ sớm công bố thông tin kỳ thi năm 2021.
Đầu tháng 10, Bộ GD-ĐT sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp THPT
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết kỳ thi năm 2020 đã được giao về cho địa phương với cách ra đề theo chuẩn đầu ra của chương trình, chứ không ra đề nhằm 2 mục tiêu như kỳ thi THPT trước đây. Nhờ vậy, kết quả thi đã phản ánh đúng hơn chất lượng dạy học ở phổ thông, phù hợp với mục tiêu của kỳ thi với tên gọi thi tốt nghiệp THPT. Cách thức xây dựng đề kiểm tra theo ma trận, đặc tả mà Thông tư 26 thay đổi đánh giá, kiểm tra HS THCS, THPT đang hướng tới cũng nhằm tiến tới việc đánh giá định kỳ thực chất, công bằng hơn giữa các nhà trường, địa phương.
Ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, cho biết theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng, đầu tháng 10, Bộ GD-ĐT sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp THPT áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025 để các địa phương chuẩn bị. Trước khi công bố, phương án này phải trình và được Chính phủ đồng ý mới cho phép triển khai.
Tuệ Nguyễn
TPHCM: Không ít thí sinh đăng ký 19-20 nguyện vọng xét tuyển Đại học
Hôm nay là ngày cuối học sinh lớp 12 hoàn tất nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2020. Tại TPHCM, đa phần thí sinh đăng ký từ 5-7 nguyện vọng xét tuyển.
Bên cạnh đó, không hiếm trường hợp thí sinh ở TPHCM đăng ký từ 15- 20 nguyện vọng xét tuyển ĐH.
Nhieu học sinh ở trường THPT Nguyễn Du chỉnh sua lại ho so đang ký du thi THPT
Ghi nhận tại trường THPT Nguyễn Du (quận 10), hôm nay đa phần các học sinh lớp 12 chỉ đã hoàn tất hồ sơ đăng ký dự thi. Tại phòng học vụ của trường, chỉ còn các em trước đó ghi sai hồ sơ tập trung chỉnh sửa lại thông tin.
Nữ sinh Nguyễn Ngọc Xuân Trang chỉnh lại các nguyện vọng mình đăng ký
Nguyễn Ngọc Xuân Trang, học sinh lớp 12A13 cho biết em mình có lợi thế các môn khoa học xã hội nhưng vẫn chọn thi tổ hợp môn xét tuyển khối A1.
Đáng chú ý, Trang đăng ký đến 17 nguyện vọng để xét tuyển ĐH với số lệ phí lên đến hơn 500.000 đồng. Nữ sinh này cho biết mình không phải trường hợp cá biệt có số nguyện vọng nhiều vì "cùng lớp em có bạn đăng ký tới gần 20 nguyện vọng".
Ngày cuoi học sinh TPHCM đang ký thi tot nghiẹp THPT 2020
Xuân Trang lý giải nguyên nhân mình đăng ký đến 17 nguyện vọng để chắc suất trúng tuyển vào ngành mình yêu thích. "Năm nay em đăng ký vào 6 trường với 17 nguyện vọng nhưng chủ yếu vào khối ngành kinh tế. Em thấy những khối ngành kinh tế ít bị biến động, không bị lụi tàn dù trong hoàn cảnh nào", Xuân Trang nói.
Còn Đặng Đức Thế Anh, học sinh lớp 12A15 cho biết mình chỉ nộp hồ sơ với 6 nguyện vọng vì mục tiêu chỉ tập trung vào 2 trường đào tạo kinh tế là trường ĐH Kinh tế TPHCM và trường ĐH Kinh tế- Tài chính. "
Em nhận thấy khả năng của mình không phù hợp với các ngành khác nên chỉ tập trung vào những ngành mà mình cảm thấy hợp năng lực của mình nhất", Thế Anh chia sẻ.
Thay Hà Bảo Tam huong dan thí sinh nọp ho so
Thầy Hà Bảo Tâm, phụ trách học vụ của trường THPT Nguyễn Du cho biết: Năm nay trường có 472 học sinh lớp 12 đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và chủ yếu thi tổ hợp khoa học tự nhiên (KHTN).
Ở phần đăng ký nguyện vọng xét tuyển, các em có xu hướng chọn tổ hợp xét tuyển A0, A1 và D1. Ghi nhận cho thấy trung bình mỗi em đăng ký từ 6-7 nguyện vọng, và cá biệt có một em đăng ký tới 19 nguyện vọng. Tuy nhiên so với mọi năm, năm nay số lượng nguyện vọng của học sinh giảm hơn.
Lý giải điều này, ông Tâm cho rằng nhờ các trường ĐH đến tận nơi tư vấn cho các em khá cặn kẽ, ban giám hiệu cũng dành nhiều thời gian tư vấn cho các em nên chủ yếu đăng ký vào ngành nghề mình yêu thích nhất, không đăng ký lan man quá nhiều nguyện vọng.
Thầy Tâm cho biết, đa phần học sinh của trường đăng ký xét tuyển vào các trường công lập là nhiều. Trong đó, những trường ĐH thuộc ĐH Quốc gia TPHCM với ưu tiên thứ tự ở trên, kế đến mới là các trường tư thục.
Học sinh dò lại thong tin tren cong thong tin thi tot nghiẹp TPHCM
Cũng theo ông Tâm: "Nhìn chung các học sinh vẫn ghi sai mã ngành, mã trường do các em truy cập vào những trang không chính thống của các trường. Tuy nhiên hiện tại các thí sinh đã hoàn tất việc làm hồ sơ, ngày cuối này chủ yếu để các em dò lại và điều chỉnh thông tin sai sót".
Còn tại trường THPT Thành Nhân (Quận Gò Vấp), thầy Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, năm nay trường có 365 học sinh 12 và toàn bộ các em đều đăng kí bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên.
Về hồ sơ dự thi, trong những ngày qua trường đã rà soát, so dò, đối sánh kĩ toàn bộ các thông tin để đảm bảo sự chính xác nhất trước khi gửi lên Sở GD&ĐT.
Cũng theo ông Độ, ở phần đăng kí xét tuyển ĐH, nhà trường cũng định hướng cho học sinh tối đa khoảng 5 nguyện vọng và không chọn quá ít. Đa phần các em lựa chọn khối thi để xét tuyển là A, B, A1, D vào các trường: Y dược TP.HCM, Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Ngoại thương, Kinh tế TP.HCM...
Ông Độ cũng cho biết, sau khi học kỳ 2 kết thúc, trường tổ chức ôn tập cho các em đến gần ngày thi và sẽ tổ chức 3 đợt thi thử cho các em.
Cũng theo ghi nhận tại nhiều trường THPT khác trên địa bàn TPHCM, hầu hết thí sinh đăng ký trung bình ở mức từ 5-7 nguyện vọng xét tuyển ĐH.
Chẳng hạn như trường THPT Hùng Vương (quận 5) trung bình học sinh đăng ký 6 nguyện vọng; trường THPT Ngô Quyền (quận 7) cũng ở mức 5- 7 nguyện vọng. Trường THTP Bùi Thị Xuân (quận 1) cũng ghi nhận đa phần thí sinh đăng ký khoảng 7 nguyện vọng, tuy nhiên cũng có vài thí sinh nộp nhiều nhất 19-20 nguyện vọng xét tuyển ĐH.
Giáo viên dồn lực ôn tập cho học sinh cuối cấp Nhiều giáo viên lớp 9, lớp 12 chia học sinh thành nhóm, giao thêm bài tập online, tập trung củng cố kiến thức để các em thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT. Dạy một lớp 11 và hai lớp 12, lại chủ nhiệm một lớp 12, thầy Nguyễn Xuân Hoa, giáo viên Toán trường THCS&THPT Tạ Quang Bửu (Hà Nội)...