Học sinh lớp 12 tăng tốc giai đoạn nước rút
Các em học sinh lớp 12 đang tăng tốc giai đoạn nước rút vì chỉ còn khoảng 3 tháng để các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Phân bổ thời gian hợp lý, giảm áp lực
Với những học sinh (HS) lớp 12, việc nghỉ học dài ngày khiến các em thực sự lo lắng, kế hoạch học tập bị ảnh hưởng. Hơn nữa, trong bối cảnh thi cử liên tục thay đổi, những áp lực ngày càng gia tăng. Em Nguyễn Văn Tuấn, Trường THPT Nhân Chính (Hà Nội) cho biết, em có nguyện vọng thi vào đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội, là những trường có mức điểm trúng tuyển hằng năm cao top đầu cả nước.
Chỉ còn khoảng 3 tháng để các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
“Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là kỳ thi nhưng đến thời điểm này còn rất nhiều phần kiến thức em chưa chắc chắn. Vì thế, song song với việc học thêm những kiến thức mới, em tập trung ôn lại những kiến thức đã học, học đến đâu chắc đến đó. Em cố gắng phân bổ thời gian hợp lý các môn học để tránh bị mệt mỏi, áp lực…”, em Tuấn chia sẻ.
Không sa đà vào các buổi luyện thi online, em Thu Lan, THPT Cổ Loa (Hà Nội) lại dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học tại nhà. Lan cho rằng, trong giai đoạn nước rút, việc tự học và lên kế hoạch học tập là quan trọng nhất. Với những kiến thức chưa hiểu, em không ngần ngại hỏi lại thầy cô để được giải đáp ngay.
Theo cô Đào Thùy Dương, tổ phó chuyên môn Tiếng Anh, Trường THPT Cổ Loa (Hà Nội), sau một thời gian dài nghỉ học do dịch Covid-19 khi trở lại trường HS lớp 12 cũng như phụ huynh khá lo lắng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học sắp tới.
Với môn tiếng Anh, sau khi xem phần tinh giản của Bộ thấy rằng, những kỹ năng nghe và nói chưa cần thiết nên giáo viên chỉ tập trung ôn tập phần ngữ pháp, từ vựng cho HS để phục vụ kỳ thi sắp tới. Bộ đã công bố đề thi minh họa nên giáo viên sẽ rà soát lại kiến thức trọng tâm để hệ thống lại bộ câu hỏi, sau đó cung cấp cho HS lớp 12.
Hiện Trường THPT Cổ Loa đã xây dựng riêng một ngân hàng câu hỏi của các môn học, nhờ đó thầy và trò có tài liệu ôn tập phù hợp. Thời điểm này quan trọng nhất là sự nỗ lực của HS và giáo viên.
Video đang HOT
“Mọi năm thi học kỳ 2 là đề thi chung toàn trường nhưng do đặc thù của năm nay nên trường có chủ trương để giáo viên của mỗi lớp tự ra đề thì phù hợp với HS của mình, vì thầy cô là người hiểu trình độ HS của mình nhất. Dự kiến đầu tháng 6, trường sẽ tiến hành kiểm tra học kỳ 2, ngay sau đó sẽ chuyển sang tập trung cho việc ôn thi tốt nghiệp…”, cô Dương cho biết.
Còn theo thầy Lê Văn Chung, Hiệu trưởng THPT Cổ Loa, khối lớp 12 của trường hiện nay có 500 HS. Các thầy cô căn cứ tình hình thực tế, chương trình tinh giản để lập kế hoạch dạy học và ôn tập cho các HS lớp 12. Trường đã lên kế hoạch ôn thi cho HS lớp 12 và sẽ tổ chức ôn tập khi Sở GD-ĐT cho phép. Cụ thể, theo kế hoạch HS lớp 12 có thể sẽ học thêm một buổi tăng cường để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng cho biết, 2 tuần đầu trở lại trường học giáo viên sẽ tập trung vào những môn không phải thi tốt nghiệp để hoàn thành chương trình học kỳ 2. Sau đó, sẽ chỉ tập trung dạy học và ôn luyện cho HS các môn thi tốt nghiệp.
Bám sát đề thi minh họa để ôn luyện
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa vào tuần trước thì nhiều giáo viên đánh giá, ở tất cả các môn, đề thi minh họa ổn định về mặt cấu trúc, độ phân hóa không cao, phù hợp với việc xét tốt nghiệp THPT. Cấu trúc đề quen thuộc và độ khó đã giảm rõ so với đề năm 2019 và đề tham khảo công bố lần 1 vào tháng 4 vừa qua.
Còn với môn Ngữ văn nhiều giáo viên nhận xét, đề tham khảo môn Ngữ văn năm 2020 không chỉ phù hợp với mục tiêu kỳ thi, mà còn mang tính định hướng giáo dục cao. Về cấu trúc, đề tham khảo giữ nguyên cấu trúc như đề thi THPT Quốc gia những năm trước, HS đã được làm quen với cấu trúc này nên có thể tự tin, chủ động trong quá trình ôn tập.
Cô Đào Thùy Dương cũng cho rằng: “Với môn tiếng Anh, so sánh đề minh họa lần 1 và lần 2 về mặt cấu trúc như nhau, nhưng đề lần 2 nhẹ nhàng hơn lần 1 nhiều. Năm nay, mục tiêu xét tốt nghiệp được ưu tiên hơn nên đề minh họa thể hiện tinh thần. Cụ thể, phần câu phân hóa chỉ chiếm 1-1,5 điểm, so với năm ngoái câu độ chênh 0,5 điểm. Với đề thi minh họa này, nếu tính mặt bằng chung thì HS chỉ cần nắm kiến thức cơ bản là đạt được 5,6 điểm…”.
Một giáo viên ở trường THPT của Hà Nội cũng nhận xét, đề thi môn Toán có 50 câu, trong đó có khoảng 40 câu chiếm 8 điểm là những câu hỏi đơn giản và vận dụng thấp. Đề cũng có những câu hỏi liên quan đến kiến thức lớp 10 và 11. So với đề minh họa lần 1, Bộ GD-ĐT đã đổi tên Kỳ thi THPT Quốc gia thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên cách ra đề chủ yếu là phục vụ tốt nghiệp.
Với HS nắm chắc kiến thức cơ bản thì có thể đạt 7,5 – 8 điểm, HS khá có thể đạt 8,5 điểm, còn lại là có những câu rất khó. So với đề năm ngoái bớt 2 câu khó vừa để cho thêm 2 câu dễ, còn lại 6, 7 câu khó vẫn để nhằm phân loại. Vì thế, có ý kiến nói rằng, đề dễ là chỉ đúng một nửa. Với những em có nguyện vọng vào đại học các trường tốp trên thì cần phải rèn luyện thêm kỹ năng tính toán và tư duy vào các chương chủ chốt.
Thầy Lê Văn Chung, Hiệu trưởng THPT Cổ Loa (Hà Nội) cho rằng, Bộ đã công bố đề thi minh họa nên trường sẽ bám sát vào đề minh họa của Bộ để định hướng cho các con. Nhìn chung đề thi minh họa sát với chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với việc xét tốt nghiệp nhưng để các trường đại học tốp trên tuyển chọn chính xác thí sinh thì đề thi cần tăng thêm câu hỏi phân hóa. Mức chuẩn kiến thức kỹ năng để tốt nghiệp thì 7,8 điểm, phần phân hóa chỉ chiếm 2-3 điểm là hơi ít.
“Giờ tâm lý HS là “thi gì học nấy”, mà việc học đòi hỏi cả một quá trình. Chính vì thế, mong rằng, năm sau phương án thi tốt nghiệp thế nào thì Bộ nên công bố luôn để HS có hướng chuẩn bị…”, thầy Chung đề xuất./.
Đánh tan nỗi khiếp sợ tổ hợp Khoa học xã hội của sĩ tử thi THPT Quốc gia bằng phương pháp học tập hiệu quả này!
Nhiều sĩ tử lo lắng vì chưa tìm ra phương pháp ôn tập hiệu quả với tổ hợp Khoa học xã hội cho kỳ thi sắp tới.
Kỳ nghỉ tết dài nhất lịch sử của học sinh cả nước đang dần khép lại, và mọi người sẽ trở về với guồng quay học tập như trước đây. Nhất là đối với học sinh lớp 12, thời gian từ nay đến tháng 8 là những tháng ngày còn lại để các bạn kịp ôn luyện những kiến thức cần có trước khi bước vào kỳ thi quan trọng nhất suốt quãng đời đi học.
Chắc chắn một điều, trước những thay đổi to lớn của Bộ GDĐT cho kỳ thi năm nay, nhiều bạn sẽ bỡ ngỡ và bắt đầu lo lắng và cảm thấy áp lực. Nhiều câu hỏi liên quan tới chiến lược ôn bài, chiến thuật học tập sao cho hiệu quả được đặt ra nhưng không ai có thể tìm ra đáp án chính xác hơn ngoài bạn. Đối với những thí sinh lựa chọn tổ hợp Khoa học xã hội cho bài thi tự chọn thì sẽ vất vả hơn khi phải giải quyết một lượng kiến thức dày đặc, mở rộng và nhiều khía cạnh. Nếu không chuẩn bị một phương pháp ôn bài phù hợp thì nguy cơ sảy chân vì khối học này sẽ rất cao.
Khoa học xã hội đâu chỉ học vẹt, học thuộc lòng mà cần có phương pháp phù hợp
3 môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân là những môn thường có nội dung nhiều, chồng chéo và dễ gây nhầm lẫn nếu không chú ý. Nhiều bạn vẫn lầm tưởng hoc các bộ môn này chỉ cần một trí nhớ siêu phàm và học thuộc toàn bộ những gì có trong sách vở là đã ổn, Nhưng đó là quan niệm sai lầm, vì đây là những bộ môn đòi hỏi sự khoa học, chắt lọc để việc ôn tập không quá phức tạp, ngược lại giúp bạn nhớ lâu và không bị trùng lặp nội dung kiến thức. Để đạt được hiệu quả ôn tập như mong muốn, ngoài việc trau dồi bài vở hằng ngày thì học sinh cũng cần tìm cho mình những tài liệu, công cụ hỗ trợ khác. Một trong những nơi dễ tìm kiếm những điều hay ho để tự học đó chính là internet. Và WeLearn chính là nền tảng học tập uy tín mà bất kỳ sĩ tử nào cũng cần bỏ túi nếu muốn có những bí kíp luyện thi hoàn hảo.
Không còn quá xa lạ với WeLearn, đây chính là nền tảng để học sinh có thể học với những thầy cô giỏi hàng đầu ngay mạng xã hội Lotus. Nhờ có những ưu điểm vượt trội là hệ thống bài tập được xây dựng bởi đội ngũ giáo viên uy tín, các bài test có độ phân hóa ở nhiều cấp bậc, tiệm cận với đề thi THPT Quốc gia các năm mà học sinh có thể thử sức để đánh giá được mức độ của bản thân, từ đó có sự căn chỉnh phù hợp để nâng cao kết quả.
Ngoài ra, do hoạt đọng trên mạng xã hội nên học sinh có thể trao đổi, giao tiếp với thầy cô và những bạn cùng học để giải quyết những vấn đề thắc mắc có trong môn học. Học miễn phí, mọi lúc, mọi nơi cũng là điểm nổi bật chỉ có ở WeLearn mà tin chắc sẽ rất phù hợp với bạn nào đang tìm kiếm một giải pháp học tập vừa hợp thời lại hiệu quả.
Nhiều thầy cô được "chọn mặt gửi vàng" tại WeLearn là những cái tên tạo ra nhiều thủ khoa nức tiếng trong các kỳ thi Quốc gia, thi Đại học trong nhiều năm qua. Cùng điểm lại một vài thầy cô sẽ trở thành trợ thủ đắc lực của bạn trong hành trình tìm lại phong độ học tập ở các môn Khoa học xã hội nhé!
Chinh phục điểm cao môn sử bằng bài giảng chuẩn không cần chỉnh của thầy Nguyễn Mạnh Hưởng
PGS, TS. Nguyễn Mạnh Hưởng là một nhà giáo lỗi lạc trong ngành lịch sử. Hiện nay đang đảm nhận chức vụ Phó Trưởng bộ môn Lí luận và PPDH của khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội. Không chỉ tham gia công tác đào tạo sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh, Thầy Nguyễn Mạnh Hưởng còn rất gắn bó với việc giảng dạy học sinh ở các bậc phổ thông (như Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Hà Nội). Thầy được nhà nước trao học hàm Phó giáo sư và học vị Tiến sĩ và là Phó Giáo sư trẻ nhất của chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử từ trước đến nay.
Với nhiều thành tích và kinh nghiệm trong 20 năm nghiên cứu, giảng dạy và luyện thi Đại học, THPT quốc gia, luyện thi học sinh giỏi, Thầy Nguyễn Mạnh Hưởng đã giúp nhiều thế hệ học sinh hoàn thành được ước mơ chinh phục điểm cao, đỗ vào các trường đại học mơ ước.
Bài giảng, bài ôn trên WeLearn do thầy xây dựng sẽ cung cấp những kiến thức từ nền tảng, căn bản cho học sinh đang bắt đầu ôn tập cho kỳ thi Quốc gia đến những bài ôn luyện bám sát nhất với ma trận đề thi của Bộ GD-ĐT. Đây là bộ đề tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm, chuyên sâu và cốt lõi nhất trước kỳ thi.
Thầy giáo triệu view Đàm Thanh Tùng hiện thực hóa giấc mơ Đại học cùng môn Địa lý
Thầy Đàm Thanh Tùng được nhiều học sinh THPT, nhất là học sinh cuối cấp biết đến nếu từng theo chọn tổ hợp Khoa học xã hội để dự thi. Được mệnh danh là "Thầy giáo quốc dân" với hàng nghìn lượt xem mỗi buổi dạy livestream, thầy được nhiều học sinh yêu mến bởi lối giảng dạy vui vẻ, dễ hiểu và thân thiện.
Thầy luôn tìm ra những điều mới mẻ và đưa những chi tiết sáng tạo vào bài giảng để môn học Địa lý tưởng chừng như nhàm chán lại trở nên sinh động. Được biết, thầy đã có 8 năm luyện thi Đại học, thi THPT Quốc gia cho nhiều thế hệ học sinh và đều đạt thành tích cao.
Với phương pháp riêng là phá từ khóa, thầy đã giúp hàng nghìn học sinh mất gốc địa lý tìm lại cảm hứng học tập và bứt phá điểm số , Thầy cũng chính là tác giả của cuốn sách "Xử lí nhanh trắc nghiệm Địa Lí thi THPT Quốc Gia", Một trong những cuốn sách hàng đầu trong luyện thi THPT Quốc Gia môn Địa Lý.
Học sinh lớp 12 "nháo nhào" ôn thi môn thứ 4, thứ 5 Việc công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT với các bài thi tổng hợp 3 môn chỉ tính chung một đầu điểm, mà không phân ra từng môn đã tạo ra một áp lực rất lớn với học sinh chuẩn bị thi ĐH. Chỉ còn 3 tháng nữa, nhiều em mới "nháo nhào" ôn thi môn thứ 4, thứ 5 trong tâm trạng...