Học sinh lớp 12 kêu cứu trong bộ ảnh kỷ yếu cuối cấp: Áp lực đỗ Đại học đang “giết chết” chúng tôi như thế nào?
Thứ áp lực vô hình ấy đến từ khắp mọi phía: bản thân, gia đình và cả xã hội!
Cứ mỗi mùa thi đến, rất nhiều học sinh, sinh viên không chỉ đau đầu vì học hành mà còn phải chật vật vượt qua một nỗi ám ảnh tâm lý, đó chính là áp lực thi cử. Đặc biệt ở các kỳ thi quan trọng như thi vào lớp, thi đại học, nỗi áp lực này càng lớn hơn bao giờ hết, nó nặng trĩu những kỳ vọng của bản thân, gia đình và xã hội, ngày ngày đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của các cô cậu học trò.
Nhằm lột tả những áp lực vô hình mà đa số học sinh cuối cấp đều đang âm thầm chịu đựng, nhóm bạn lớp 12A1 trường THPT Thanh Tuyền (Bình Dương) đã quyết tâm chụp một bộ kỷ yếu để nói lên tiếng lòng mình.
Áp lực thi cử, học tập là thứ đè nặng lên vai mỗi cô cậu học sinh cuối cấp (Ảnh: Hàn Viết Nam Sơn)
Mỗi năm có hàng chục nghìn người phải trải qua giai đoạn này, thế nhưng không có nghĩa là mọi thứ sẽ dễ dàng… (Ảnh: Hàn Viết Nam Sơn)
Học thêm từ sáng đến tối, rồi lại thức đến khuya để luyện đề đã chẳng còn là cảnh tượng quá xa lạ (Ảnh: Hàn Viết Nam Sơn)
Video đang HOT
Nỗi sợ bị mọi người xung quanh coi thường, soi mói cứ luôn lửng lơ trên đầu (Ảnh: Hàn Viết Nam Sơn)
(Ảnh: Hàn Viết Nam Sơn)
(Ảnh: Hàn Viết Nam Sơn)
Kỳ vọng quá lớn của cha mẹ chính là thứ khiến các bạn trẻ dằn vặt mỗi ngày (Ảnh: Hàn Viết Nam Sơn)
Xin đừng chỉ đánh giá một con người qua điểm số (Ảnh: Hàn Viết Nam Sơn)
(Ảnh: Hàn Viết Nam Sơn)
Thu Thảo, một thành viên trong lớp tin rằng bộ ảnh này chính là lời bộc bạch từ tận đáy lòng của lớp mình nói riêng cũng như nhiều bạn học sinh cuối cấp nói chung: “Với bản thân thì áp lực lớn nhất đó là phải đạt được thành tích như mình đã đề ra, sợ bản thân mình sẽ thua kém các bạn, sợ cố gắng hết mình nhưng rồi kết quả không như ý muốn, phải học ở những ngôi trường mà bản thân không thực sự thích. Với gia đình thì áp lực là phải học ngành này ngành kia, phải đậu vào những trường đại học danh tiếng để làm rạng danh dòng họ, để cho bố mẹ không phải phí công khi đã bỏ ra biết bao nhiêu công sức và tiền của để lo cho mình được học hành đàng hoàng, đến nơi đến chốn như ngày hôm nay. Với xã hội, áp lực đó là sự dè bỉu của mọi người xung quanh nếu như điểm thi thấp. Học ở những trường kém chất lượng chính là cơ hội để mọi người nói ra nói vào.”
Để hoàn thành bộ ảnh này là công sức của cả các bạn học sinh cũng như ekip chụp ảnh trong việc đi tìm địa điểm phù hợp, chuẩn bị đạo cụ và tìm cách diễn tả sao cho chân thật, ấn tượng nhất. Liên hệ với “phó nháy” đã giúp sức tạo nên tác phẩm độc đáo này, anh chàng Nam Sơn chia sẻ mọi người đã phải mất hơn một tuần để đi lòng vòng quanh các làng đại học tìm chỗ chụp phù hợp, sau đó huy động đạo cụ từ mọi nơi có thể để quá trình chụp diễn ra chỉn chu hết mức có thể.
Qua bộ ảnh này, tập thể lớp 12A1 muốn gửi đến mọi người một thông điệp: “Áp lực thi cử không phải câu chuyện của một người, chỉ mong rằng bố mẹ hãy thấu hiểu chúng mình hơn một chút, và chúc cho tất cả những học sinh cuối cấp sẽ vượt vũ môn thành công!”
Theo Helino
Học sinh bắt đầu tăng tốc học thi
Kỳ nghỉ tết kết thúc cũng là lúc học sinh lớp 12 bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng.
Học sinh lớp 12 bắt đầu giai đoạn tăng tốc ôn thi - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tự chọn giáo viên để học
Tăng tốc nhưng không tăng áp lực bằng mọi cách là mục tiêu khi xây dựng kế hoạch học tập cho học sinh (HS) cuối cấp trong thời điểm này. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), chia sẻ: "Thời gian nghỉ tết, ban giám hiệu khuyến cáo giáo viên (GV) không gây áp lực với HS bằng bài tập về nhà mà để các em có một kỳ nghỉ thật sảng khoái. Tuy nhiên, nhà trường cũng lưu ý, khi trở lại sau tết, HS cần tập trung vào việc học".
Ông Phú cho biết, căn cứ vào định hướng chọn bài thi THPT quốc gia và tổ hợp môn thi xét tuyển, nhà trường xếp HS vào 3 lớp ban khoa học xã hội và 11 lớp ban khoa học tự nhiên. Từ thời gian này đến ngày 22.4, tuần 3 buổi, mỗi buổi 4 tiết, nhà trường xếp thời khóa biểu tăng cường các môn thuộc khối thi HS đã chọn.
Nhằm giúp HS đạt kết quả tốt nhất, lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Du cho hay đã phân công GV có kinh nghiệm, chuyên môn vững nhất chịu trách nhiệm giảng dạy, hỗ trợ HS lớp 12. Đặc biệt, Trường Nguyễn Du còn công bố danh sách GV phụ trách từng lớp để HS có thể đăng ký lớp theo mong muốn của mình. "Các em yêu thích, thấy phương pháp giảng dạy của thầy cô nào phù hợp thì đăng ký vào học lớp đó. Sở dĩ ban giám hiệu thực hiện mô hình này do nắm bắt tâm lý HS qua các buổi nói chuyện. Các em cho biết chỉ đạt kết quả học tập tốt khi có môi trường học tập đầy sự hứng thú và động lực", ông Phú nói.
Tương tự, ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (Q.Tân Phú), cho hay tăng tốc đại trà sẽ không hiệu quả mà cần có sự sắp xếp khoa học, khuyến khích ý thức tự giác của học trò trong giai đoạn này. Hằng tuần, HS đều có những bài kiểm tra để đánh giá kiến thức thu nhận được. Nếu hổng nội dung nào thì GV tư vấn và giải đáp ngay nhằm mục đích học đến đâu chắc đến đó, tránh dồn vào tháng cuối, không kịp xoay xở.
Tự học và đặt mục tiêu cụ thể
Ngoài việc xếp lớp theo định hướng nghề nghiệp đã xác định từ đầu năm học, các phòng tự học của Trường Nhân Việt luôn có GV hướng dẫn túc trực vào tất cả các khung giờ để kịp thời hướng dẫn HS tự học. Không chỉ vậy, thầy Bùi Gia Hiếu cho biết, để HS thoải mái lựa chọn khung giờ học hiệu quả cho mình nhất, các phòng tự học sẽ được mở cửa sớm hơn 1 tiếng và đóng cửa muộn hơn 1 tiếng.
Riêng thầy Lê Minh Tân, GV ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), thì lưu ý rằng việc quan trọng với học trò là xác định mục tiêu cho bản thân và đi kèm là giải pháp thực hiện. Tuy nhiên, theo thầy Tân, trong giai đoạn này, không thể đưa ra mục tiêu chung chung như: "Em sẽ cố gắng chăm học hơn nữa", "Em sẽ ráng thi vào trường y"... mà phải có mục tiêu cụ thể. Vì khi có mục tiêu cụ thể thì sẽ biết mình phải đạt kết quả thế nào. Chẳng hạn, mục tiêu là Trường ĐH Y Dược thì tham khảo điều kiện trúng tuyển năm trước học trò thấy kết quả điểm thi cần bao nhiêu mới hy vọng. Từ đó, gắn với mỗi mục tiêu, mỗi HS có thể tự nhận thấy mình phải học thế nào và có thể đề xuất sự hỗ trợ của GV cùng phụ huynh.
Giai đoạn này, GV Minh Tân đánh giá cao khả năng tự học của HS. "Đừng "quăng mình" vào các lớp luyện thi mà không có sự sắp xếp khoa học. Bởi ròng rã mấy tháng từ nay đến ngày thi, cứ tan học ở trường đến lớp luyện thi, tối muộn mới về nhà rồi quay sang làm bài tập trên lớp chính khóa, mệt mỏi khiến khả năng tiếp nhận kiến thức kém đi và tư duy không còn minh mẫn", GV này phân tích.
Theo thanhnien
Tăng tốc ôn thi Bắt đầu từ tháng 4 trở đi, hầu hết các trường THPT kết thúc các hoạt động giáo dục ngoại khóa, tiết học ngoài nhà trường để dành thời gian cho học sinh cuối cấp bước vào giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 6. Học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức, TP.HCM trong...