Học sinh lớp 11 đoạt giải lập trình nhờ tự học
Nguyễn Đức Thiện, học sinh lớp 11 trường THPT Hoàng Hoa Thám, Hưng Yên, được xướng tên tại Code War Junior, trong khi ba tháng trước còn chưa biết lập trình.
Ở cuộc thi này, cậu giành giải Khuyến khích. Kết quả được cho là khiêm tốn với nhiều người, nhưng là cột mốc quan trọng với Thiện. Đó là lần đầu tiên cậu tham dự một cuộc thi về tin học và cũng là thành tựu đầu tiên sau ba tháng tự học lập trình.
Bố Nguyễn Văn Thông chở Thiện từ Hưng Yên ra Hà Nội thi vào ngày nóng nhất tháng 6, động viên cậu con trai: “Có giải là tốt rồi”. Anh Thông cũng không kỳ vọng gì nhiều, bởi chỉ vài tháng trước, con trai anh còn lạ lẫm với máy tính.
Nguyễn Đức Thiện tại cuộc thi Code War Junior hồi tháng 6 năm nay.
Nếu xét về “tuổi nghề”, Thiện tự nhận chẳng thể so với bất kỳ thí sinh nào. Con đường đến với lập trình của Thiện mới bắt đầu vào tháng 3 năm nay khi bố mang về một chiếc laptop. “Đó là laptop cũ, bố em mua lại với giá gần 6 triệu đồng”, Thiện kể. Có máy tính, cậu học sinh lớp 10 thực hiện ngay những dự định đã ấp ủ trước đây – muốn thành một lập trình viên như trong phim hành động, những người có thể “gõ phím là thay đổi thế giới”.
Tuy nhiên, con đường “gõ phím” không đơn giản như Thiện nghĩ. Thiện mới chỉ học tin học căn bản ở trường. Gia đình lại làm nghề nông, người thân cũng không có ai làm về IT. Khi đó, cậu học trò sinh năm 2004 chưa hiểu thế nào là lập trình và cũng không có ai chỉ dạy. Thứ lớn nhất cậu có là sự yêu thích và khả năng tự mày mò.
Cùng với chiếc laptop cũ, Thiện lên mạng tìm hiểu và nhận ra mình có thể học từ Internet. Những nền tảng dạy lập trình trên mạng, như HackerRank, CodeLearn… là những “người thầy” dạy lập trình đầu tiên của cậu học trò này.
HackerRank – một website chuyên xếp hạng trình độ và tạo môi trường để dân lập trình trao đổi, trau dồi kiến thức – là nơi Thiện chọn đầu tiên. Ban đầu, vốn tiếng Anh còn hạn chế khiến Thiện không thể tiếp thu trọn vẹn kiến thức ở đây. “Mỗi lần học em lại phải ‘Google Dịch’, nên nhiều khi cũng không hiểu hết bài. Khi code bị lỗi cũng chẳng biết nhờ ai hỗ trợ”, Thiện kể. Có lần, dòng code của cậu bị thừa một dấu cách khiến chương trình chạy lỗi, nhưng mất một tuần Thiện mới tìm được lỗi này.
Video đang HOT
Những dòng code thành công đầu tiên của Thiện được gõ trên chiếc máy tính đời 2015, RAM 4GB, chạy còn ì ạch. Nhưng với Thiện, đó không phải là vấn đề. “Em chỉ sợ thiếu kiến thức thôi”, cậu nói. Để bù đắp cho những thiếu hụt của mình, Thiện lao vào học.
Nguyễn Đức Thiện (ngoài cùng bên trái) cùng bố (áo trắng) trong lần ra Hà Nội dự thi. Ảnh: Hải Đường
Tháng 8 vừa qua, các bạn đồng trang lứa mới được tiếp xúc với ngôn ngữ lập trình Pascal, nhưng khi đó, Thiện đã có kiến thức nhất định về C và Python – hai ngôn ngữ lập trình bậc cao được ứng dụng nhiều hiện nay.
“Mỗi ngày em dành khoảng hai tiếng để hoàn thành bài trên lớp, còn ba tiếng để tự học về lập trình. Cuối tuần có thể học lập trình nhiều hơn”. Thiện nói. Cậu cho rằng mình yêu lập trình, nhưng chưa đến mức “quên ăn quên ngủ”. Thậm chí, cậu còn tự nhận là mình ham chơi và đặc biệt thích chơi game. Thiện tìm cách kết hợp hai sở thích của mình và cuối cùng tìm ra phương án là tập lập trình game, để vừa được học vừa được chơi. Đó cũng là cơ duyên đưa cậu đến với CodeLearn – một nền tảng học lập trình với game đào vàng nổi tiếng.
Đầu tháng 9 vừa qua, Thiện tự thử thách khả năng của mình bằng cách đăng ký tham gia cuộc thi RL Comp do công ty FPT Software tổ chức. Vẫn với thử thách “đào vàng” quen thuộc, nhưng người lập trình cần tạo ra một thợ đào vàng ảo với trí thông minh đủ mạnh để đấu với thợ đào của đối thủ, đồng thời vượt qua các bẫy của trò chơi.
Vòng bảng, thợ đào vàng The_Winner (nickname của Thiện) xếp hạng 50 trong số gần một nghìn thí sinh tham dự. Thiện trở thành thí sinh trẻ tuổi nhất vượt qua vòng bảng của cuộc thi này. Kết quả của người chơi sinh năm 2004 khiến nhà sáng lập CodeLearn và là giám khảo của RL Comp, anh Cao Văn Việt, bất ngờ.
“Đây là cuộc thi về công nghệ học máy tăng cường (Reinforcement Learning), một nhánh con của công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Học máy. Khi đưa ra cuộc thi này, chúng tôi phán đoán người dự thi sẽ là những chuyên gia AI hoặc dân lập trình sừng sỏ với nhiều năm kinh nghiệm, nên không thể ngờ một học sinh lớp 11 như Thiện lại có thể vượt qua vòng bảng”, anh Việt nói.
Thợ đào vàng The_Winner của Thiện đạt được điểm số cao trong vòng bảng.
RL Comp – Đấu trường Học tăng cường là cuộc thi dành cho những người có niềm đam mê với công nghệ, trí tuệ nhân tạo và học máy. Các bài thi mô phỏng dưới dạng trò chơi đào vàng. Thí sinh có nhiệm vụ đào tạo và nâng cấp “não bộ” cho các thợ đào vàng ảo bằng thuật toán Reinforcement Learning, giúp thợ đào vàng học nước đi, luật chơi và tính toán chiến thuật để tránh bẫy cũng như vượt qua các thợ đào của Ban tổ chức.
Theo anh Việt, chuyện code chạy đúng với luật chơi, đạt được điểm số, chạy đúng theo mô hình học máy tăng cường là một thử thách khó. Kết quả này cho thấy Thiện đã có những hiểu biết cơ bản về Reinforcement Learning – điều mà ngay cả nhiều sinh viên năm cuối đại học về CNTT cũng chưa chắc đã được tiếp cận.
Dù vậy, thợ đào vàng The_Winner phải dừng chân ở vòng trong, trước những đối thủ sừng sỏ và dày dặn kinh nghiệm. Cậu học trò lớp 11 đến từ Hưng Yên khẳng định vẫn sẽ ưu tiên chương trình học trên lớp, đồng thời dành thời gian cải thiện khả năng tiếng Anh. “Dự định của em trước mắt là tự làm được một trò chơi và sau này có thể làm một công việc gì đó mà được lập trình mỗi ngày”, Thiện chia sẻ.
Bỏ Pascal, học sinh lớp 11 sẽ được dạy Python
Sau nhiều năm đưa vào giảng dạy, Pascal sẽ bị loại bỏ khỏi chương trình Tin học phổ thông vì lạc hậu, không còn phổ biến.
Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Tin học đối với bậc THCS và THPT từ năm học 2020-2021. Đáng chú ý là chương trình lớp 11 với nội dung giảng dạy chủ yếu liên quan đến ngôn ngữ lập trình Pascal bị lược bỏ khá nhiều.
Theo Bộ GD&ĐT, sách giáo khoa (SGK) Tin học 11 trình bày những yếu tố đặc trưng riêng về Pascal quá sâu, không cần thiết, gây quá tải cho dạy và học. Ngoài ra, một số nội dung về Pascal mang nặng tính lý thuyết và vượt chuẩn kiến thức kĩ năng (KTKN).
Việc điều chỉnh nội dung giảng dạy môn Tin học 11 tập trung thay đổi những nội dung vượt quá chuẩn KTKN, không ảnh hưởng nhiều đến mục đích chính của môn học là Lập trình và Ngôn ngữ lập trình bậc cao, như xác định trong chương trình Tin học 11 năm 2006.
Hướng dẫn cũng loại bỏ những nội dung đi sâu vào chi tiết của Pascal do một số nội dung không phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lý của học sinh. Ngoài ra, ngôn ngữ Pascal hiện đã lạc hậu, không còn thông dụng.
Trên tinh thần loại bỏ Pascal khỏi chương trình Tin học 11, Bộ GD&ĐT cho biết cơ sở giáo dục có thể lựa chọn giảng dạy các ngôn ngữ lập trình có tính cập nhật, hiện đại, được dạy trong trường phổ thông nhiều nước như Python, C, C ...
Theo hướng dẫn, các phần lý thuyết, thực hành của môn Tin học 11 sau khi điều chỉnh sẽ dựa trên ngôn ngữ lập trình do trường lựa chọn giảng dạy.
Bộ GD&ĐT cho rằng ngôn ngữ lập trình Pascal đã lỗi thời, không còn thông dụng. Ảnh: Wikipedia.
Đối với bậc THCS, chương trình Tin học lớp 8 cũng giới thiệu về cấu trúc lập trình cơ bản, được SGK minh họa bằng ngôn ngữ Pascal. Theo hướng dẫn mới, các trường sẽ lựa chọn ngôn ngữ lập trình khác để minh họa cho bài học.
Học sinh lớp 11 sẽ được học Python, C thay cho Pascal.
Xuất hiện từ năm 1990, Python đang là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng rộng rãi. Theo GitHub, Python là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ 2 trong năm 2019. Không chỉ dễ làm quen, Python còn được sử dụng trên nhiều hệ thống hiện đại tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và phân tích dữ liệu.
Trong khi đó, C và C là một trong những ngôn ngữ lập trình lâu đời nhất khi được tạo ra từ những năm 1970. Nhiều ngôn ngữ lập trình như PHP, Java hay JavaScript có nhiều điểm tương đồng với C. Theo Business Insider, C cũng được phát triển dựa trên C, là ngôn ngữ lập trình cốt lõi trong nhiều hệ điều hành, trình duyệt và trò chơi phổ biến.
Học sinh lớp 11 phát hiện lỗi cho điện thoại VSmart Cao Bảo Nguyên, học sinh lớp 11 trường Bắc Duyên Hà, Thái Bình, đã phát hiện được 40 lỗi trên hệ điều hành VOS 3.0 Beta và được VinSmart trao thưởng. Bảo Nguyên là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam trải nghiệm phiên bản Beta của hệ điều hành VOS 3.0 trong chương trình đăng ký trải nghiệm của VinSmart...