Học sinh lớp 10 và 11 có được dự thi đánh giá năng lực?
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 vừa qua thu hút trên 68.000 thí sinh dự thi. Trong đó có những thí sinh thi nhưng không sử dụng kết quả này để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 28.3 vừa qua – ĐÀO NGỌC THẠCH
Vấn đề đặt ra là các kỳ thi đánh giá năng lực do các trường ĐH tổ chức có nên dành cho cả học sinh (HS) lớp 10 và 11?
Không cấm nhưng không khuyến khích
Diễn ra đồng thời tại 7 địa phương, đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 28.3 vừa qua đã thu hút hơn 68.000 thí sinh (TS) dự thi. Kỳ thi được tổ chức với mục đích các trường ĐH và CĐ sử dụng kết quả này để tuyển người học. Đến thời điểm hiện tại đã có 70 đơn vị đăng ký sử dụng kết quả này để xét tuyển một phần chỉ tiêu trong năm nay.
Tuy nhiên, ngay sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố kết quả thi đợt 1, hội đồng thi này mới phát hiện có những TS dự thi nhưng không phục vụ cho mục đích trên. Trong đó, có những giáo viên trường THPT dự thi nhằm nắm rõ cấu trúc, hiểu cách ra đề, hiểu nội dung để về ôn tập cho HS của mình; có những HS đang học lớp 11 dự thi để làm quen với định dạng bài thi.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, đối tượng tham dự kỳ thi đánh giá năng lực là những TS đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo quy định của Bộ GD-ĐT. Đó là những HS chuẩn bị hoàn thành bậc học THPT nhưng chưa tốt nghiệp. Bên cạnh đó gồm cả TS đã tốt nghiệp THPT, có bằng TC, CĐ hoặc ĐH cũng được dự thi để tiếp tục xét tuyển vào ĐH nếu muốn.
Tuy nhiên, ông Chính cho biết theo thống kê đợt 1 kỳ thi vừa qua nhiều đối tượng dự thi không chỉ HS lớp 12, chẳng hạn có khoảng 100 TS sinh năm 2004. Tính về tuổi, các HS này có thể đang học lớp 11 hoặc đang học lớp 12 nếu đi học sớm.
Video đang HOT
“Các HS lớp 10, 11 nếu tham dự không ảnh hưởng đến kỳ thi, tuy nhiên không đúng với đối tượng dự thi và ĐH Quốc gia TP.HCM không khuyến khích các HS này tham dự. Ở thời điểm trước khi thi chúng tôi đã phát hiện các TS này nhưng không muốn làm quá gắt, nên quyết định chỉ khuyến cáo. Nhưng nếu sắp tới tiếp tục có nhiều đối tượng này dự thi hội đồng thi sẽ có biện pháp rà soát sâu hơn”, ông Chính cho hay.
Theo ông Chính, ĐH Quốc gia TP.HCM hiện chưa cấm nhưng không khuyến khích các HS lớp 10 và 11 tham dự kỳ thi này. Bởi mục tiêu chính của kỳ thi là giúp HS lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ. “Quan trọng nhất, thi đánh giá năng lực là kỳ thi nhẹ nhàng, không nặng nề và HS chỉ cần học rồi đi thi, không cần phải dự thi nhiều lần để lấy kinh nghiệm. Việc tham dự kỳ thi nhiều lần hoặc phải tham gia ôn luyện trước khi thi không phải tôn chỉ của kỳ thi”, tiến sĩ Chính giải thích.
Các HS lớp 10, 11 nếu tham dự không ảnh hưởng đến kỳ thi, tuy nhiên không đúng với đối tượng dự thi và ĐH Quốc gia TP.HCM không khuyến khích các HS này tham dự… Sắp tới tiếp tục có nhiều đối tượng này dự thi hội đồng thi sẽ có biện pháp rà soát sâu hơn
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM
Trước đó, năm 2016 ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực và cho phép TS bảo lưu kết quả thi trong 24 tháng. Tuy nhiên, theo lý giải của đại diện ĐH này, do có tới 70% kiến thức trong bài thi thuộc chương trình lớp 12, cơ bản hoàn thành chương trình học THPT nên chưa áp dụng cho HS lớp 10 và 11.
Có nên là kỳ thi “mở” cho mọi học sinh ?
Năm 2021, có nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực với quy mô khác nhau để phục vụ tuyển sinh như: Việt Đức, Quốc tế, Sư phạm TP.HCM…
Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, kỳ thi này sẽ không giới hạn đối tượng TS dự thi và kết quả có thể được bảo lưu trong 2 năm để xét tuyển vào trường. Tuy nhiên, HS lớp 10 chưa nên dự thi mà cần tích lũy thêm kiến thức bởi đề thi chủ yếu là kiến thức lớp 12 và có khoảng 20% kiến thức lớp 11. HS lớp 11 nếu muốn làm quen hoặc có đủ khả năng có thể đăng ký dự thi, TS cũng được dự thi nhiều lần trong năm.
Trong khi đó, kỳ thi tuyển sinh riêng của Trường ĐH Việt Đức hiện cũng quy định chỉ dành riêng cho HS lớp 12 và các TS tự do đã tốt nghiệp THPT muốn dự thi để xét tuyển trực tiếp vào trường này. Theo tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, nếu các HS lớp 10 và 11 muốn dự thi vẫn có thể đăng ký để tham dự tại Trung tâm thông tin và tư vấn của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức tại TP.HCM. Bài thi này không chỉ sử dụng để xét tuyển vào Trường ĐH Việt Đức mà còn dành cho các HS quốc tế tham dự để xét tuyển vào các trường khác của Đức…
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, việc quy định đối tượng TS dự thi sẽ phụ thuộc cụ thể vào mục tiêu của kỳ thi đó. Cụ thể, với kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức hiện nay, mục tiêu nhằm phục vụ xét tuyển ĐH và CĐ thì việc mở rộng với các nhóm TS khác không có mục tiêu trên là không cần thiết. Chẳng hạn như trường hợp các giáo viên dự thi để tăng hiểu biết về bài thi, HS lớp 11 thi thử chỉ để làm quen thì không phù hợp.
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, nếu kết quả kỳ thi năng lực có giá trị trong 2 năm, lúc đó đối tượng dự thi là những HS đạt đủ kiến thức đi thi chứ không chỉ HS lớp 12. Giống như các kỳ thi chứng chỉ quốc tế khác, kết quả kỳ thi có giá trị lên tới 2 năm chứ không chỉ trong 1 năm. Tương lai, kỳ thi này của ĐH Quốc gia TP.HCM có thể phát triển theo hướng đó.
Nhiều cách thức đánh giá năng lực thí sinh
Năm 2021, phương thức thi đánh giá năng lực nhằm giúp hệ thống trường đại học sàng lọc đầu vào thí sinh (TS) tiếp tục được triển khai. Trong đó, kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh thu hút sự quan tâm của đông đảo TS.
Thí sinh tham gia Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa công bố kết quả đợt một kỳ thi ĐGNL năm 2021, với gần 70 nghìn TS đăng ký tham gia. Kỳ thi nhận được những phản hồi tích cực của TS về đề thi cũng như công tác tổ chức.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP Hồ Chí Minh cho biết: Phân bố điểm của kỳ thi ĐGNL đợt một năm nay gần như tương đồng với phân bố điểm đợt một của năm 2020 và 2019 chứng tỏ sự ổn định của đề thi.
Cụ thể, phân bố điểm trải rộng từ 164 điểm đến 1.103 điểm, thể hiện khả năng phân loại TS cao, thuận lợi cho việc xét tuyển của các trường đại học (ĐH). Kết quả phân tích độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi cũng cho thấy đề thi được thiết kế theo đúng yêu cầu, giúp sàng lọc chất lượng đầu vào tốt. Điểm trung bình của 68.400 bài thi đợt một này là 688 điểm.
Trong đó, gần 2.800 TS đạt hơn 900 điểm và TS đạt điểm cao nhất là 1.103 điểm (thang 1.200 điểm). ĐHQG TP Hồ Chí Minh sẽ mở cổng đăng ký dự thi ĐGNL đợt hai từ ngày 4-5 đến 4-6 và tổ chức thi vào ngày 18-7 tới. TS sẽ dùng kết quả thi ĐGNL (nếu thi hai đợt sẽ dùng kết quả của đợt cao hơn) để xét tuyển vào các trường thành viên ĐH này với khoảng 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển.
Ngoài 10 trường thành viên của ĐHQG TP Hồ Chí Minh còn có khoảng 60 trường ĐH khác cũng sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh trong năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc không chỉ có thêm cơ hội cọ xát kỳ thi, tích lũy kinh nghiệm làm bài mà TS còn bổ sung phương thức xét tuyển, tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH uy tín.
Ngay sau khi ĐHQG TP Hồ Chí Minh công bố kết quả đợt một kỳ thi ĐGNL năm 2021, một số trường ĐH đã công bố mức "điểm sàn" nhận hồ sơ xét tuyển đối với hình thức này. Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP Hồ Chí Minh năm nay.
Theo ThS Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - Truyền thông nhà trường, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển với 49 ngành đào tạo của trường năm nay dao động từ 650 - 725 điểm. Trong đó, ngành dược có ngưỡng điểm xét tuyển cao nhất là 725 điểm.
Tất cả các ngành còn lại có điểm xét tuyển là 650 điểm. Riêng với các ngành có tổ hợp xét tuyển bao gồm môn năng khiếu (Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Thanh nhạc), TS ngoài việc có điểm thi ĐGNL đạt từ ngưỡng điểm xét tuyển trên cần dự thi năng khiếu và đạt mức điểm theo quy định. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh cũng chọn ngưỡng bảo đảm nộp hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL của ĐHQG là 650 điểm cho 29 ngành đào tạo.
ThS Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh nhà trường cho biết: "Năm 2021, trường dành 5% chỉ tiêu để xét tuyển TS dựa theo kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức. Năm 2020, điểm trúng tuyển của phương thức này ở các ngành với mức cao nhất là 750 điểm. Thí sinh ngoài xét tuyển bằng phương thức nêu trên có thể tham gia xét tuyển đồng thời các phương thức khác để tăng cơ hội trúng tuyển".
Theo đó, năm nay là năm đầu tiên Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh triển khai kỳ thi ĐGNL chuyên biệt để tuyển sinh. Trong đề án tuyển sinh năm 2021 vừa công bố, nhà trường dành tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành để xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các tiêu chí của trường.
Ngoài ra, trường còn ba phương thức tuyển sinh khác là: xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (sáu học kỳ) áp dụng với TS tốt nghiệp THPT năm 2021 và xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (điểm sáu học kỳ) kết hợp kết quả kỳ thi ĐGNL do nhà trường tự tổ chức.
Phương thức xét tuyển kết hợp thi tuyển chiếm tối đa 20% chỉ tiêu mỗi ngành và áp dụng riêng với các ngành gồm: Sư phạm toán học, Sư phạm tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm vật lý, Sư phạm hóa học, Hóa học, Sư phạm sinh học, Sư phạm ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Sau một năm gián đoạn, năm nay, Trường ĐH Quốc tế, thành viên ĐHQG TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi ĐGNL vào cuối tháng 5 tới để tìm được những tân sinh viên phù hợp với hướng đào tạo của nhà trường và tăng cơ hội trúng tuyển, nhận học bổng cho TS.
TS tham gia ba bài thi: hai bài thi bắt buộc (Toán, Tư duy lô-gíc), một bài thi tự chọn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Anh văn). Nhà trường dành từ 20 - 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét kết quả kỳ thi riêng này, đồng thời dành từ 10 - 30% tổng chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Tiến sĩ Huỳnh Khả Tú, Trưởng phòng Đào tạo ĐH nhà trường cho biết: "Nội dung kiến thức của đề thi năm nay cũng gói gọn trong chương trình THPT và chú trọng kiến thức năm lớp 12. Với dạng đề thi này, TS không cần giỏi toàn diện, chỉ cần tập trung vào thế mạnh cá nhân thông qua bài thi theo môn tự chọn. TS được đánh giá dựa trên năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tính toán giải quyết vấn đề, tư duy lô-gíc, năng lực suy luận và sáng tạo, đánh giá kiến thức tự nhiên, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ".
ĐH Sư phạm TP HCM, Sư phạm Hà Nội 2 công bố thông tin tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm TP HCM và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 mới đây đã công bố thông tin tuyển sinh năm 2021. Ảnh minh họa Năm 2021, Trường ĐH Sư phạm TP HCM tuyển 3.770 chỉ tiêu vào các ngành theo 3 phương thức xét tuyển. Phương thức xét tuyển: Phương thức 1 : Xét tuyển thẳng và ưu tiên...