Học sinh lớp 1 phải đóng 16 triệu đồng đầu năm học?
Những ngày qua, dư luận xôn xao về thông tin mỗi học sinh lớp 1 trường Tiểu học Chu Văn An (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) phải đóng hơn 16 triệu đồng vào đầu năm học 2017-2018.
Nhiều phụ huynh bức xúc, chia sẻ thông tin lên mạng xã hội ảnh danh sách các khoản thu của trường với số tiền lên đến 16.738.000 đồng. Phòng GD&ĐT TP Cao Lãnh đã kiểm tra, yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc.
“Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo kiểm tra, yêu cầu Phòng giáo dục và nhà trường báo cáo. Thông tin mỗi học sinh phải đóng hơn 16 triệu đồng đã gây hiểu lầm đối với các phụ huynh”, một lãnh đạo UBND TP Cao Lãnh nói.
Trường Tiểu học Chu Văn An. Ảnh Minh Anh.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Cao Lãnh, mỗi học sinh chỉ phải đóng từ một đến 2 triệu đồng vào đầu năm học, trong đó có các khoản thu tự nguyện và theo từng tháng.
Cụ thể, bảo hiểm tai nạn 100.000 đồng/học sinh (phụ huynh tự nguyện tham gia), phí dạy 2 buổi/ngày là 80.000 đồng/tháng/em (thu theo tháng), bán trú là 36.500 đồng/ngày (thu theo tháng).
Các khoản thu khác theo tự nguyện của học sinh, gồm học phí tiếng Anh tăng cường lớp 1, 2 là 600.000 đồng/tháng (thu từng tháng, học sinh học 4 tiết/tuần, có giáo viên nước ngoài).
Học sinh lớp 3 là 360.000 đồng/tháng (thu từng tháng, học sinh học 2 tiết/tuần với giáo viên nước ngoài).
Video đang HOT
Riêng lớp 2/4, học sinh tham gia thêm lớp tiếng Anh tăng cường, học 6 tiết/tuần với giáo viên nước ngoài, thì đóng 1.100.000 đồng/tháng. Nhà trường không bắt buộc phụ huynh phải đóng tiền một lần mà thu theo tháng.
Chi tiết các khoản thu đầu năm học. Ảnh Minh Anh.
“Không hiểu phụ huynh lấy đâu ra thông tin học sinh phải đóng 16 triệu đồng. Học sinh lớp 1, nếu tham gia đầy đủ các khoản, kể cả tự nguyện, phụ huynh cũng chỉ đóng chưa đến một triệu đồng. Học sinh lớp 2/4, nếu học thêm lớp Anh văn tăng cường 6 tiết/tháng, cũng chưa đến 2 triệu đồng”, ông Nguyễn Hoàng Thanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Chu Văn An, nói.
Cũng theo hiệu trưởng này, nhà trường không chủ trương thu bất kỳ khoản nào khác để trang bị các thiết bị cho trường, lớp như máy chiếu, laptop, tivi… và gây quỹ của lớp học.
“Phụ huynh muốn đóng góp thì nhà trường nhận qua việc tài trợ để trang bị cho trường, lớp chứ không có chủ trương thu”, thầy Thanh khẳng định. Ông cũng cho biết số tiền 36.500/ngày của học sinh bán trú là tiền ăn 22.000 đồng/bữa và phí sinh hoạt bán trú.
Theo Zing
Lên mạng xã hội tố cáo lạm thu đầu năm
Đầu năm học, dư luận lại xôn xao chuyện tiền trường, lớp. Cùng với mạng xã hội, việc tố cáo lạm thu đã có những kết quả thật bất ngờ.
Mấy ngày qua, dư luận bức xúc vì trên mạng xã hội xuất hiện bức ảnh một tờ phiếu thu mang tiêu đề trường THCS Minh Tân với 20 khoản thu lên tới hơn 9 triệu đồng.
Tố lạm thu
Theo ông Nguyễn Ngọc Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), Phòng GD&ĐT huyện đã vào cuộc làm rõ, bước đầu xác định tờ phiếu thu không phải của nhà trường, chỉ là sản phẩm do ai đó chế ra.
Mặc dù Trường THCS Minh Tân báo cáo không lạm thu nhưng đoàn kiểm tra của Phòng GD&ĐT đã tiến hành kiểm tra thực tế, xác định tại trường này có tình trạng lạm thu trái quy định.
Cụ thể, Phòng GD&ĐT xác định tại trường THCS Minh Tân có tới 18 khoản thu trùng với các khoản thu mà tờ phiếu thu giả được tung lên mạng xã hội đã liệt kê. Có hai khoản thu không trùng là thu học thêm, học thêm nhóm.
Cũng liên quan lạm thu, mấy hôm vừa qua, mạng xã hội xuất hiện thư kêu cứu, được cho là của cha mẹ học sinh trường Tiểu học thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Nội dung tố cáo xoay quanh việc thu chi không minh bạch của hiệu trưởng nhà trường, bà B.T.H. Thư kêu cứu chỉ ra 6 sai phạm của vị hiệu trưởng này.
Lá thư kêu cứu trên mạng xã hội. Ảnh: Tiền Phong.
Chiều qua, 11/9, ông Lưu Luyến, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Xuyên, cho biết phòng đã nắm được thông tin và đã xuống kiểm tra. "Kiểm tra cho thấy có nội dung phải điều chỉnh nhưng bản chất không phải như những gì thư kêu cứu đã đưa ra", ông Luyến khẳng định.
Theo ông Luyến, trong 6 nội dung đơn thư nêu, quỹ tấm lòng vàng là được sự đồng thuận của thị trấn, của phụ huynh và huyện; năm nay mới họp, chưa thu. Tiền quét lớp chỉ thu lớp 1, lớp 2 và do phụ huynh đề nghị thuê vì học sinh nhỏ. Còn lớp 3 đến lớp 5 học sinh tự quét, không thu. Khoản này tùy các lớp cô, hiệu trưởng không liên quan.
Tiền tạp vụ, theo ông Luyến trong quy định, mỗi trường chỉ có một bảo vệ. Nhưng trường rộng nên phải thuê thêm người để vừa trông coi, vừa quét dọn trường. Tiền ủng hộ học sinh nghèo của một công ty hàng năm nhà trường cũng chuyển hết cho học sinh và có đầy đủ hồ sơ. Tiền báo đội thu theo quy định và quỹ đội quản lý, cô hiệu trưởng không quản lý.
Theo quy định, trường tiểu học không được tổ chức dạy thêm, học thêm, chỉ trông học sinh ngoài giờ theo văn bản hướng dẫn của sở. Nhưng trường mới đưa ra chứ chưa thực hiện vì vừa vào năm học mới. Những năm trước cũng không có.
"Tuy nhiên, qua việc này, chúng tôi cũng tổ chức rút kinh nghiệm. Đó là công khai minh bạch các khoản thu theo đúng quy định của thành phố và nhà nước", ông Luyến chia sẻ.
Một lần nữa, ông Lưu Luyến khẳng định tất cả các khoản thu này mới chỉ là dự kiến, trường cũng chưa tổ chức thu.
Tạm đình chỉ hiệu trưởng
Liên quan thông tin lạm thu của trường THCS Minh Tân, ông Nguyễn Ngọc Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) cho biết đã tạm đình chỉ hiệu trưởng nhà trường 15 ngày để giải trình một số khoản thu đầu năm học không đúng theo quy trình cơ quan chức năng cho phép.
Trước đó, Bộ GD&ĐT có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc báo cáo và cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục năm học 2017-2018.
Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện giãn thời gian thu, thời điểm thu, tránh thu cùng một thời điểm trên cùng một địa bàn để hạn chế tối đa tác động của học phí đến chỉ số giá tiêu dùng của địa phương.
Về cam kết không thu các khoản thu ngoài học phí, đối với giáo dục mầm non, phổ thông: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục cam kết và nghiêm túc không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong trường học. Các địa phương tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm.
Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập: Chỉ đạo tiết giảm chi phí hoạt động, hạn chế thu các khoản thu ngoài học phí, đồng thời phải cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo; xây dựng và công bố công khai chuẩn chất lượng đầu ra đối với sinh viên; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch, có cơ chế để cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên và các tổ chức khác tham gia giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Lạm thu đầu năm, gánh nặng từ cái tặc lưỡi Đầu năm học, các địa phương lại xôn xao về tình trạng lạm thu của trường, cơ sở giáo dục. Gánh nặng đóng góp đầu năm đã thành nỗi lo lắng thường trực của phụ huynh. Chị L.T.Ng. (trú thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) có con gái học tiểu học. Vào đầu năm học 2016-2017, chị được nhà trường thông báo phải...