Học sinh lớp 1 lần đầu ‘nếm mùi’ thi cử, mẹ lo hơn con
Tạm biệt những tháng ngày rong chơi thời mẫu giáo, nhiều “rồng con” sinh năm 2012 vừa vào lớp 1 đang trải qua đợt thi học kỳ I. Lần đầu tiên trong đời con biết thế nào là thi cử, song thật hài hước là cảm giác lo lắng lại “bao trùm” các phụ huynh hơn là những bạn nhỏ vô tư hồn nhiên này.
Con thi, mẹ lo… ôn tập
Bé Nấm con của chị Thu Hằng (Q.Ba Đình, Hà Nội) là học sinh lớp 1 ở trường dân lập. Trường con gái chị Hằng với nhiều hoạt động trải nghiệm nên cô nàng vốn dĩ đã ham chơi lại càng hào hứng hơn. Từ đầu năm đến giờ, Nấm học cũng nhiều nhưng chơi cũng không ít. Thế là kỳ thi học kỳ I của cô bé trôi qua cái vèo gần như không nằm trong trí nhớ của Nấm, ngoại trừ.. bố mẹ.
Khỏi phải nói, chị Hằng cảm thấy hồi hộp như thế nào khi cô giáo chủ nhiệm gửi lên group của lớp lịch thi học kỳ I từ trước kỳ thi cả tháng trời, kèm lời nhắn nhủ bố mẹ cần thường xuyên ôn luyện cùng con để kết quả thi được tốt. Nào toán, tiếng Việt, rồi tiếng Anh, âm nhạc… cứ khiến bà mẹ trẻ lần đầu “nếm mùi” thi cử của con rối hết cả lên.
Ảnh minh họa
“Thú thật là tôi cũng lo lắng bồn chồn khi thấy con thậm chí còn chưa định hình được thế nào là thi học kỳ I. Con được giao bài tập về nhà thì cũng hào hứng làm nhưng môn toán thì con tính toán sai hết, khiến tôi càng lo. Thế là trước hôm thi toán, hai mẹ con phải “đánh vật” với nhau đến tận 11h đêm để hệ thống lại toàn bộ bài cho con”, nữ phụ huynh chia sẻ. Rất may, bài thi của con trôi qua, theo như lời kể của bé Nấm thì hoàn toàn suôn sẻ. “Con bảo chỉ sai 2 câu thôi!”, chị Hằng hào hứng kể.
Cái cảm giác lo âu, hồi hộp của nhiều phụ huynh có con học lớp 1 bước vào kỳ thi đầu đời có lẽ là trải nghiệm đáng nhớ. Anh Hoàng Long (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) kể, bình thường việc học của con, anh phó thác hết cho vợ, nhưng thấy con cận kề ngày thi, anh cũng xắn tay vào phụ vợ cùng con “văn ôn võ luyện”.
“Môn tiếng Anh của con trai tôi quả nan giải! Mấy dạng bài về quần áo, sách vở, đồ dùng học tập nhưng cu cậu không chịu học thuộc lòng từ vựng nên sai bét nhè. Tôi đành học cùng con bằng cách trò chuyện tiếng Anh hàng ngày với con, khoảng 1 tháng trước khi con thi. Và kết quả đúng là cũng có phần mãn nguyện, con làm bài suôn sẻ mà bố con lại có dịp gần gũi nhau hơn!”, anh Long kể lại.
Sôi nổi “mách nước” trên các diễn đàn
Video đang HOT
Nếu chịu khó “lội” vào các nhóm hội online của các mẹ có con sinh năm 2012, có thể thấy không khí vô cùng sôi nổi từ khi nhiều trường chưa bước vào kỳ thi, đang trong giai đoạn ra đề cho học sinh về ôn tập nên phụ huynh trao đổi các dạng đề thi với nhau. Chị Kiều Hoa – một phụ huynh ở tỉnh Hải Dương – chia sẻ, riêng môn Toán, con chị có 20 đề ôn tập, hiện đã làm xong hết rồi và chuẩn bị sẵn sàng để thi.
“Nhiều hôm 12h đêm mẹ bảo đi ngủ con không chịu ngủ, cứ thức làm. Toán thì tạm ổn nhưng riêng phần đọc thì vẫn ngọng quá. Các mẹ ở 63 tỉnh/thành tải đề vào hết đây cho mọi người xem và so sánh tham khảo nhé!”, nữ phụ huynh viết trong một nhóm các mẹ có con sinh năm rồng hoạt động trên Facebook.
Học cùng thay vì tạo áp lực cho con là điều mà nhiều phụ huynh cần làm khi trẻ bước vào kỳ thi đầu tiên trong đời. Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhiều phụ huynh khác còn cảm thấy đề thi môn tiếng Việt có nhiều câu quá hóc búa nên “up” đề hỏi cách làm bài, sau đó nhận được nhiều phản hồi rất nhộn nhịp. Tại Hà Nội, nhóm phụ huynh có con học lớp 1 ở các trường khá nổi và có tiếng là học hành khá “nặng” cũng đua nhau đẩy các dạng bài tập nâng cao để trao đổi.
Chị Kim Cúc – phụ huynh ở Q.Cầu Giấy có con theo học một trường tư thục khá nổi trong quận – lắc đầu: “Nhiều dạng bài tập khó đến toát mồ hôi, con gái tôi đánh vật mãi. Nhưng thế mới thấy, phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con, thậm chí có phần hơi ép con học dạng bài nâng cao quá, nên tôi cũng ái ngại cho các con! Mới lớp 1 mà không khí học hành đã ngột ngạt thế này thì không hiểu đến các cấp thi cao hơn, các con sẽ thế nào?”, chị Cúc chia sẻ.
Nữ phụ huynh này cho rằng, có nhiều thời điểm, chính cha mẹ lại tỏ ra lo lắng nhiều hơn cả con mình, trong khi bản thân các bé không cảm thấy như vậy, điển hình như kỳ thi học kỳ I đang và sắp diễn ra. “Kiến thức lớp 1 chưa thật sự nhiều đến mức lo lắng quá cho con, vì các con vẫn cảm thấy thoải mái khi vừa được học vừa được chơi. Vì vậy, tôi nghĩ bố mẹ hãy tạo cho con cảm giác thoải mái nhất có thể, để năm học đầu tiên của bậc phổ thông thật sự là những tháng ngày đáng nhớ với con!”, chị Cúc bộc bạch.
Nhật Lam
Theo phunuvietnam
Câu chuyện giáo dục: Lời xin lỗi của cô hiệu trưởng
Một tuần sau khi lớp có cô giáo chủ nhiệm mới, học trò lên gặp cô hiệu trưởng phản ánh cô giáo "trước sau không như một". Cô hiệu trưởng đã xuống lớp xin lỗi học sinh cả lớp...
Câu chuyện được một phụ huynh ở TPHCM kể lại từ chính trường hợp của con mình. Con chị học tại một trường tư thục, khi đó lớp thay đổi giáo viên vì cô cô chủ nhiệm ốm, phải nghỉ dạy để chữa bệnh.
Con trẻ cực kỳ nhảy cảm trước cách ứng xử của người lớn trước mỗi sự việc (Ảnh mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết)
Nhà trường đã tổ chức cho các ứng viên vào lớp dạy thử tại lớp của các con và sau đó, trẻ sẽ bình chọn cô giáo các con thích nhất. Cô giáo được bình chọn nhiều nhất nhận lớp, đồng thời nhà trường giữ cô thứ có phiếu bình chọn thứ hai ở diện "dự phòng". Vài ngày đầu các con rất vui...
Một tuần sau, khi chị đón con, bé kéo tay chị nói "Má phải đi cùng con để gặp cô hiệu trưởng". Lúc này, "chân dung" cô giáo mới chính thức được lộ diện qua lời kể của trẻ thơ.
Con chị phản ánh khi có mặt cô hiệu trưởng hay giáo viên khác thì cô rất ngọt ngào, vui vẻ với cả lớp. Nhưng lúc chỉ có cô với cô bảo mẫu thì cô như một con người khác, cô la mắng, xúc phạm học trò. Trong giờ Toán, học sinh nào chưa làm được bài tập cô liền nói "Xuống lớp 2 mà học lại đi".
Một bạn gái trong lớp đi học mang đôi dép nhựa mà bạn ấy yêu thích thì bị cô nói: "Bộ nhà không có tiền hay sao mà mang đôi dép thấy gớm" làm bạn khóc tức tưởi.
Đỉnh điểm nhất là chuyện vừa xảy ra, một học sinh để đồ dùng học tập hơi lộn xộn trên bàn thì cô đến dùng tay gạt văng xuống nền rồi yêu cầu học sinh này phải bò đi nhặt lại từng cái một. Hộp sáp chì gần 50 cái tung tóe khắp lớp và không bạn nào dám nhặt giúp vì sợ hãi...
Người mẹ dẫn con lên phòng cô hiệu trưởng để con trình bày, con vừa kể vừa khóc vì thương bạn và bức xúc. Nghe con kể xong, cô hiệu trưởng cúi xuống xin lỗi con và hứa sẽ xem xét ngay.
Ngày hôm sau, sau khi xem xét sự việc, trước giờ vào học, cô hiệu trưởng vào lớp và xin lỗi cả lớp vì nhà trường đã không theo sát để các con bị đối xử bất công. Ngay sau đó, đã thay cô giáo "dự phòng" vào dạy các con...
Một tình huống nhưng thể hiện sự nhân văn của nhà trường, và bằng hành động của mình đó cũng là cách họ dạy trẻ con dũng cảm, biết nhận trách nhiệm và sửa sai.
Câu chuyện khác xảy ra tại một trường mầm non. Vị phụ huynh vô tình làm kẹt tay một em bé và vội rời đi chưa kịp xin lỗi con. Với ngón tay được băng bó, về nhà đứa bé thắc mắc với mẹ vì sao cô ấy làm con đau mà không xin lỗi con.
Người mẹ lên trường trao đổi tình huống này với quản lý và nhà trường liên hệ với vị phụ huynh kia và chị nhận ra lúc đó mình đang vội, đầu óc không để ý. Chị rất hợp tác và ngày hôm sau, chị lên trường gặp đứa trẻ bị đau và xin lỗi con.
Các nhà quản lý, giáo viên tiểu học ở TPHCM trong chuyên đề tập huấn ứng xứ trước các vấn đề của học trò.
Trong rất nhiều tình huống giáo dục, điều đáng ngại nhất không phải là người lớn, giáo viên làm sai. Ai cũng có thể sai lầm, trẻ hay lớn tuổi đều có thể sai lầm trong cuộc sống, trong công việc. Nhưng điều quan trọng là sau khi làm sai cần dũng cảm nhận lỗi chân thành và sửa sai.
Và nữa, không ít vụ bạo hành học sinh khi bị phanh phui, nhiều giáo viên vội vã xin lỗi nhà trường, phụ huynh, xin lỗi dư luận... mong được tha thứ nhưng chúng ta thường quên xin lỗi chủ thể bị gây tổn thương trực tiếp chính là học sinh.
Trong tiềm thức chúng ta vẫn đồng ý rằng người lớn không cần xin lỗi trẻ con, xin lỗi trẻ con là hạ mình. Trong khi nếu làm sai, lời xin lỗi với học sinh sẽ xoa dịu rất nhiều thứ, xoa dịu chính mình và cả học trò... Trẻ con rất dễ tha thứ và tin tưởng vào người lớn dám nhận lỗi khi làm sai. Chưa kể, việc người lớn dũng cảm nhận lỗi cũng là cách dạy trẻ chân thực nhất.
Hai câu chuyện trên cũng là bài học về sự gắn kết, hợp tác trong giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường. Hai chủ thể chung tay với nhau bằng sự chân thành, để giáo dục con trẻ tốt hơn chứ không phải để đỗ lỗi, bắt bẻ.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Cấm lạm thu, trường vẫn tìm cách "móc túi" phụ huynh? Nhiều khoản cấm thu hoặc cho thu nhưng phải đúng quy định tuy nhiên trường THCS Đông Thọ (TP. Thanh Hóa) vẫn cố tình triển khai thu rồi tìm cách hợp thức hóa sai phạm. "Chi vặt" lên đến hơn 160 triệu đồng Theo phản ánh của một số phụ huynh có con đang theo học tại trường THCS Đông Thọ thì dù...