Học sinh lớp 1 học tốt chương trình mới (!?)
Dù nhiều phụ huynh, giáo viên cho rằng chương trình và sách giáo khoa lớp 1 mới quá nặng nhưng theo hiệu trưởng nhiều trường tiểu học, kết quả đánh giá sau một học kỳ không quá khác biệt so với năm học trước
Các trường tiểu học tại TP HCM đang trong giai đoạn kiểm tra kết thúc học kỳ I. Đây là năm đầu tiên, những học sinh (HS) lớp 1 được học tập và đánh giá theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới.
Học khó là do… khách quan
Trước đó, dù nhiều phụ huynh, kể cả giáo viên (GV) cho rằng chương trình và SGK lớp 1 mới quá nặng nhưng theo hiệu trưởng nhiều trường tiểu học, kết quả đánh giá sau một học kỳ không quá khác biệt so với năm học trước.
Bà Nguyễn Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quang Khải (quận Gò Vấp), cho biết phải sau khi có kết quả kiểm tra mới có thể đánh giá khách quan khả năng học tập, tiếp thu của HS lớp 1 năm học này so với các năm trước. Tuy nhiên, sẽ không có nhiều cách biệt, kết quả trên trung bình.
Theo lãnh đạo một số trường tiểu học, qua các lần dự giờ, thăm lớp, HS không gặp nhiều khó khăn khi học theo chương trình mới. Bà Phạm Thúy Hà, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận 4, phụ trách giáo dục tiểu học, nhìn nhận đến thời điểm này, nếu HS có sự quan tâm của gia đình thì đọc rành hơn năm trước.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lạc Long Quân (quận 11, TP HCM) trong năm học 2020 – 2021 Ảnh: TẤN THẠNH
Trong khi đó, theo ông Hà Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (quận 7), qua sơ kết, đánh giá, HS lớp 1 năm nay vẫn học tập bình thường, việc sử dụng ngôn ngữ của HS vẫn tốt. HS và kể cả GV chỉ vất vả hơn một chút vì trước khi vào lớp 1 năm nay, ở giai đoạn trẻ 5 tuổi bị gián đoạn một thời gian vì ảnh hưởng dịch bệnh.
“Trong giai đoạn bị gián đoạn đó, trẻ không được vui chơi, làm quen nhận biết mặt chữ, mặt số nên khi bước vào lớp 1 gặp khó khăn hơn so với những năm trước. Khó khăn này là do khách quan chứ không phải do chương trình hay SGK mới” – ông Hải nói.
Nặng – nhẹ tùy quan điểm
Theo đánh giá sơ kết của một số quận, huyện, kết thúc học kỳ I, dễ nhận thấy nhất là HS lớp 1 năm nay tự tin và tích cực trong quá trình học tập. Theo bà Phạm Thúy Hà, HS biết tham gia đánh giá và nhận xét bản thân cũng như các bạn một cách trung thực.
Video đang HOT
Thông qua các hoạt động, các em được hình thành các phẩm chất và năng lực phù hợp đáp ứng theo chuẩn chương trình. HS nói được nhiều hơn, nói thành câu, dạn dĩ, biết hợp tác khi làm việc nhóm. Ngoài ra, HS còn có nhiều cơ hội tham gia hoạt động nhóm, tự khám phá nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của GV nên giờ học được các trường đánh giá là hào hứng, thú vị hơn.
Tuy nhiên, theo bà Hà, cũng gặp không ít khó khăn đó là HS khi làm toán còn cần sự giúp đỡ nhiều của GV. “HS thiếu sự quan tâm của gia đình thì rất vất vả trong việc đọc câu, đoạn” – bà Hà nói.
Ở một góc độ khác, ông Hà Thanh Hải cho rằng đối với phụ huynh sẽ có nhiều ý kiến tùy thuộc yêu cầu và quan điểm giáo dục trong gia đình. Còn với GV, chương trình nặng hay nhẹ cũng tùy từng người. Chẳng hạn nếu GV muốn HS yêu mến môn tiếng Việt thì phải làm sao để các em yêu thích, từ đó biết cách giảng dạy, truyền đạt thế nào để HS thêm yêu mến, dễ tiếp thu.
“Chương trình thì hay, mục tiêu của chương trình cũng đã rõ ràng, SGK được xem là một tài liệu giảng dạy cho nên tư tưởng, quan điểm của GV rất quan trọng khi triển khai chương trình. Có một thực tế là phần đông GV tiếp cận với SGK nhưng lại chưa tiếp cận với chương trình, mục tiêu chương trình được đầy đủ” – ông Hải cho biết.
Không nên so sánh với các năm trước
Trước đó, tại hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lớp 1 theo chương trình, SGK mới” do Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết khi thực hiện chương trình mới, bên cạnh những thuận lợi chương trình cũng bắt đầu bộc lộ một số khó khăn.
Tuy nhiên, đây là việc hết sức bình thường khi triển khai một chương trình mới. Chính vì những khó khăn nên có thể kết quả học tập của HS năm nay không bằng năm trước nhưng không nên so sánh theo hình thức này. Yêu cầu của chương trình mới có nhiều điểm khác, vì vậy cần phải có quá trình để đánh giá.
Đổi mới dạy học lớp 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện
Các trường tiểu học đã áp dụng chương trình lớp 1 mới được hơn 3 tháng. Bộ GD&ĐT cho rằng, đổi mới phương pháp không quá cao siêu, nếu thầy cô nắm chắc đầu ra của chương trình, tìm được cách dạy tốt.
Vướng đâu, giải quyết ở đó
Giờ học Âm nhạc của Trường tiểu học Ngọc Khánh (Hà Nội) sáng nay bắt đầu khác với những tiết học trước đây.
Thay vì cô trò hướng lên bảng đọc chép, hôm nay học sinh hát múa cùng cô giáo. Giờ học sôi nổi, tươi vui.
Có em múa giống cô nhưng có em vỗ tay hoặc làm khác. Tất cả đều được chấp nhận.
Ở giờ học vần, học sinh được trực tiếp đóng vai, hóa thân vào nhân vật, từ đó tìm ra tiếng, từ mới.
Ở tiết Tin học, các em được tô màu và vẽ tranh tư duy. Cô giáo Nguyễn Thị Khánh Ly cho biết, việc đổi mới phương pháp mà cô thực hiện ở cả hai tiết học trên đây, gây hứng thú với học sinh.
Việc đổi mới phương pháp mà cô Khánh Ly thực hiện ở cả hai tiết học trên đây, gây hứng thú với học sinh.
Tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Hà Nội, tiết tiếng Việt của sáng thứ Hai bắt đầu bằng hình quả thị hiện trên màn hình và các chữ, vần liên quan. Sau đó, học sinh sử dụng hộp dụng cụ học tập để thực hành ghép từ.
Cô Trịnh Thị Kim Quế, giáo viên chủ nhiệm lớp 1D, người có 20 năm dạy lớp 1 cho biết, nội dung của các bài học cũng có cấu trúc gần giống với chương trình cũ.
Tuy nhiên, thay vì dạy kiểu truyền thụ kiến thức như trước đây, học sinh được giáo viên hướng dẫn để tự khám phá ra nội dung bài học.
Chia sẻ với PV Dân trí, thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Phúc) bày tỏ, vài tuần đầu học chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên lớp 1 chưa quen được "cởi trói" nên vẫn giao nhiều bài tập về nhà cho học sinh.
Tiếp cận với chương trình mới, nhiều giáo viên của trường cũng có tâm lý e ngại nhưng đến nay, thầy cô đã sẵn sàng cho việc đổi mới, vướng ở đâu thì giải quyết ở đó.
Thầy Mạnh cho rằng, quan trọng nhất để bắt đầu hành trình đổi mới chính là cán bộ quản lý.
Cụ thể, hiệu trưởng cần tạo cơ chế cho giáo viên có tâm thế tốt, được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ của mình theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thầy trao đổi với các cô, cần thay đổi phương pháp để giáo viên, học sinh và cả phụ huynh không áp lực.
Ngoài việc trao đổi nghiệp vụ thường xuyên với giáo viên, vị hiệu trưởng này còn lập nhóm Zalo để trao đổi với phụ huynh về các bài học hàng ngày.
Thầy cô vận dụng phương pháp nào cũng được nhưng phải tổ chức các chuỗi hoạt động trong các bài học và hỗ trợ học sinh vượt qua. (ảnh minh họa)
Giao nhiệm vụ rõ ràng cho học sinh
Chia sẻ về phương pháp dạy học tích cực ở chương trình mới, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, phương pháp dạy học tích cực được Bộ GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục áp dụng nhiều năm nay, được áp dụng triệt để trong chương trình, sách giáo khoa mới.
Việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực thực ra không quá cao siêu, nếu thầy cô nắm chắc đầu ra của chương trình, tìm được phương pháp dạy tốt.
Chuyên gia này nói rằng, phương pháp dạy học có nhiều nhưng thầy cô cần theo nguyên tắc, giao nhiệm vụ cho học sinh biết cần phải làm gì, và giao nhiệm vụ rất cụ thể bằng các câu hỏi, mệnh lệnh sau đó học sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ và giáo viên sẽ hướng dẫn nếu các em vướng mắc.
Nếu học sinh nào làm đúng hướng thì động viên khích lệ. Nếu làm sai, chưa đúng hướng, giáo viên phải chỉ ra đúng hướng cho học sinh, các em không lo mình sai, và sẵn sàng tương tác với các cô.
Với phụ huynh học sinh, cần hỗ trợ các con các kinh nghiệm, cách giải quyết vấn đề đó trong cuộc sống của gia đình, không được làm thay việc của giáo viên ở lớp.
"Giáo viên đóng vai trò quan sát, hỗ trợ những vướng mắc, khó khăn của học sinh để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ.
Dần dần, học sinh sẽ được hình thành thói quen và lĩnh hội kiến thức cũng như có thể áp dụng kiến thức vào thực tế", ông Thành nói.
Về câu hỏi, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn chi tiết hơn, tận tay từng giáo viên về việc đổi mới phương pháp ra sao, ông Thành cho rằng, về đổi mới phương pháp dạy học, thầy cô đã được đào tạo trong các trường sư phạm từ lâu.
Trong quá trình dạy học ở các nhà trường, giáo viên cũng trải qua nhiều lớp bồi dưỡng.
"Thầy cô vận dụng phương pháp nào cũng được nhưng phải tổ chức các chuỗi hoạt động trong các bài học và hỗ trợ học sinh vượt qua, làm sao tăng cường việc tự học, để học sinh chiếm lĩnh kiến thức trong cuộc sống", ông Thành nói.
Có cần hỗ trợ trẻ vượt khó trước khi vào lớp 1? Điều này hoàn toàn khác với việc dạy trước chương trình lớp 1, tạo áp lực hay gây quá tải cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng không cần dạy trẻ học trước chương trình. Tuy nhiên cần hiểu đúng về vai trò của giai đoạn giáo dục tiền tiểu học. Chuyển từ Mầm non lên Tiểu học là một sự thay...