Học sinh lớp 1 đi học vào thứ 7
Vì học sinh quá đông, không đủ phòng, 100% học sinh lớp 1 Trường tiểu học Lê Văn Thọ (Q.12, TP.HCM) học một buổi/ngày nên các em phải học thêm vào thứ 7 mới đủ số buổi tối thiểu theo quy định.
Sáng thứ 7, trong khi hầu hết học sinh các trường tiểu học nghỉ học, thì 100% học sinh lớp 1 ở trường này đến lớp – NGUYỄN LOAN
Chưa tới 6 giờ 30, trong khi học sinh hầu hết các trường khác đang tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần thì ở Trường tiểu học Lê Văn Thọ các em vẫn đến trường như thường lệ. Năm nay trường có hơn 4.500 học sinh, riêng khối lớp 1 có tới 19 lớp với gần 1.000 học sinh
“Đi học vào thứ 7 con khá là mệt, con cũng muốn được ở nhà chơi”, một học sinh của trường chia sẻ. Năm nay học sinh lớp 1 học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đáng ra các em phải học 2 buổi/ngày, nhưng vì số lượng học sinh quá đông nhiều trường buộc phải cho các em học vào ngày thứ 7 để đảm bảo số buổi tổi thiểu theo chương trình là 6 buổi/tuần
Đi học sớm, nhiều em không kịp ăn sáng ở nhà nên được phụ huynh mua thức ăn sẵn và tranh thủ ăn ngay ở cổng trường trước khi vào lớp
Quỳnh Anh, học sinh lớp 1.8 cho biết chưa tới 6 giờ sáng mẹ đã gọi em dậy, sau đó chỉ kịp làm vệ sinh, mặc áo quần rồi được mẹ chở tới trường
Dù vậy, nhiều em cũng cho biết từ đầu năm đã học theo lịch này nên đã quen dần với việc đi học vào ngày thứ 7
Video đang HOT
Các em vào lớp sớm, tự sắp lại bàn ghế và chỗ ngồi của mình
Nhưng vì đi học sớm lại vào cuối tuần nên cũng có em còn buồn ngủ nằm lên bàn trước giờ vào học
Tới khoảng 7 giờ kém 15, giáo viên chủ nhiệm sẽ có mặt tại lớp để quản lý học sinh của mình dù có tiết dạy hay không. “Học sinh lớp 1 mình chưa thể để các em tự quản lý được nên giáo viên phải có mặt để ổn định lớp, chờ giáo viên bộ môn tới. Hôm nay mình chỉ có 2 tiết nhưng học sinh học tới 5 tiết vào thứ 7 nên xem như mình phải ở đây với cả lớp hết buổi sáng”, một giáo viên của trường chia sẻ
Theo cô bà Huỳnh Thị Tuyết Hoa, Hiệu trưởng nhà trường, thì với khối lớp 1 thứ 7 các em cũng được chia học thành 2 ca, một nửa học buổi sáng, số lớp còn lại học vào buổi chiều.
Vào thứ 7, các em sẽ không học bài mới, dành thời gian để ôn tập, rèn luyện kỹ năng. “Vì lớp đông, các ngày trong tuần không có nhiều thời gian nên mình dành thứ 7 để giúp các em ôn lại bài học trong tuần, kiểm tra khả năng đọc của từng em nên việc học khá nhẹ nhàng”, cô Thanh Nga chia sẻ
Không chỉ ở Trường tiểu học Lê Văn Thọ, ở những quận đông học sinh như 12, Bình Tân, Gò Vấp… nhiều trường không đủ cơ sở vật chất để 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày nên chọn cách cho các em học thêm một buổi khác trong ngày hoặc học vào thứ 7
Nghệ An: Phụ huynh lớp 1 Trường Nguyễn Trãi bức xúc khoản thu học 2 buổi/ngày
Sau 3 tháng học, nhiều phụ huynh Tiểu học Nguyễn Trãi ngỡ ngàng vì trường yêu cầu khoản thu tiền học 2 buổi/ngày với học sinh lớp 1, mức thu 55.000 đồng/tháng.
Phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (phường Quán Bàu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) bức xúc vì cho rằng, theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc học 2 buổi/ngày đối với học sinh lớp 1 là bắt buộc vì đây là chương trình chính khóa. Vì thế, việc Trường Tiểu học Nguyễn Trãi có khoản thu học 2 buổi/ngày theo phụ huynh là không thỏa đáng.
Cô Trần Thị Nga - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi cho biết: "Việc thực hiện thu tiền học buổi 2 là thực hiện theo quyết định chung của Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành". Ảnh độc giả cung cấp.
Một phụ huynh học sinh lớp 1 cho biết:
"Sau thời gian con tôi học 3 tháng, nhà trường công bố khoản thu tiền học 2 buổi/ngày với tổng số tiền 165.000 đồng cho 3 tháng: tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Mặc dù trước đó, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường không nhắc đến khoản thu này.
Bản thân tôi tham dự cuộc họp phụ huynh đầu năm nhưng nhà trường không đề cập hay trao đổi, thảo luận gì đối với tiền học 2 buổi/ngày ".
Theo phụ huynh này, số tiền học 2 buổi/ngày được nhà trường thu 3 tháng một lần, mỗi tháng là 55.000 đồng. Số tiền này được cô giáo ghi vào cuốn sổ tiền ăn và các khoản đóng góp khác. Tuy nhiên, khi phụ huynh nộp thì không có biên lai, hóa đơn nộp tiền.
"Theo tìm hiểu của tôi, đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc học 2 buổi/ngày nằm trong chương trình chính khóa của Bộ giáo dục nên được miễn học phí.
Sau 3 tháng học, chúng tôi mới biết có khoản thu này nên phụ huynh thắc mắc. Khi được hỏi, giáo viên chủ nhiệm chỉ giải thích là làm theo công văn, toàn tỉnh đều thực hiện như vậy nhưng công văn nào, văn bảo nào thì giáo viên không nêu ra và không giải thích rõ với phụ huynh", phụ huynh học sinh lớp 1 phản ánh.
Phụ huynh này cho biết thêm, mỗi tuần con mình sẽ học 9 buổi, trong đó có học thêm Tiếng Anh tăng cường 3 tiết/tuần và học kỹ năng sống 1 tiết/tuần. Đây là hai chương trình học thêm đăng ký tự nguyện, với chương trình tiếng Anh tăng cường mức phí là 240.000 đồng/tháng, chương trình học kỹ năng sống là 450.000 đồng/năm.
Tiền học buổi 2 nằm ngoài chương trình chính khóa, thu theo quyết định chung
Để làm rõ những nội dung phản ánh của phụ huynh, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trao đổi qua điện thoại với cô Trần Thị Nga - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi.
Cô Nga khẳng định: "Việc thực hiện thu tiền học buổi 2 là thực hiện theo quyết định chung của Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành.
Theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục thì trường sẽ chủ động ở khối lớp 1. Từ lớp 1 đến lớp 5 chưa có quy định cụ thể, nên trường dự toán thu chi học 2 buổi/ngày là theo quyết định chung của toàn thành phố. Nhà trường đã gửi văn bản cho giáo viên để giáo viên gửi phụ huynh".
Cũng theo cô Nga, hiện nay thành phố Vinh đang thiếu giáo viên, phải xã hội hóa, phải vận động phụ huynh đóng góp kinh phí để hợp đồng thỉnh giảng giáo viên và trả cho giáo viên tăng tiết. Đối với Trường Tiểu học Nguyễn trãi, phải có 5 giáo viên biên chế mới đủ nhưng trường mới có 2 giáo viên biên chế, hợp đồng thỉnh giảng 3 giáo viên.
Cô Trần Thị Nga cho biết: "Bộ quy định theo điều kiện của từng cơ sở, từng địa phương nếu như trường nào đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày có thể bố trí mỗi tuần 32 tiết hoặc 30 tiết hoặc 25 tiết.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi sẽ được học mỗi tuần 32 tiết, trong đó có 25 tiết học chính khóa, 7 tiết học thêm tăng thời lượng nằm ngoài chương trình chính khóa. Khoản thu tiền học 2 buổi/ngày áp dụng với 7 tiết học/tuần nằm ngoài chương trình chính khóa.
Cụ thể, 7 tiết học ngoài chương trình chính khóa mỗi tuần được phân bố như sau: 4 tiết tiếng Anh, 1 tiết luyện tập Toán, 1 tiết luyện tập Tiếng Việt và 1 tiết tự học".
Với khoản thu 7 tiết học/tuần nằm ngoài chương trình chính khóa, cô Nga cho biết có chỉ đạo chung của ngành, ở trường có đưa ra trong cuộc họp phụ huynh, có trao đổi với phụ huynh.
Khi được hỏi về văn bản thỏa thuận giữa nhà trường với phụ huynh về việc học thêm 7 tiết/tuần, cô Nga khẳng định có. Tuy nhiên, cô Nga từ chối cung cấp nếu phóng viên không làm việc trực tiếp tại trường.
Cô Nga cũng cho biết thêm, ngoài 32 tiết học áp dụng đại trà cho học sinh lớp 1, nhà trường cũng triển khai chương trình học tiếng Anh tăng cường và học kỹ năng sống cho học sinh. Đây là những chương trình học mà phụ huynh đăng ký từ lúc tuyển sinh và không áp dụng bắt buộc.
Học sinh đăng ký học chương trình tiếng Anh tăng cường sẽ học thêm 3 tiết/ tuần, đăng ký chương trình học kỹ năng sống sẽ học thêm 1 tiết/tuần.
Như vậy, nếu một học sinh mỗi tuần học đủ 32 tiết học áp dụng trong chương trình đại trà cộng với học thêm 3 tiết tiếng Anh tăng cường và học thêm 1 tiết học kỹ năng sống thì tổng số tiết học là 36 tiết/tuần.
Chia sẻ về khoản thu học 2 buổi/ngày đối với học sinh lớp 1 năm học 2020 - 2021, bà Ngô Thị Nguyệt, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh cho biết: "Việc thu tiền học 2 buổi/ngày hiện nay là thực hiện theo văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An.
Dạy học buổi 2 trong chương trình mới là vì giáo viên trên địa bàn thành phố chưa được bố trí đủ, văn bản của sở vẫn còn hiệu lực nên sẽ thực hiện theo văn bản đó".
Trường học trên bản Mông nỗ lực truyền tải nội dung SGK mới cho HS lớp 1 Khao Mang, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) là xã có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, 97% dân số là người dân tộc Mông. HS lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Khao Mang tập viết chữ. Ảnh: TG Xuất phát điểm thấp ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa...