Học sinh lập nhóm kín phản đối trường dạy thêm
Học sinh trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) lập nhóm kín trên Facebook đế phản đối nhà trường dạy thêm ngay từ đầu năm học.
Chiều 15/9, ông Trương Thức – Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Đắk Lắk – cho biết đơn vị này đã yêu cầu Thanh tra sở kiểm tra những thông tin phản ánh về việc Trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột) ép học sinh tăng tiết.
Theo ông Thức, sau khi có kết luận, Sở GD&ĐT Đắk Lắk sẽ thông tin với báo chí, nếu trường sai sẽ xử lý theo quy định.
Trước đó, nhiều phụ huynh có con học Trường THPT Cao Bá Quát bức xúc vì tất cả học sinh phải học phụ đạo tại trường. Khi phụ huynh thắc mắc, đại diện nhà trường lúc bảo phụ đạo, khi thì nói tăng tiết.
Mới đây, chiều 13/9, một số học sinh đã tụ tập trước cổng trường phản đối việc học phụ đạo.
Theo một học sinh, ngoài giờ học chính khóa, mỗi tuần các em phải học tăng tiết ba buổi, mỗi buổi bốn tiết. Giá mỗi tiết 6.000 đồng. “Mỗi lớp gần 30 học sinh, mức thu 6.000 đồng quá cao. Học sinh đông, không tiếp thu được hết kiến thức nên hiệu quả thấp”, em này nói.
Video đang HOT
Trường THPT Cao Bá Quát, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: M. Q.
Một số học sinh đã lập nhóm kín trên Facebook với tên gọi “Phản đối sự ép buộc học phụ đạo THPT Cao Bá Quát – BMT”. Nhóm này có gần 600 thành viên được cho là học sinh và phụ huynh của trường.
Ngày 15/9, trao đổi với Zing.vn, thầy Lê Văn Kiệt – Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát – cho biết nhà trường dạy thêm cho học sinh đã được Sở GD&ĐT Đắk Lắk cấp phép.
Theo ông Kiệt, giấy phép được cấp có thời hạn từ tháng 9/2015 đến hết tháng 9/2016 và việc dạy thêm được triển khai từ năm 2013 đến nay.
Cũng theo thầy hiệu trưởng, việc có nhiều tên gọi như tăng tiết, phụ đạo vì giáo viên và học sinh quen miệng chứ chủ trương của trường là dạy thêm. Việc học thêm có sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh và ban giám hiệu. Từ đó, ban lãnh đạo nhà trường mới làm hồ sơ xin sở cấp phép.
Ông Kiệt phủ nhận việc học sinh tụ tập tại trường chiều 13/9 để phản đối học thêm, mà là các em đi học tập trung đông trước cổng trường.
Với 6.000 đồng/tiết học thêm, ông Kiệt cho biết mức thu trên đúng theo nghị quyết của HĐND tỉnh.
“Tính ra mỗi tháng, một học sinh chỉ đóng hơn 150.000 đồng cho 4 môn, thấp hơn học bên ngoài nhiều. Ngoài ra, việc học thêm tại trường là không ép buộc, học sinh không thích có thể học ngoài”, vị hiệu trưởng nói.
Theo Zing
Hơn 1.000 học sinh Hà Tĩnh trở lại trường
Hơn 1.000 học sinh ba cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở lại lớp sau 3 tuần được bố mẹ cho nghỉ ở nhà.
Ngày 14/9, ông Lê Văn Luyện - Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà - cho biết hôm nay, trên địa bàn xã Kỳ Hà, 1.389 học sinh đã đến trường. Theo đó, bậc mầm non có 205/300, tiểu học 687/694 và trung học cơ sở là 500/520. Chính quyền các cấp cũng đồng ý miễn học phí cho các em học sinh.
"Sau nhiều nỗ lực tuyên truyền vận động, đến nay, cơ bản là học sinh đã được tới lớp. Chỉ còn một số ít chưa đi học, đặc biệt ở bậc mầm non, có thể do thời tiết mấy ngày qua mưa lớn", ông Luyện cho hay.
Hơn 1.000 học sinh ở Kỳ Hà đã trở lại trường học. Ảnh: Phan Ngọc.
Những ngày qua, thầy cô giáo ở xã Kỳ Hà cũng đã tích cực đến gõ cửa từng nhà học sinh để vận động các em đến lớp. Nhận thấy việc học tập của con mình quan trọng, đồng thời được chính quyền đồng ý hỗ trợ các khoản đóng học phí, người dân nơi đây thay đổi quan điểm, cho con em tới trường.
Niềm vui thể hiện rõ trên khuôn mặt thầy Trần Minh Đức, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kỳ Hà khi số học sinh đi học mỗi ngày một tăng. Theo thầy Đức, chỉ còn 7 học sinh chưa đi học.
Để kịp thời bổ sung kiến thức cho các em học muộn, trường đã chỉ đạo thầy cô tích cực theo kèm, bổ sung kiến thức.
"Hiện các em được miễn phí các khoản. Chỉ còn lại một vài em chưa đi học, chúng tôi sẽ cố gắng đến nói chuyện để họ hiểu rõ hơn. Nhiệm vụ quan trọng trước mắt là phải làm sao để các em này sớm bắt kịp với chương trình, ổn định việc học tập", thầy Đức cho biết.
Theo nhiều phụ huynh, từ ngày xảy ra sự cố môi trường khiến cá chết hàng loạt, cuộc sống người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn khi ruộng muối bỏ hoang, thuyền gác mái chèo không ra khơi, các nguồn thu của gia đình không còn. Để yên tâm cho con em tới trường, người dân phải kiến nghị chính quyền miễn các khoản học phí.
Chị Trần Thị Phương (người dân xã Kỳ Hà), cho hay gia đình có 5 con, 4 cháu đang học mẫu giáo và lớp 2, lớp 5 và lớp 8. Hiểu rõ việc tới trường học của con rất quan trọng, nhưng do nguồn thu nhập chính từ đánh bắt cá của gia đình bị ảnh hưởng, không có thu nhập nên sợ không đủ sức cho 4 đứa con của mình tới trường.
Theo Zing
Thủ tướng Campuchia cảnh báo cuộc biểu tình của CNRP Theo Tân hoa xã, ngày 12/9, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã cảnh báo Đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đối lập về kế hoạch biểu tình quy mô lớn phản đối việc kết tội Phó Chủ tịch đảng này Kem Sokha. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen. (Nguồn: THX/TTXVN) Trên trang Facebook chính thức, Thủ tướng Hun Sen cho hay:...