Học sinh không”mặn mà” với việc học nghề
Nhiều học sinh học nghề từ THCS lên THPT nhưng không nắm được kiến thức cơ bản vì giáo viên chỉ dạy cho có, du di lúc thi để các bạn có điểm cộng ưu tiên vào lớp 10.
Dạy nghề trong các trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng nghề nhất định, từ đó giúp các bạn có khái niệm về nghề nghiệp để định hướng tương lai. Thế nhưng thực tế, việc dạy nghề đang vô tình là cách kiếm điểm ưu tiên trong kỳ thi lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.
Dạy cho có
THCS học Điện, lên THPT cũng học Điện, quá trình học nghề của Minh Ngọc (học sinh lớp 12 Trường THPT Hoàng Hoa Thám – TPHCM) quanh đi quẩn lại là như thế. Minh Ngọc cho biết: “Ở THCS, mình học Điện dân dụng vì nhiều bạn học nghề này, mình cũng thấy nghề này dễ kiếm điểm lại không tốn nhiều tiền mua sắm thiết bị. Chỉ cần một đoạn dây điện, cầu chì, công tắc và ổ cắm là đủ” – Minh Ngọc nói.
Tại TPHCM, phần lớn các trường phổ thông tổ chức dạy nghề Điện, Vi tính, Dinh dưỡng. Thầy Nguyễn Đình Thịnh, hiệu trưởng trường THPT Hoàng Hoa Thám cho biết, trường dạy nghề Vi tính và Điện dân dụng nhưng đa phần học sinh chọn Điện dân dụng. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng dạy nhiều nghề để học sinh chọn lựa mà thường chỉ dạy một hoặc hai nghề dễ kiếm điểm.
Vì thế, nhiều học sinh từ THCS lên THPT chỉ học một nghề. Chương trình đào tạo nghề lại không liên thông, nâng cao nên khi lên THPT, các em chỉ học lại, thi lại những gì đã học ở THCS.
Cô Đặng Như Trang, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp quận 9 – TPHCM cho biết, đa số các trường hiện nay khi dạy nghề cũng chỉ dạy cho có, giáo viên không thể dồn hết công sức vì học trò không “mặn mà” do chưa chọn được nghề yêu thích. Ý thức học của các em vì thế cũng kém đi.
Video đang HOT
Một tiết học nghề của học sinh lớp 8 Trường THCS Võ Trường Toản (TPHCM).
Nặng tính hình thức
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc dạy nghề trong các trường phổ thông, tuy nhiên với nhiều học sinh thì học nghề chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là để được cộng điểm ưu tiên.
Thầy Phạm Hoàn Vũ, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Tân Phú cho rằng, học sinh THCS được cộng điểm ưu tiên khi xét tốt nghiệp THCS nhưng điều kiện để được công nhận tốt nghiệp rất dễ, hầu như chẳng học sinh nào cần đến điểm nghề trong xét tốt nghiệp. Phần lớn học sinh đổ xô vào học nghề để lấy điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Lúc này xảy ra nghịch lý trong dạy và học giữa các trường đóng trên địa bàn TP. Tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), thầy Nguyễn Bác Dụng, hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường tổ chức dạy Nhiếp ảnh và Vi tính vì các em có nhu cầu học để được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngược lại, tại quận 9, cô Đặng Như Trang cho biết, không khí học nghề của học sinh các trường THCS đã “chùng” xuống kể từ khi học sinh tốt nghiệp THCS quận này được vào thẳng lớp 10.
“Trường THPT Hoàng Hoa Thám trước đây không bắt buộc học sinh phải học nghề nhưng vài ba năm trở lại đây, nhiều học sinh phải cộng thêm điểm nghề mới đậu tốt nghiệp THPT. Do vậy, học nghề đã trở thành bắt buộc ở trường” – thầy Nguyễn Đình Thịnh nói. Thầy Phạm Hoàn Vũ cho rằng mục đích học nghề của học sinh là để kiếm điểm ưu tiên nên chỉ mang tính hình thức. “Nếu bỏ cộng điểm hỏi còn bao nhiêu học sinh muốn học nghề?”- thầy Vũ đặt câu hỏi.
Theo PLXH
Theo học nghề sửa chữa điện thoại như Steve Jobs .
Nhiều bạn trẻ Việt Nam vì thần tượng Steve Jobs mà theo đuổi nghề sửa chữa điện thoại di động (ĐTDĐ) đã không khỏi ngậm ngùi trước sự ra đi bất ngờ của "vua táo".
Câm chiêc điên thoai iPhone trên tay, tưng dòng ky ưc cư chảy vê trong hôi tương cua Tuân. Hơn hai năm vê trươc, cũng chỉ vì mê đắm kiểu thiết kế tinh tế của iPhone và ngưỡng mộ tài năng của ông "vua táo" Steve Jobs, Chu tich kiêm Giam đôc điêu hanh (CEO) cua hang Apple, mà Tuân đã quyêt đinh chon hoc nghê sưa chưa điên thoai di đông (ĐTDĐ), chuyên sâu vê iPhone.
Lúc ấy, chàng trai 23 tuổi này chi nghi đơn gian: "Minh thich gì thì sẽ học rất nhanh và đam mê, măt khac ĐTDĐ lai co nhiêu ngươi dung, chăc chăn se không lo thât nghiêp".
Sau khi hoan tât khoa hoc Ky thuât viên sưa chưa ĐTDĐ chuyên nghiêp, Tuân đã có ngay việc làm với mức thu nhập khởi điểm 5 triệu đồng/tháng. Đến nay, sau 2 năm làm việc, mỗi tháng Tuân thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng. Công viêc hang ngay cua Tuân la cai đăt phân mêm va mơ mang ĐTDĐ iPhone xách tay.
Cũng như hàng triệu người trên thế giới, Tuân đang đón chờ sự kiện ra mắt iPhone phiên ban mơi để nghiên cứu những tính năng vượt trội của nó, thì Steve Jobs bất ngờ ra đi.
Tuấn buồn man mác. Và người bạn Nguyễn Trung, học chung khóa sửa chữa ĐTDĐ cùng Tuấn, cũng tiếc nuối suốt mấy ngày liền. Trung đã vận động hàng trăm người bạn trên mạng lấy ảnh "vua táo" làm avatar trên facebook cá nhân suốt 1 tháng để tưởng niệm ông.
Hoc viên đang hoc Phân mêm chuyên sâu vê iPhone tai CPS Vietnam
Cũng được truyền cảm hứng từ "người đặc biệt" Steve Jobs, Nguyễn Trung đã đăng ký học nghề sửa chữa ĐTDĐ, chuyên sâu vê iPhone tại CPS Vietnam, một đơn vi chuyên vê đào tạo ky thuât sửa chữa ĐTDĐ theo tiêu chuẩn quốc tế tai Viêt Nam.
Hiện có khá nhiều trung tâm đào tạo nghề sửa chữa ĐTDĐ. CPS Vietnam là một trong những đơn vị đào tạo kỹ thuật sửa chữa ĐTDĐ theo tiêu chuẩn quốc tế, có uy tín tại Việt Nam hiện nay.
Bạn hãy thử tìm hiểu về nghề này qua website: http://www.cps.vn để có thêm lựa chọn cho tương lai của mình.
"Vốn đam mê viết phần mềm cho ĐTDĐ nên mình đã quyết định tìm hiểu kỹ về "dế" để thực hiện được ước mơ là trở thành chuyên gia viết phần mềm ĐTDĐ sau này. Dù Steve Jobs đã không còn, nhưng ông luôn là ngọn lửa cảm hứng không bao giờ tắt, giúp mình nuôi hoài bão lớn, là làm ra một chiếc điện thoại thông minh như iPhone dành riêng cho người Việt", Nguyễn Trung tâm sự.
Trung nói, nghề sửa chữa ĐTDĐ hoàn toàn có thể đem lại nhiều tiền và cả sự nổi tiếng, nếu như người học nó thật sự đam mê và theo đuổi những ước mơ cũng như hoài bão lớn trong tương lai. Và Trung đang làm hết sức để theo đuổi ước mơ của riêng mình.
Theo BĐVN
Xu hướng đầu tư tri thức của những doanh nhân hiện đại Đối với các doanh nhân, các nhà quản lý, thời gian còn quý hơn vàng. Trong khi đó áp lực công việc đòi hỏi họ phải nỗ lực không ngừng học tập trau dồi các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới. Do vậy, họ thường có xu hướng chọn những khóa học cô đọng nhưng đủ dài để có thể thấu hiểu...