Học sinh không phải chuột bạch để thí nghiệm

Theo dõi VGT trên

Không chỉ bức xúc vì tiền của đổ xuống sông xuống biển, mà dư luận không chịu nổi kiểu liên tục cải cách giáo dục nên đã phải lên tiếng: Học sinh chứ không phải chuột bạch để thí nghiệm.

Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT ngày 6.6 nóng nhất nghị trường Quốc hội so với các bộ, ngành được chất vấn. Rất nhiều câu hỏi được các đại biểu đưa ra, tới mức “nghẽn mạng” – như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết.

Tuy nhiên, điều đáng nói, vẫn là những câu hỏi không mới so với những phiên chất vấn trước đây hoặc ở nhiều diễn đàn khác. Không mới, bởi những “bệnh cũ” vẫn hầu như còn nguyên đó và ở một số mặt, có phần nặng hơn.

Đó là vì sao chất lượng các trường sư phạm vẫn không được nâng lên; các trường đại học cứ đào tạo mặc cho tỷ lệ sinh viên thất nghiệp ra trường tiếp tục tăng; chất lượng đào tạo nhiều trường đại học giảm đi phải chăng vì đầu vào mở quá rộng, mở trường quá dễ, giáo viên cơ hữu nhiều trường tư chỉ ghi danh hình thức; đạo đức của một bộ phận học sinh và cả thầy cô giáo đi xuống…

Học sinh không phải chuột bạch để thí nghiệm - Hình 1

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 6.6.

Cũng có những chất vấn có nội dung mới một chút, nhưng thật buồn, đó là: Nạn bạo hành trong trường học, đặc biệt với trường mầm non có xu hướng tăng; bệnh thành tích ngày càng trầm trọng: Không còn khái niệm lưu ban, giấy khen không còn ý nghĩa vì hầu hết đều là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi…

Thậm chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phải nhắc Bộ trưởng Nhạ trọng tâm câu hỏi của đại biểu: Vì sao càng cải cách, càng nặng tải hơn?

Tương tự, những cải cách giáo dục kèm theo thay đổi sách giáo khoa liên tục khiến dư luận thực sự “choáng”. Có đại biểu chất vấn, Bộ trưởng có cam kết gì để không thay đổi chương trình sách giáo khoa liên tục như vậy?

Đây là câu hỏi khó, bởi trước đó, ở diễn đàn khác, Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, sẽ thúc đẩy chương trình cải cách sách giáo khoa sớm một năm, hy vọng niên khóa 2019 – 2020 sẽ có sách giáo khoa mới cho lớp 1. Đáng nói là, chương trình cải cách này cũng đang có rất nhiều ý kiến trái chiều và không được dư luận tin tưởng.

Tuy nhiên, ông Nhạ vẫn tự tin khẳng định: “Trong nhiệm kỳ của mình, chúng tôi tin rằng việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa phải đạt kết quả”.

Học sinh không phải chuột bạch để thí nghiệm - Hình 2

Sách giáo khoa thay đổi liên tục cùng các chương trình cải cách giáo dục.

Trước những bức xúc, thiếu niềm tin vào ngành giáo dục thể hiện qua những câu chất vấn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải nói đến việc “xây dựng lòng tin” (!?).

Có lẽ, cũng không thể khác, xã hội phải kiên nhẫn chờ đợi và cố gắng đặt “lòng tin” vào Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Nhưng, qua những lần cải cách với những nét phác họa đầy hoa lá của những vị bộ trưởng tiền nhiệm, xã hội chỉ thấy, kết quả màu xám vẫn là gam chủ đạo.

Video đang HOT

Cụ thể, từ phong trào “hai không” với nhiều hy vọng của dư luận đến cải cách chữ viết đầy tranh cãi, rồi cải cách sách giáo khoa hết đợt này đến đợt khác và chương trình đầy tham vọng: Phân ban.

Riêng về phân ban, được cho là tốn kém nhất không chỉ về kinh tế mà tốn nhiều giấy mực tranh luận về nó. Nhưng rốt cuộc, giải pháp có mục tiêu tương đối rõ ràng này cũng phải chấm dứt.

Không chỉ tiền của đổ xuống sông xuống biển, dư luận tới lúc không chịu nổi những lần cải cách này đã phải lên tiếng: Học sinh chứ không phải chuột bạch để thí nghiệm.

Thậm chí, có những giải pháp tốt để giảm dần áp lực thi cử là học sinh tốt nghiệp loại giỏi không phải thi đại học. Nhưng rồi chỉ kéo dài được 3 năm cũng phải chấm dứt. Lý do lãng xẹt: Vì quá nhiều tiêu cực ở địa phương, phần lớn con cháu các vị có chức, có quyền, có tiền, bằng mọi cách để đạt tiêu chuẩn học sinh giỏi.

Nhưng thay vì kêu gọi cả xã hội vào cuộc chấn chỉnh những tiêu cực đó, ngành giáo dục sớm chấp nhận “đầu hàng”.

Vậy, liệu dư luận có đủ kiên nhẫn đặt “lòng tin” vào ông Nhạ?

Điều đó lý giải vì sao ngày càng nhiều người có tiền muốn cho con du học nước ngoài, và lượng học sinh du học từ bậc học phổ thông ngày càng tăng. Theo Bộ trưởng Nhạ, hàng năm số học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu rất lớn, chi phí khoảng 3-4 tỷ USD.

Giải pháp để lôi kéo học sinh học ngay trong nước, ông Nhạ cho biết, Bộ GDĐT đã tham mưu, có chính sách tập trung cho giáo dục cơ bản, chất lượng cao. Điều này trông đợi vào các nhà đầu tư, theo hướng chuẩn quốc tế để tăng đóng góp của tư nhân trong giáo dục chất lượng cao, giảm áp lực với ngân sách. Khi sửa luật tới đây, Bộ rất ưu tiên vấn đề xã hội hóa.

Xã hội một lần nữa lại phải chờ đợi.

Nhưng dư luận vẫn không thể quên, những giải pháp này không có gì đột phá. Còn cách xã hội hóa của chúng ta chưa tạo động lực nào cho giáo dục, trong khi mặt trái của nó đang hoành hành, gây nhiều hệ lụy. Đó là thực tế buồn.

Theo Danviet

Phó thủ tướng: Ngành sư phạm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất

Sư phạm là một trong những nhóm ngành có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, chiếm 19%, tiếp đến là Môi trường, Pháp luật với 17% sinh viên không có việc làm.

Sáng 6/6, sau phần trả lới chất vấn của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu. Phó thủ tướng nói kỳ họp Quốc hội nào giáo dục cũng nhận nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu, cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với ngành.

Loại bỏ giáo viên bạo hành trẻ khỏi ngành giáo dục

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề phổ cập giáo dục mầm non và hiện tượng giáo viên bạo hành trẻ gây bức xúc thời gian qua, trong đó, có nguyên nhân chất lượng đào tạo giáo viên cần được nâng cao hơn. Hiện, 60% giáo viên ở bậc này có trình độ từ cao đẳng trở lên, trên 30% là trình độ trung cấp.

Ngoài ra, trách nhiệm kiểm tra, cho phép mở trường, nhóm lớp của chính quyền địa phương cũng được xem xét.

Theo đánh giá của Phó thủ tướng, độ bao phủ mầm non, nhất là nhà trẻ còn thấp, 27,7%. Điều khẩn thiết bây giờ là phải phát triển nhanh cơ sở, các trường, chưa có trường thì ưu tiên cụm lớp độc lập nhưng phải đủ điều kiện, đặc biệt ở các khu công nghiệp.

Qua khảo sát, công nhân có thu nhập thấp, một trường mầm non công lập thu học phí trung bình 900.000 đến 1,1 triệu đồng. Cơ sở tư thục lấy nhà riêng để mở lớp sẽ có giá cao hơn một chút. Những cơ sở phải đầu tư ban đầu buộc phải lấy học phí cao, gây khó khăn cho công nhân.

Vì vậy, ngoài trường công lập, rất cần mô hình Nhà nước hỗ trợ một phần địa điểm để mở trường tư, giảm học phí.

Phó thủ tướng nhấn mạnh cần cương quyết đưa mọi trường hợp giáo viên bạo hành trẻ, học sinh ở các cấp học khác ra khỏi ngành giáo dục. Điều này sẽ gây khó khăn cho đời sống cá nhân và gia đình họ, nhưng không thể vì thế mà để lại, gây ảnh hưởng ngành giáo dục.

Phó thủ tướng: Ngành sư phạm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất - Hình 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Quân Minh.

200.000 người thất nghiệp: Chú trọng định hướng nghề

Về câu chuyện 200.000 người có trình độ đại học thất nghiệp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải thích. Đó là những người không có việc làm phù hợp, không tìm được việc làm mới có trình độ đại học, chiếm trên 4%.

Ở các quốc gia khác, con số này trung bình là 7%. Con số, tỷ lệ nhất định khi học mà không có việc làm là bình thường trên thế giới. Điều này cũng góp phần thúc đẩy cạnh tranh và sự vươn lên của các cơ sở giáo dục.

Để khắc phục tình trạng trên, theo Phó thủ tướng, công tác hướng nghiệp phải được đẩy mạnh ngay từ cấp THCS.

'Chúng ta không nên lo sau khi tốt nghiệp THCS các em chưa đủ kiến thức để học nghề vì các em vẫn được dạy văn hóa, kiến thức theo cách của người làm nghề. Ở các nước trên thế giới cũng thực hiện điều này, sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh rẽ hướng học nghề hoặc phổ thông; tốt nghiệp phố thông sẽ tiếp tục học nghề hoặc vào đại học theo hướng hàn lâm, nghiên cứu', ông Vũ Đức Đam nói.

Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng đại học cần chú trọng tự chủ đại học và tăng cường kiểm định, xếp hạng đại học.

Nhóm ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết năm 2017, Bộ GD&ĐT khảo sát các trường có đầu vào 27 điểm. Sau 12 tháng ra trường, 96% học sinh có việc làm.

Nhóm trường đầu vào 24-27 điểm, tỷ lệ này là 92%. Nhóm trường từ 20-24 điểm có tỷ lệ 84%. Nhóm trường từ 15,5 đến 20 điểm là 89%. Nhìn chung, học sinh có việc làm xấp xỉ 90%. Tuy nhiên, cũng theo khảo sát, 19% sinh viên tốt nghiệp đại học làm công việc không xứng đáng.

Phó thủ tướng lưu ý hai nhóm ngành có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là: Đào tạo khoa học giáo dục, giáo viên và Dịch vụ, chiếm 19%. Đứng thứ hai là ngành Môi trường và Pháp luật với 17%, nhóm Văn hóa - Thể thao 16%.

Bốn nhóm ngành trên đều có điểm đầu vào từ 20-24 điểm. Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm nay cần lưu ý điều này.

Tự chủ giáo dục đại học

Về chất lượng đào tạo phổ thông, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng ngành giáo dục khiêm tốn tự nhận xếp hạng dưới 50 nhưng thật ra nhiều tổ chức đánh giá cao, ở vị trí 20-30 như PISA (Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế - PV).

Nói về kỳ thi THPT quốc gia, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại chuyện một đại biểu ví chuyển đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm ở một số môn với học sinh như là việc 'xức dầu vào người gây ho'.

Tuy nhiên, kết quả cho thấy kỳ thi đổi mới thi trong 3 năm qua cơ bản tốt, ổn định, chỉ chú trọng cải tiến khâu ra đề và chỉnh sửa kỹ thuật.

Giáo dục đại học không xuất sắc, xếp ở vị trí 80. Đáng lưu ý, từ 3 năm trở lại đây, ngành giáo dục quyết tâm tự chủ và đổi mới, đặt mục tiêu từ năm nay trở đi, cứ ba năm có ít nhất một trường nằm trong top 1.000 trường trên thế giới.

Các chỉ số nghiên cứu tốt lên nhiều so với nước ta. Một giáo viên châu Á trong giai đoạn 2011-2015 trung bình công bố 4,5 bài trên trên các tạp chí Scopus, thì ở Việt Nam được 0,14 bài, bằng 1/32 so với trung bình giảng viên châu Á.

Danh sách 10 trường có nhiều công bố nghiên cứu khoa học trên các tạp chí ISI bao gồm: Viện Hàn lâm Khoa học Hàn lâm Công nghệ, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Duy Tân.

Lộ trình đổi mới

Trình bày vấn đề cuối cùng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu lại câu hỏi hóc búa của đại biểu: 'Lộ trình của Nghị quyết 29 đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục sẽ kéo dài bao nhiêu năm? Có tiếp tục đổi mới hay không? Hiện nay đứng ở đâu?'.

Ông Đam nói, có 8 hạng mục trong nhiệm vụ của Nghị quyết 29 là đổi mới: Hệ thống, khung trình độ, chương trình và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy gắn với giáo viên, kiểm định đánh giá và thi cử, cơ sở vật chất, quản lý nhà nước, quản trị cơ sở giáo dục.

Mức độ đánh giá đổi mới đến đâu trước hết phải sửa luật pháp, sau đó là chương trình đề án và nhiều công việc cụ thể.

Đến giờ này, việc đổi mới đã đạt được một số yêu cầu: Ban hành khung hệ thống, khung trình độ, đang xây dựng chương trình - sách giáo khoa, đổi mới một bước công tác kiểm định, tự chủ đại học và tới đây sắp sửa luật.

Yêu cầu khi sửa đổi luật là khắc phục điểm yếu nhồi nhét kiến thức, không khuyến khích sáng tạo cá nhân của học sinh và giáo viên; hệ thống học không liên thông học suốt đời; cơ sở giáo dục nặng chỉ đạo hành chính, mệnh lệnh, thiếu quyền của tập thể học sinh, giáo viên và cộng đồng.

Theo tiin.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chăm sóc mẹ ở viện nửa tháng, cô hàng xóm đến thăm, đưa xem bức ảnh mà tôi tức điên người vì âm mưu của chồng
06:14:10 06/11/2024
Cưới nhau 7 năm nhưng vẫn chưa được làm đàn bà, một hôm tôi chủ động rồi chết lặng khi biết sự thật về chồng
07:06:32 06/11/2024
Bà Trương Mỹ Lan lại xin 1 biệt thự, 2 du thuyền và loạt nhà ở phố Nguyễn Huệ
07:20:41 06/11/2024
Nam diễn viên từng bị nhà sản xuất phim cầm dao rượt đuổi: Cuộc sống thay đổi chóng mặt
06:31:52 06/11/2024
Sao Việt 6/11: Đặng Thu Thảo đẹp rạng rỡ sau sinh, Bình Minh đón tuổi 43
07:51:03 06/11/2024
Cặp đôi "tổng tài và cô vợ minh tinh" gây sốt MXH: Nhà gái sở hữu đôi chân cực phẩm ai nhìn cũng mê
05:58:42 06/11/2024
Đau khổ vì không thể về chịu tang khi vợ đột ngột qua đời, sau khi nói chuyện điện thoại với con gái, tôi căm hận tột cùng
06:59:29 06/11/2024
Chứng kiến vợ tiếc rẻ với bố đẻ 500 nghìn, chồng lập tức làm điều này khiến vợ sững sờ, 'đứng hình' trong sợ hãi
07:03:47 06/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu Giám đốc Sở tiếp tục vắng mặt tại phiên toà vì "hạn chế về mặt nhận thức"

Pháp luật

08:55:08 06/11/2024
Sáng 5/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã đưa ra xét xử vụ án sai phạm trong xây dựng tại Khu công nghiệp Nhân Cơ (xét xử lần thứ ba) sau hai lần tạm hoãn.

Bức Tường ra sao sau gần 30 năm hoạt động?

Nhạc việt

08:49:46 06/11/2024
Bức Tường đang ấp ủ nhiều dự định vào dịp kỷ niệm 30 năm với một concert và album nhạc vào cuối năm 2025, bên cạnh các chuyến lưu diễn trong và ngoài nước.

Đứng ngồi không yên trước tựa game zombie, parkour độc đáo Dying Light 2

Mọt game

08:42:44 06/11/2024
Dying Light là tựa game được phát triển bởi Chris Avellone và Techland. Nó được xây dựng trong một thế giới tối tăm bị thống trị bởi zombies và đang trên bờ vực của tận thế.

Các điểm bầu cử đầu tiên tại Mỹ đã đóng hòm phiếu

Thế giới

08:42:06 06/11/2024
Trong khi đó, nhiều bang ở bờ Đông của Mỹ sẽ đóng hòm phiếu vào lúc 21h theo giờ địa phương, tức 9h sáng theo giờ Việt Nam. Các bang bờ Tây của Mỹ sẽ đóng cửa phòng phiếu muộn hơn.

Từ khóa 'MCK' tìm kiếm tăng vọt, gây sốt mạng xã hội

Sao việt

08:42:00 06/11/2024
Theo ghi nhận của chúng tôi, tối 5.11, MCK trở thành từ khóa được tìm kiếm nổi bật trên Google Trend cũng như trên các nền tảng mạng xã hội.

Lố nhất đêm hội Weibo: Sao nam lên đồ như mượn áo mẹ, khoe thân nhức mắt

Sao châu á

08:39:37 06/11/2024
Hướng Tả bỗng chốc trở thành nhân vật gây chú ý nhất với tạo hình cực lố. Nam diễn viên khóc lên mình áo choàng bông rộng thùng thình, nhưng chỉ cài cúc hững hờ nhằm khoe thân hình.

Elon Musk chỉ trích Jennifer Lopez

Sao âu mỹ

08:35:32 06/11/2024
Elon Musk đặt câu hỏi về sự im lặng của Jennifer Lopez trước cáo buộc tội phạm tình dục của Sean Diddy Combs trong lần xuất hiện gần đây trên chương trình The Joe Rogan Experience .

Kim Kardashian bị chỉ trích vì làm hoen ố hình ảnh biểu tượng của Công nương Diana

Phong cách sao

08:22:21 06/11/2024
Người hâm mộ chỉ trích Kim Kardashian khi tại một sự kiện mới đây, ngôi sao 8X đã biến chiếc vòng cổ mang tính biểu tượng của Công nương Diana trở nên vô cùng thô tục và khiếm nhã.

Thảo Trang muốn xây dựng hình ảnh khác ở 'Chị đẹp đạp gió'?

Tv show

08:18:23 06/11/2024
Được biết đến với phong cách âm nhạc và thời trang có phần độc lạ nhưng khi góp mặt ở Chị đẹp đạp gió , Thảo Trang lại muốn mang đến hình ảnh mới mẻ hơn, không giống với mình trước đây.

2N1Đ trên hòn đảo xinh đẹp chỉ với 1,6 triệu/người: Cô Tô hẹn ngày trở lại

Du lịch

08:12:56 06/11/2024
Chắc phải mất ít ngày nữa để Cô Tô hẹn ngày trở lại sau trận bão lớn. Nếu bạn yêu Cô Tô và muốn ủng hộ hòn đảo xinh đẹp này trong quá trình phục hồi sau bão, tham khảo ngay lịch trình 2N1Đ chỉ với 1,6 triệu/người

Chu Diệp Anh - Sao nhí có những cảnh quay 'ám ảnh' khán giả

Hậu trường phim

08:12:30 06/11/2024
Hình ảnh bé Phương ngồi im lặng trong phòng, buồn bã rơi nước mắt vì quá mệt mỏi, áp lực đã chạm đến trái tim của nhiều người xem.