Học sinh không gian lận thi cử, giáo viên không ép học sinh học thêm để thu tiền
Giáo viên không được ép học sinh học thêm để thu tiền, học sinh không được gian lận thi cử là một trong những vấn đề được quy định trong Dự thảo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học vừa được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi.
Dự thảo Điều lệ rường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định cụ thể những điều học sinh, giáo viên không được làm.
Dự thảo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định những điều giáo viên không được làm:
Thứ nhất: Giáo viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
Thứ 2: Không gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. Không gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Thứ 3: Không xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam;
Thứ 4: Không ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Nghiêm cấm giáo viên lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền/hiện vật.
Thứ 5: Giáo viên không được hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
Thứ 6: Không sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp không phục vụ cho việc dạy học, giáo dục tại thời điểm đó; Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Video đang HOT
Dự thảo cũng quy định nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của học sinh trường trung học. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước. Học sinh không được lưu ban quá 1 lần trong một lớp học.
Học sinh được quyền bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà.
Học sinh được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình.
Bộ GD&ĐT cũng quy định những điều học sinh không được làm bao gồm: Học sinh không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
Không gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; Không mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện và các chất kích thích khác.
Không sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Không đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy.
Không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Kinh tế buồn mùa dịch, "gia sư online" là cách người trẻ tự chuyển dịch để thích nghi với tình hình hiện tại
Khi việc dạy học offline bị gián đoạn vì dịch Covid-19 thì giải pháp gia sư online là điều mà các bạn trẻ thường nghĩ đến.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài vùng chịu thiệt hại. Học sinh, giáo viên không thể lên lớp học như bình thường. Thay vào đó, công tác dạy học online được đẩy mạnh để người học không bị mất kiến thức cũng như giáo viên vẫn đảm bảo thu nhập của mình.
Bên cạnh việc học online trên lớp chính khoá, học sinh còn chọn học trực tuyến tại các lớp học thêm, gia sư. Đây là cơ hội để cho các bạn trẻ có thể tiếp tục công việc gia sư mình đảm nhiệm. Nhưng việc dịch chuyển từ gia sư offline sang online có những điều bất cập hay thách thức, cơ hội nào? Cùng nghe chia sẻ từ chính những bạn trẻ đang hết mình vì sự nghiệp gia sư trực tuyến trong mùa dịch Covid-19 nhé!
Sĩ số các lớp gần như không đổi, phụ huynh ủng hộ việc dạy trực tuyến nhưng học sinh dễ mất tập trung
Bạn Hằng Bùi, 23 tuổi Hà Nội chia sẻ "Những lớp học mình dạy online có số lượng học viên khoảng 5-15 người/lớp. Số lượng này không có thay đổi gì so với trước đây. Tuy nhiên, lớp cho các bạn 7-8 tuổi đang bị tạm dừng vì đây là độ tuổi đặt ra cho mình nhiều khó khăn khi dạy online, yêu cầu sự đầu tư về mặt nội dung, công cụ giảng dạy công phu."
Bạn Hằng Bùi đang dạy gia sư online tại Hà Nội.
Ngoài ra, khi được hỏi về những bất cập khi dạy online, Hằng còn cho biết "Trở ngại thứ nhất là về thiết bị. Với sinh viên hay người đi làm thì không lo lắm nhưng nhiều bạn học sinh cấp 2 thì nhà chỉ có laptop, điện thoại của cha mẹ nên các lớp online bắt buộc phải dời lịch sang tối.
Tiếp đến là chất lượng giảng dạy. Giáo viên sẽ gặp khó khăn khi truyền đạt kiến thức bởi các yếu tố khách quan như internet, âm thanh, ánh sáng. Khi dạy offline, mình thường quan sát biểu hiện của học sinh để điều chỉnh bài giảng, tốc độ dạy, còn dạy online thì khó để làm như vậy vì hầu hết các bạn ấy thường tắt camera cá nhân để đường truyền âm thanh, hình ảnh của giáo viên rõ hơn. Theo trải nghiệm của mình, học online có xu hướng "vắt kiệt" giáo viên nhưng lại "gây ỳ" ở học sinh."
Anh Huy là giáo viên IELTS tại Hà Nội cũng dạy qua trực tuyến.
Còn với anh Huy, 25 tuổi dạy IELTS ở Hà Nội thì cho hay "Dạy gia sư online thiếu sự tương tác giữa giáo viên - học sinh. Tương tác online chỉ là tương tác ảo nên bớt thực tế. Hơn nữa nhìn vào màn hình nhiều thì khiến cả giáo viên lẫn học sinh đều mỏi mắt. Cuối cùng là tính nghiêm túc của việc học. Chắc chắn sẽ xảy ra việc lơ đãng nhưng chỉ là số ít của một vài bạn thiếu kỷ luật.
Cha mẹ của học sinh cũng ủng hộ việc học này lắm. Họ muốn con mình khoẻ mạnh và đảm bảo đủ kiến thức, nên nhiều người còn sắm sửa các thiết bị mới cho con đầy đủ điều kiện học tập. Anh chủ yếu dùng Hangout Meet để dạy học, tốc độ ổn định và dễ dùng."
Ngoài ra, chị Thu Hà ở Đống Đa, Hà Nội cho biết chị không kèm cặp, giám sát con học online được nhưng vì muốn tốt cho con nên vẫn đăng ký các lớp gia sư online.
Gia sư online: Không chỉ là duy trì thu nhập mà còn là cơ hội để mỗi chúng ta hoàn thiện bản thân
Bạn Phương Anh, sinh viên năm 3 của Đại học Sư Phạm cho hay: "Mình nghĩ gia sư online là cơ hội để không chỉ mình mà những sinh viên Sư phạm nói chung có thể ứng dụng công nghệ vào việc dạy học. Hình thức này chưa được phổ biến nên bọn mình còn gặp nhiều thách thức, từ việc xây dựng bài giảng, soạn tài liệu và bài tập để thích hợp với việc dạy online đến hình thức tương tác với học sinh cũng khác. Tuy nhiên, mình thấy việc học trực tuyến thuận tiện hơn với học sinh, mà hiệu quả đạt được thậm chí còn hơn so với học offline. Do đó mình hy vọng việc học online sẽ phát triển và phổ biến rộng rãi hơn."
Đồng ý kiến với Phương Anh, Hằng Bùi nghĩ rằng "Nói thật là mình khá low-tech (kém công nghệ) nên việc làm quen với các phần mềm dạy học, soạn bài giảng điện tử... sẽ giúp mình hoàn thiện các kỹ năng, nâng cao trình độ. Sau này nếu muốn mở rộng mảng online hoặc trường hợp bắt buộc phải dạy online thì mình cũng coi như có chút kinh nghiệm, không còn bị động nữa.
Mình vẫn chưa hoàn hảo, kĩ năng sư phạm còn nhiều thiếu sót, mình cũng vẫn đang phải tự học hàng ngày và mình cần thời gian để làm tốt hơn, mình mong các bạn học sinh cũng như phụ huynh hiểu được điều đó và cùng cố gắng vượt qua những khó khăn."
Như vậy, qua chia sẻ của các bạn trẻ này, chúng ta có thể thấy được quan điểm rất hiện đại và mới mẻ trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường. Thay vì ngồi yên một chỗ không làm gì, họ biết cách dịch chuyển công việc của mình để hợp thời hơn. Họ tự biết cố gắng thay đổi bản thân thích nghi với công nghệ mới không chỉ là đảm bảo đồng lương hàng ngày mà đợt này còn là cơ hội tốt để chúng ta hoàn thiện những gì mình thiếu sót.
Xin chúc tất cả mọi người sẽ tìm được hướng đi cho bản thân và rồi khi mọi thứ đã dịu xuống, chúng ta có thể quay trở lại cuộc sống thường ngày với tâm thế vững vàng.
Quiry
Dạy thêm không xấu, đừng chỉ trích trừ khi giáo viên dùng thủ thuật ép buộc Dạy thêm chỉ đáng lên án khi giáo viên dùng thủ thuật để kéo học trò về nhà. Còn dạy theo nhu cầu của phụ huynh thì chẳng việc gì đáng phải nhận điều tiếng. Câu chuyện dạy thêm học thêm tuy không mới nhưng vẫn chưa bao giờ cũ. Bàn đến đề tài này thì có vô vàn câu chuyện được kể...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
Tin nổi bật
00:12:35 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
Thế giới
23:37:46 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025