Học sinh kém bị cấm thi đại học
Học sinh lớp 12 tại một số trường THPT thuộc huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc đang “ngồi trên đống lửa” vì trường không ký xác nhận nên không thể hoàn thành hồ sơ đăng ký dự thi ĐH. Nguyên nhân được đưa ra là do học sinh học quá kém và việc thực hiện “chỉ tiêu phân luồng học sinh”.
Nhiều hồ sơ đăng ký thi ĐH của học sinh lớp 12 ở huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc bị trường trả lại hoặc không ký xác nhận – (Ảnh minh họa).
Đặt “rào chắn” điểm
Trên một huyện nhưng 6 trường THPT của huyện Vĩnh Tường gồm: Vĩnh Tường, Lê Xoay, Hồ Xuân Hương, Đội Cấn, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Viết Xuân lại có những cách làm khác nhau nhằm hướng học sinh lớp 12 chuyển dần sang học nghề hoặc thi CĐ.
Chất lượng học sinh tốt, nhiều năm tỉ lệ đỗ ĐH,CĐ từ 90% trở lên nên Trường THPT Lê Xoay để học sinh thoải mái lựa chọn đăng ký thi vào các trường mình muốn. Trường THPT Hồ Xuân Hương sẽ xem xét học lực của học sinh, em nào quá kém được hướng sang thi CĐ hoặc nghề.
Các trường còn lại, thông qua tính điểm trung bình các lần thi khảo sát chuyên đề, thi sát hạch với nội dung bám sát đề thi ĐH thì đặt hẳn ra barie điểm cho học sinh: Vĩnh Tường là dưới 8 điểm, Nguyễn Thị Giang dưới 7 điểm, Nguyễn Viết Xuân là dưới 10 điểm, Đội Cấn: khối A là dưới 10 điểm, khối C là dưới 11 điểm.
Em nào không qua mức điểm sàn do trường đặt ra, trường không ký xác nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH cho học sinh. Quy định này khiến học sinh và phụ huynh bức xúc. Nhiều học sinh đã gặp trực tiếp hiệu trưởng để thắc mắc….
Một học sinh Trường THPT Đội Cấn cho biết: “chúng em được thầy phân tích với số điểm quá kém, phần đấu thế nào cũng không thể đỗ ĐH được. Và thầy mong muốn học sinh thi vào trường đúng khả năng để có cơ hội đỗ nhiều hơn”. Nguyện vọng cá nhân em vẫn muốn đăng ký thi vào ĐH Công nghiệp Thái Nguyên (năm ngoái lấy 13 điểm, bằng điểm sàn ĐH). Nhưng cả hai lần thi sát hạch em chưa qua được ngưỡng trường đặt ra (em chỉ được 8 điểm) nên nhà trường không ký xác nhận cho em thi ĐH…
Theo hiệu trưởng Trường THPT Đội Cấn Phan Hữu Tươi: “Hiện trường chỉ còn 20-30 học sinh học kém những vẫn muốn đăng ký thi ĐH. Trường đang tích cực vận động để các em thay đổi quyết định cho hợp lý”.
Video đang HOT
“Có lớp 12 đích thân hiệu trưởng trường đã lên lớp, đứng quan sát và yêu cầu học sinh viết lại hồ sơ (vì nhiều em điểm thấp vẫn đăng ký thi ĐH). Bởi sức ép từ phía nhà trường nên có lớp hơn 40 học sinh nhưng chỉ có 5 em được đăng ký dự thi ĐH” – một HS khác thông tin.
Với những học sinh đủ “điều kiện” thì chỉ được nộp hồ sơ dự thi vào 1 khối chính ví dụ thi khối A không được nộp thêm vào khối C. Muốn được trường xác nhận, hồ sơ của học sinh phải có được sự đồng ý của 2/3 thầy cô bộ môn chuyên đề. Sau đó mới chuyển lên trường ký duyệt.
Bởi vậy, ngày 5/4, thời điểm trước khi trường chốt hồ sơ nộp lên Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, tại phòng của hiệu trưởng Trường THPT Đội Cấn Phan Hữu Tươi vẫn còn nhiều học sinh lớp 12 lên xin xác nhận vào hồ sơ thi ĐH.
Cho học sinh kém thi ĐH là…vô trách nhiệm
Trong vai anh trai đi xin chữ ký vào hồ sơ ĐH cho em, chúng tôi đã được một vị hiệu phó Trường THPT Nguyễn Viết Xuân phân tích và đưa ra nhiều lý lẽ giải thích cho việc làm của trường.
“Cháu điểm thấp thì chỉ thi CĐ thôi. Đây là chủ trương chung của trường. Đừng gặp tôi nhiều, học sinh nào cũng thế thì không giải quyết được” – vị hiệu phó lập luận.
“Đây là chỉ đạo của cấp trên. Những em điểm quá thấp nhà trường đã tư vấn cho thi CĐ. Muốn thi ĐH cũng không được. Cứ thử hình dung cho hàng trăm em không đủ khả năng thi ĐH là nhà trường vô trách nhiệm. Trường phải ký cho đúng khả năng các em…” – vẫn lời vị hiệu phó.
Trước nguyện vọng “muốn cho cháu thi ĐH cho tự tin hơn khi thi CĐ”, vị hiệu phó tư vấn: “Ai cũng thế thì không giải quyết được vấn đề. Có nhiều con đường, em học yếu có thể học CĐ sau rồi liên thông lên ĐH, thậm chí sau này học thạc sĩ cũng được mà”.
“Còn vài tháng nữa, em em có thể cố gắng” – tôi phân tích. Vị hiệu phó đáp: “Vài tháng lên sao được vài điểm. Qua nhiều năm đứng lớp, cô biết em nào học được em nào không chứ. Mỗi em phải có quá trình rèn luyện, không thể lần này thi được 5 điểm mà lần sau lên ngay 10 điểm được”.
Chốt lại, vị hiệu phó khẳng định “không thể ký”. Rồi bà tiếp lời, từ cấp 2 các trường đã phải làm công tác hướng nghiệp cho học sinh rồi. Không cố thi làm gì, tốn kém cho em, gia đình, xã hội….
Thậm chí, theo vị này “nhiều em này muốn thi CĐ chưa chắc đỗ được nếu không cố gắng, chứ đừng nói ĐH. Trường không khó khăn. Đây là việc làm tốt cho học sinh. Những năm trước do khâu này yếu nên mới có tình trạng 3 môn học sinh chỉ được mấy điểm, có môn 0 điểm. Việc phân luồng sẽ hạn chế tình trạng này. Em cũng cần hiểu đây là việc trường phải làm, không phải thích hay vì thành tích….
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân cũng hướng học sinh lớp 12 có lực học kém chuyển dần sang học nghề hoặc thi CĐ.
Tuy nhiên “vẫn có những ngoại lệ. Có em thi sát hạch chưa được 9 điểm nhưng nếu quá trình em học tốt, có khả năng trường vẫn tạo điều kiện nếu có ý kiến của giáo viên bộ môn.
Để “giải quyết” chuyện thừa thầy thiếu thợ?
Cho rằng nguyện vọng được đi thi ĐH của học sinh là hoàn toàn chính đáng nhưng Hiệu trưởng Trường THPT Đội Cấn Phan Hữu Tươi phân tích: “Xã hội bây giờ ai cũng muốn con mình bằng ĐH mới “oai”. Từ đó dẫn tới chuyện thừa thầy thiếu thợ và bao hệ lụy khác”.
“Chúng tôi đã nhiều lần họp phụ huynh, qua giải thích hầu hết đều thống nhất ủng hộ việc làm của nhà trường. Những trường hợp lên xin xác nhận đều là các em yếu, kém. Trường đang tích cực vận động để các em thay đổi suy nghĩ. Chọn một trường CĐ, trường nghề có khi tốt hơn nhiều học ĐH” – lời ông Tươi.
Dẫn lại công văn số 176 của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc do PGĐ Nguyễn Xuân Trường ký về việc phân luồng học sinh, ông Tươi cho rằng: “Ít nhiều nếu không đạt chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề chuyện đánh giá, xếp loại công tác thi đua của trường sẽ bị tác động”.
Ủng hộ chủ trương phân luồng học sinh, ông Tươi đề xuất: “Hiện việc tư vấn, hướng nghiệp của trường chỉ dừng ở tuyên truyền, vận động. Sẽ tốt hơn nếu có cơ chế buộc những em học yếu kém chuyển sang học CĐ, học nghề”. Hiện trường này, theo vị hiệu trưởng còn 20-30 em vẫn “chưa thông, muốn trường ký cho thi ĐH”.
Chỉ tiêu phân luồng HS phổ thông Vĩnh Phúc đặt ra từ nay đến 2020: phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS sang Bổ túc văn hóa có nghề từ 25-30%, học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề từ 35-50%. Năm học 2012-2013, tuyển sinh vào lớp 10 phổ thông chiếm 75% tổng số học sinh tốt nghiệp THCS, ổn định mức 70% vào các năm học tiếp theo. Tuyên truyền, vận động, tổ chức để 30-35% học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề, ổn định khoảng 40-45% vào các năm sau đó. (Nội dung công văn số 176 do phó GĐ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc Nguyễn Xuân Trường ký ngày 27/3)
Theo Vietnamnet
Học sinh đi xe máy đến trường: Xử lý kỷ luật cao nhất là đuổi học
Ngày 11-2, ông Nguyễn Minh Hùng - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng - cho biết sau khi Tuổi Trẻ có bài phản ánh " Học sinh vẫn đi xe phân khối lớn " ( Tuổi Trẻ ngày 2-2), sở đã có cuộc họp với lãnh đạo các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm chấn chỉnh việc học sinh đi xe máy đến trường.
Qua kiểm tra, tình trạng học sinh đi xe máy đến trường vẫn tiếp diễn, nhà trường chưa có biện pháp khắc phục triệt để.
(Ảnh minh họa)
Theo ông Hùng, ngành sẽ có những biện pháp quyết liệt nhằm xử lý tình trạng này và báo cáo UBND TP Đà Nẵng.
Theo đó, ngành GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với Công an TP để kiểm tra xử lý các điểm giữ xe máy xung quanh trường học. Kiên quyết xử lý các điểm giữ xe trái phép.
Đối với học sinh, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền học sinh không được đi xe máy đến trường.
Lực lượng công an địa phương nơi các trường đóng sẽ thường xuyên kiểm tra và xử lý việc học sinh đi xe máy đến trường.
Những học sinh nào vi phạm, cơ quan công an sẽ có công văn thông báo về trường học.
Ông Hùng cho biết nếu đã nhắc nhở, tuyên truyền nhưng học sinh vẫn cố tình vi phạm thì mức xử phạt cao nhất là đuổi học một năm, nhẹ hơn là đuổi học một tháng, một tuần và hạ bậc hạnh kiểm.
ĐOÀN CƯỜNG
Theo Tuổi trẻ
Cởi áo khoác trước cổng trường Buổi sáng ngồi uống cà phê trước cổng một trường THPT, nhìn các em học sinh tấp nập đến trường, tôi bỗng hết sức ngạc nhiên khi thấy tất cả các em đến trước cổng trường đều nhất loạt dừng xe, cởi các loại áo khoác, áo len, áo gió... cầm tay trước khi dắt xe vào cổng. Trước Tết, tôi có dịp...