Học sinh Hương Khê thi tài phòng tránh tai nạn bom mìn
Cuộc thi giúp các em học sinh Hương Khê ( Hà Tĩnh) biết vận dụng các kiến thức về phòng tránh thương tích do bom mìn để tự bảo vệ cho bản thân, gia đình.
Ngày 30/10, Hội Chữ thập đỏ Hà Tĩnh tổ chức các cuộc thi truyền thông phòng tránh, giảm thiểu tác hại của bom mìn ở 2 điểm gồm: Trường Tiểu học Hương Trạch và Trường Tiểu học Hà Linh (Hương Khê).
Cuộc thi có chủ đề: “ Phòng tránh tai nạn bom mìn – việc không của riêng ai”.
Các đội thi sử dụng các hình thức sân khấu hóa bằng các tiết mục tiểu phẩm đề cập tác hại cũng như các biện pháp phòng tránh tai nạn bom mìn. Thời gian tối đa cho mỗi đội thi là 7 phút.
Mỗi trường có 4 đội thi, mỗi đội gồm 5-10 thành viên là các học sinh đại diện khối lớp 4, 5.
Các phần thi được thể hiện trực quan, sinh động.
Nội dung chính tập trung nêu rõ tác hại, các biện pháp phòng tránh tai nạn bom mìn.
Video đang HOT
Cuộc thi nhằm mục đích nâng cao kiến thức về bom mìn, kỹ năng truyền thông về tác hại của bom mìn cho người dân, học sinh và giáo viên ở Hương Khê.
Hoạt động này cũng giúp các em học sinh hiểu và biết vận dụng các kiến thức về phòng tránh thương tích do bom mìn để tự bảo vệ cho bản thân, gia đình.
Kết thúc cuộc thi ở điểm thi Trường Tiểu học Hương Trạch, Ban Tổ chức trao giải nhất cho đội Bế Văn Đàn, giải nhì cho đội Lê Văn Tám và giải ba cho các đội Võ Thị Sáu và Nguyễn Bá Ngọc. Trong ảnh: Ban Tổ chức trao giải nhất cho đội Bế Văn Đàn.
Tại điểm thi Trường Tiểu học Hà Linh, Ban Tổ chức trao giải nhất cho đội thi Họa Mi, giải nhì cho đội Sóc Nâu và các giải ba cho đội Thỏ Trắng, Chim Xanh. Trong ảnh: Ban Tổ chức trao giải nhất cho đội Họa Mi.
Theo khảo sát của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (Bộ Tư lệnh Công binh), mỗi năm, cả nước có khoảng 2.000 người chết do tai nạn bom mìn. Riêng tại Hà Tĩnh, tính đến cuối năm 2018, có 2.000 người bị tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh (trong đó gần người bị chết và hơn 1.000 người phải chịu thương tật suốt đời). Hương Khê là huyện có tình trạng ô nhiễm bom mìn cao.
Cuộc thi nằm trong trong khuôn khổ Dự án “Phòng ngừa thương tích và giảm thiểu những tác động bất lợi của nạn nhân bom mìn” tại Hà Tĩnh do Ủy ban Quốc tế Chữ thập đỏ tài trợ.
Cũng trong ngày 30/10, Hội Chữ thập đỏ Hà Tĩnh đã trao hỗ trợ sinh kế cho 12 gia đình nạn nhân bom mìn trên địa bàn huyện Hương Khê.
Tại xã Hương Trạch, đoàn đã trao hỗ trợ cho 3 hộ gia đình để triển khai các mô hình sinh kế như: chăn nuôi, mở tiệm làm tóc, mua sắm thiết bị sản xuất… Trong ảnh: Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh và huyện Hương Khê trao hỗ trợ cho gia đình ông Nguyễn Văn Khanh (thôn Sơn Kim).
Các gia đình được hỗ trợ trong dịp này là những hộ có hoàn cảnh khó khăn và bị ảnh hưởng của bom mìn sót lại sau chiến tranh. Trong ảnh: Đoàn trao hỗ trợ cho gia đình anh Cao Viết Thành (thôn Trung Lĩnh).
Mỗi suất hỗ trợ giá trị từ 7 – 9,5 triệu đồng góp phần giúp các gia đình triển khai mô hình sinh kế. Trong ảnh: Đoàn trao hỗ trợ cho gia đình ông Nguyễn Hữu Chung (thôn Bắc Lĩnh).
Tại xã Hà Linh, Hội Chữ thập đỏ cũng trao hỗ trợ cho 9 hộ gia đình. Được biết, nguồn kinh phí do do Ủy ban Quốc tế Chữ thập đỏ tài trợ thông qua Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Trong ảnh: Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh và huyện Hương Khê trao biểu trưng hỗ trợ tại xã Hà Linh.
Thiếu minh bạch và nhất quán trong triển khai sách giáo khoa mới
Có tới bốn bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 bị phát hiện hàng loạt "sạn" cần được chỉnh sửa nhưng đến thời điểm này, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và ào tạo), đơn vị tổ chức thẩm định lại không công bố công khai giải pháp khắc phục.
Trong khi đó, SGK lớp 2 do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục biên soạn lại "biến mất" hai bộ so với lớp 1, khiến cho nhiều giáo viên, phụ huynh bức xúc bởi sự thiếu nhất quán của đơn vị này.
Sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 của NXB Giáo dục biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chưa công khai trong chỉnh sửa lỗi
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm giữa học kỳ 1, năm học 2020-2021, trong cả năm bộ SGK lớp 1 đưa vào dạy học đều phát hiện khá nhiều "sạn", gây nên những ý kiến trong dư luận xã hội. Ngay sau đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T), các nhà xuất bản, tác giả biên soạn SGK đã rà soát và chỉnh sửa.
Trong đó, bộ sách "Cánh Diều" do NXB ại học Sư phạm và NXB ại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh biên soạn được Vụ Giáo dục Tiểu học lấy ý kiến rộng rãi cả trong, ngoài ngành giáo dục và thực hiện công khai chỉnh sửa kịp thời.
ối với bốn bộ SGK do NXB Giáo dục tổ chức biên soạn cũng được chính đơn vị này khẩn trương mời các nhóm tác giả phối hợp đội ngũ biên tập viên, ban tổng biên tập rà soát, kiểm tra lại; tiếp thu những phản hồi từ giáo viên, cha mẹ học sinh để điều chỉnh một số nội dung.
Báo cáo gửi Bộ GD và T của NXB Giáo dục cho thấy, qua rà soát các bộ SGK lớp 1 thì bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" phải sửa lỗi trong hơn 37 trang; bộ "Chân trời sáng tạo" phải sửa lỗi ở bảy trang; bộ "Cùng học để phát triển năng lực" phải sửa lỗi trong hơn 24 trang; bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" phải sửa lỗi ở một trang. Những dự kiến chỉnh sửa lỗi đã được đề xuất lên đơn vị tổ chức thẩm định.
Trả lời sau khi NXB Giáo dục có đề xuất chỉnh sửa SGK, TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học cho biết, khi nhận được báo cáo, Bộ GD và T đã triển khai rà soát và gửi hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định thảo luận, xem xét trên nhiều yếu tố; thậm chí có cả những đối thoại với tác giả về các nội dung liên quan để thống nhất công bố những vấn đề cần điều chỉnh.
Tuy nhiên, đến nay đã hơn ba tháng, Vụ Giáo dục Tiểu học cũng như Hội đồng thẩm định đều vẫn chưa công bố công khai lỗi trong bốn bộ SGK của NXB Giáo dục. Vì sao cả năm bộ SGK đều được rà soát lỗi nhưng cơ quan tổ chức thẩm định lại chỉ công bố công khai chỉnh sửa lỗi của một bộ, còn bốn bộ khác thì không công bố công khai?
Khi bốn bộ SGK lớp 1 chưa được công bố công khai chỉnh sửa thì ngày 8-3 vừa qua, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, Thái Văn Tài ký Công văn số 897/BGDT-GDTH yêu cầu các địa phương, các trường, khảo sát, đánh giá chương trình, SGK lớp 1 sau một học kỳ triển khai.
Nhiều ý kiến cho rằng, các lỗi trong bốn bộ SGK lớp 1 chưa được công khai chỉnh sửa thì việc tiếp tục khảo sát, đánh giá SGK lớp 1 là thiếu hợp lý. Trước những thắc mắc của dư luận, nhiều lần chúng tôi đặt câu hỏi với đồng chí Thái Văn Tài nhưng vẫn không nhận được câu trả lời.
Không nhất quán trong biên soạn SGK
Cùng với nhiều "sạn" chưa được khắc phục, theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm cuối tháng 6-2020 (khi các bộ SGK lớp 1 chưa được đưa vào dạy học), NXB Giáo dục đã họp để rà soát công tác biên soạn SGK. Theo thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng Thành viên (do Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Hoàng Lê Bách ký) thì NXB Giáo dục tái cơ cấu các bộ SGK bởi nguồn lực trí tuệ, đội ngũ tác giả đang bị phân tán ở các bộ sách; tỷ lệ chọn chưa tương xứng với tiềm lực và kinh nghiệm; công tác triển khai thị trường, tiếp thị cũng phát sinh những vấn đề phải phân tích, điều chỉnh...
ầu tháng 8-2020, Chủ tịch Hội đồng Thành viên NXB Giáo dục Nguyễn ức Thái ký văn bản phổ biến nội dung thông tin về việc hợp nhất các bộ SGK để thống nhất trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Mới đây, Bộ GD và T công bố quyết định phê duyệt, SGK lớp 2 chỉ còn ba bộ: "Cánh Diều" (do NXB ại học Sư phạm và NXB ại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh biên soạn); "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo" (do NXB Giáo dục biên soạn).
Như vậy, so với SGK lớp 1 thì đã không còn hai bộ SGK: "Cùng học để phát triển năng lực"; "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" (do NXB Giáo dục biên soạn). iều đó gây nhiều lo lắng trong giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh. Bởi SGK dù được viết trên cơ sở chương trình chung do Bộ GD và T ban hành nhưng mỗi bộ đều có cách tiếp cận, triển khai, biên soạn và mang bản sắc riêng. Việc đột ngột dừng biên soạn hai bộ SGK chỉ sau một năm triển khai cần được làm sáng tỏ nguyên nhân vì điều này ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học.
GS, TS, Nhà giáo Ưu tú Lã Nhâm Thìn (nguyên Trưởng Khoa Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, làm SGK cần rất cẩn trọng, mất nhiều công sức, trí tuệ, nghiên cứu chương trình, lập đề cương tổng thể của từng cấp học. Sau đó, người làm sách phải xác lập được cấu trúc, mô hình sách cho cả SGK, sách giáo viên và sách bài tập. Bên cạnh đó, các tác giả phải lựa chọn ngữ liệu và bàn bạc lấy ý kiến nên sử dụng ngữ liệu nào cho phù hợp. SGK phải thể hiện được tinh thần đổi mới, phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh...
Vì vậy, tiếp tục biên soạn hay loại bỏ SGK phải trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, hai bộ SGK "biến mất" không vì lý do khoa học và ý nghĩa thực tiễn bởi chưa có một hội nghị thẩm định nào để xác định là chất lượng của các bộ sách bị loại là không đạt yêu cầu.
GS, TS, Nhà giáo Nhân dân ỗ Thanh Bình (nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, nếu là hợp nhất các bộ SGK như NXB Giáo dục công bố thì tỷ lệ kiến thức mỗi bộ phải là 50% hoặc hai nhóm tác giả cùng ngồi lại với nhau để có phương án giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, ở đây, có dấu hiệu của sự coi thường kiến thức khoa học, không bình đẳng, thiếu minh bạch trong việc loại hai bộ SGK.
TS Giáp Văn Dương, chuyên gia giáo dục cho rằng: Giáo dục không phải là những thí nghiệm ngẫu hứng trên quy mô rộng. Việc tung ra bốn bộ SGK của NXB Giáo dục cùng một lúc, rồi sau một năm lại thu gọn còn hai bộ đã gây hoang mang cho các trường chọn sử dụng hai bộ SGK bị loại.
Bộ GD và T lẽ ra cần thẩm định năng lực của NXB Giáo dục kỹ hơn khi đồng ý cho tổ chức làm bốn bộ SGK cùng một lúc. Khi NXB Giáo dục có quyết định hợp nhất bốn bộ SGK thành hai bộ như chính đơn vị này công bố, thì với quyền hạn của mình, Bộ GD và T hoàn toàn có thể yêu cầu chuyển giao hai bộ SGK mang đi hợp nhất chuyển sang NXB khác tiếp quản và tiếp tục phát triển. Như vậy vừa bảo đảm có nhiều bộ SGK cùng lưu hành như chủ trương của Bộ GD và T, vừa giữ được sự nhất quán và quyền lợi của các trường, các thầy cô và học sinh.
Tập huấn giảng viên quốc gia về "Học thông qua Chơi" Ngày 22/3, khóa Tập huấn giảng viên quốc gia về Học thông qua chơi đã được khai mạc tại Đà Nẵng. Chương trình do VVOB tại Việt Nam và Bộ GD-ĐT tổ chức, gồm 2 ngày học trực tuyến và 3 ngày tập huấn trực tiếp. TS. Trịnh Hoài Thu phát biểu tại buổi tập huấn. TS. Trịnh Hoài Thu, Phó Vụ trưởng...