Học sinh hứng thú với tiết học không bục giảng
Không gò bó trong bốn bức tường chật chội, một tiết đọc sách thú vị đã diễn ra ngoài trời, trong một không gian mát mẻ hòa lẫn với thiên nhiên khiến học sinh thích thú.
Học sinh lớp 4/1 Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh (quận 10, TP.HCM) vừa được tham gia một tiết học thú vị.
Tiết đọc sách của lớp 4/1 Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh (quận 10) diễn ra ngoài trời. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Không còn bảng đen, phấn trắng, tiết học diễn ra ngoài trời trong không gian trong lành, được đầu tư bài bản với những bộ bàn ghế gỗ đa sắc màu thiết kế đẹp mắt. Xen kẽ là những chậu cảnh xanh mướt, căng tràn sức sống.
Giáo viên đã khởi động tiết học bằng một bài học vui nhộn. Sau đó, cô bắt đầu kể cho học sinh nghe chuyện Ba lưỡi rìu bằng giọng trầm ấm.
Video đang HOT
Học sinh chăm chú đọc các cuốn truyện về chủ đề lòng trung thực. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
“Ngày xưa, có một chàng tiều phu, chàng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chỉ có một chiếc rìu là tài sản. Hằng ngày cậu phải vào rừng đốn củi…” – học sinh chăm chú lắng nghe với vẻ mặt thích thú.
Xen kẽ giữa câu chuyện, cô giáo liên tiếp đặt ra những câu hỏi cho học sinh: “Cây rìu bằng vàng và cây rìu bằng sắt thì theo các con, cây rìu nào quý hơn? Qua câu chuyện này, các con thấy chàng tiều phu là người như thế nào?”.
Tiết học lại trở nên sôi nổi khi có nhiều cánh tay giơ lên chờ cô mời trả lời. Kết thúc câu chuyện, cô giáo nhấn mạnh: “Các con phải luôn thật thà và trung thực. Các con không được tham lam những đồ vật không phải của mình. Và tiết đọc sách ngày hôm nay sẽ nói về lòng trung thực. Hôm trước các con đã vào thư viện sưu tầm những quyển sách nói về đức tính này. Giờ các nhóm cùng nhau đọc sách về những chủ đề về lòng trung thực và giới thiệu cho các bạn về cuốn sách mình đã học”.
Tiết đọc sách diễn ra ngoài trời khiến học sinh thích thú. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Vuốt ve cuốn truyện một cách trìu mến, em Tô Hải Minh bày tỏ: “Được học ngoài trời em thấy rất vui, thoải mái, không còn cảm giác gò bó như trong lớp. Em rất thích những tiết học như thế này và mong sẽ có nhiều tiết học được tổ chức ở ngoài trời hơn nữa”.
Các em say sưa đọc những cuốn truyện. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Cô Lý Thị Thu Duyên chia sẻ: Thay đổi không gian lớp học sẽ tạo ra cảm giác mới lạ cho học sinh.
“Đây là không gian lý tưởng để tổ chức các tiết học mở, nó được đầu tư, thiết kế khá đẹp mắt, gần gũi với thiên nhiên nên sẽ khiến học sinh thích thú với việc học. Không chỉ là tổ chức các tiết học mở, nơi này còn là một địa điểm lý thú để khuyến khích các em đọc sách mỗi ngày, qua đó nâng cao văn hóa đọc cho học sinh” – cô Duyên nói.
Đây còn là không gian lý tưởng để học sinh đọc sách mỗi ngày khi rảnh rỗi. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Chia sẻ về tiết học, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Việc đổi mới không gian trường lớp nhằm tạo môi trường giáo dục gần gũi, hấp dẫn, thân thiện đối với học sinh, giúp các em hào hứng với các tiết học. Để thực hiện được khoảng không gian trên, nhà trường mất hai năm để chuẩn bị, xây dựng, cũng như thiết kế.
“Không gian này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên tổ chức những tiết dạy ngoài trời như tiếng Anh, tự nhiên xã hội, mỹ thuật. Năm ngoái, giáo viên có thể tự nguyện trong việc tổ chức các tiết học ngoài trời nhưng bắt đầu học kỳ 2, giáo viên sẽ phải đăng ký tổ chức tiết dạy.
Những tiết học này cũng tiệm cận với chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng từ năm 2020-2021. Chúng tôi vừa làm, vừa đón đầu, vừa rút kinh nghiệm nhưng quan trọng là khơi gợi được sự yêu thích của học sinh đối với việc học” – vị này nhấn mạnh.
Theo PLO
Lan tỏa văn hoá đọc trong nhà trường
Thư viện trường học đã và đang góp phần lan toả văn hoá đọc trong các nhà trường ở tỉnh Nam Định. Tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh, thư viện nhà trường được đầu tư xây dựng để tạo hứng thú với việc đọc sách của học sinh.
Học sinh và GV Trường THCS Hải Lý cùng đọc sách trong thư viện trường
Ngoài chức năng phục vụ đọc sách, thư viện còn là không gian học tập đa chức năng. Ở nhiều trường học, thư viện được các góc học tập gồm cả sách khoa học, vật dụng thí nghiệm, dụng cụ và vật liệu sáng tạo mô hình, tranh vẽ.
Ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho rằng: Trong thời đại công nghệ phát triển, việc tìm kiếm thông tin qua Internet được nhiều người lựa chọn vì tính năng nhanh nhạy. Đây là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm nếu học sinh quá phụ thuộc vào việc lấy thông tin trên các thiết bị thông minh.
Để hạn chế việc đó, phát triển thư viện truyền thống là việc cần làm. Thực tế cho thấy, đọc sách và thư viện vẫn là nguồn cung cấp thông tin có giá trị đối với nhà trường và học sinh. Vấn đề là các nhà trường và mỗi học sinh biết kết hợp khai thác một cách hiệu quả giữa việc đọc sách trong thư viện truyền thống và Internet để việc dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất.
Thầy Nguyễn Hải Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Hải Lý, huyện Hải Hậu cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực tốt nhất để khai thác hiệu quả của thư viện. Với học sinh cấp THCS, trường phát động phong trào đọc sách cho các em; vận động phụ huynh đừng để con em mình quá lệ thuộc vào điện thoại thông minh. Thật mừng là học sinh nhà trường rất thích đến đọc sách trong thư viện.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào việc đọc sách. Ngoài việc lên thư viện của trường, các GV của trường đều sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin. Tôi cho rằng Interrnet có lợi thế nhanh và dễ kiếm tìm, nhưng thư viện truyền thống vẫn có một nền tảng vững chắc, thực sự cần thiết. Chỉ có sách trong thư viện mới là nguồn tư liệu chuẩn trái với thông tin trên mạng nhiều khi có những sai sót và độ tin cậy không được bảo đảm".
Thư viện của Trường Tiểu học Trần Tế Xương (TP Nam Định) là hình mẫu cho một thư viện truyền thống hấp dẫn học sinh đến đọc sách. Một không gian đầy chất giáo dục và mang màu sắc văn hoá với những bức tranh, dòng chữ được vẽ viết trên tường hết sức sinh động thể hiện nội dung theo từng chủ đề. Cô Bùi Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Thư viện giúp cho việc đọc sách thường xuyên để các em học sinh vừa rèn luyện kỹ năng đọc lại bổ sung thêm nhiều kiến thức, giúp các em ham đọc sách và hứng thú trong học tập hơn".
Để nâng cao hiệu quả của các thư viện cũng như hiệu quả cho việc tìm kiếm thông tin của học sinh, Sở GD&ĐT Nam Định và các Phòng GD&ĐT đã có chỉ đạo tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò của thư viện trong trường học và văn hóa đọc; cũng như có những quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho thư viện trường học để duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục. Nói như NGƯT Cao Xuân Hùng, khi lan toả văn hoá đọc, cũng đồng nghĩa với nâng cao chất lượng dạy - học trong các nhà trường.
Hạ An
Theo giaoducthoidai
Tủ sách lớp học: Nền tảng của tự học và học tập suốt đời Hưởng ứng chủ trương của ngành Giáo dục và sự quan tâm ủng hộ chính quyền địa phương, các trường học trên địa bàn huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã xây dựng các mô hình thư viện lớp học, từng bước hình thành thói quen và văn hóa đọc không chỉ cho học sinh mà cho cả đội ngũ giáo viên. Cô giáo...