Học sinh hứng thú học nghề sớm với mô hình 9+
Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị (Hà Nội) vừa nhập học cho trên 500 học sinh trúng tuyển chương trình 9 cộng. Đây được xem là minh chứng rõ rệt về chuyển biến nhận thức của xã hội đối với đào tạo nghề.
Các học sinh làm thủ tục nhập học chương trình đào tạo 9 cộng
Nhà trường đã lựa chọn từ trên 600 hồ sơ đăng ký xét tuyển chương trình 9 cộng, trong đó có hơn 500 học sinh đủ điều kiện trúng tuyển với chất lượng đầu vào khá cao.
Để có được kết quả này, nhà trường đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh đến từng cơ sở. Tư vấn đến từng phụ huynh, học sinh về năng lực bản thân và định hướng về nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.
Đặc biệt truyền thông và tư vấn về ưu thế của mô hình đào 9 cộng, trong đó học sinh vừa được đào tạo văn hóa và đào tạo nghề. Mô hình đào tạo này mang đến lợi ích cho nhiều gia đình và các em học sinh vừa tốt nghiệp THCS, khi tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc vào quá trình đào tạo nghề. Có bằng trung cấp nghề ngay từ lúc 18 là một lợi thế không nhỏ khi các em bắt đầu tham gia vào thị trường lao động.
Theo ban tổ chức tuyển sinh của nhà trường, các nghề nghiệp được học sinh lựa chọn nhiều nhất trong chương trình song bằng bao gồm: Dịch vụ nhà hàng – khách sạn, Điện – Điện tử, Tin học ứng dụng, Kế toán doanh nghiệp, Thiết kế nội thất, Công nghệ Ô tô,…
Video đang HOT
Ông Bùi Hồng Huế, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Các em học sinh và phụ huynh đã có thay đổi nhận thức về chương trình đào tạo nghề song bằng. Số lượng học sinh học theo mô hình này đã không ngừng tăng lên theo từng năm. Từ năm 2017, mới có 20 học sinh, 2018 là 85 em, năm 2019 là gần 500 học sinh và năm nay là hơn 500 học sinh.
Hệ 9 cộng năm học 2020-2021 nhà trường tiếp nhận 600 hồ sơ đăng ký xét tuyển qua kiểm tra, phỏng vấn tuyển chọn chất lượng đầu vào bằng hình thức khảo sát môn Toán với các em học sinh đạt điểm thi vào THPT dưới 25 điểm, các em trên 25 điểm được tuyển thẳng vào trường.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trong những năm trở lại đây, số lượng học sinh tham gia chương trình đào tạo 9 cộng tăng nhanh bởi các chính sách về học nghề đã từng bước đi vào cuộc sống, gắn đào tạo với việc làm bền vững.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã và đang tích cực đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng thực hành nghề, tiếp cận với hệ thống giáo dục nghề nghiệp tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,… để hình thành và phát triển những kỹ năng lao động mới cho người lao động. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về con đường học nghề, thu hút học sinh sớm tham gia giáo dục nghề nghiệp.
Theo quy định của nhà nước, các em tốt nghiệp THCS theo học hệ song bằng được miễn học phí học nghề và chỉ nộp học phí phần học văn hóa. Bên cạnh đó, học sinh có cơ hội được đào tạo theo các chương trình đào tạo liên kết và đi học tập, làm việc tại nước ngoài.
Hoàn thành chương trình THPT, học sinh được tham dự kì thi THPT quốc gia để lấy bằng tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường Đại học, đồng thời được cấp bằng Trung cấp chính quy.
Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nhân lực có kỹ năng nghề nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương, có chính sách hỗ trợ học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, bao gồm hỗ trợ kinh phí, học phí học văn hóa trung học phổ thông.
Lực học trung bình có cơ hội học nghề y dược?
Đào tạo nghề chăm sóc sức khỏe cho học sinh từ cấp THCS rất có tương lai. Nếu lực học trung bình, học sinh cần phải chăm chỉ hơn.
TS Lương Tâm Uyên - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: "Ngành y dược đòi hỏi chuyên môn sâu, kiến thức, kĩ năng nghề chăm sóc sức khỏe, nếu sai sót sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Với ngành y dược, số thí sinh muốn theo ngành tương đối nhiều hơn với ngành khác nhưng để đảm bảo kiến thức tối thiểu thì các em phải yêu ngành, yêu nghề.
Với lực học trung bình, tốt nghiệp THPT có thể theo học nghề được rồi, tuy nhiên cần phải chăm chỉ hơn. Như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ưu tiên học sinh khá, giỏi đăng ký học ngành này bằng cách có chế độ học bổng để thu hút học sinh giỏi đến với nghề".
Về vấn đề học phí ngành y tăng cao khiến không ít học sinh lo lắng, TS Lương Tâm Uyên cho biết, nhìn chung học nghề ngành này thì học phí có nhỉnh hơn các ngành khác vì thực tế ở đây phần thực hành phải tốt hơn ngành nghề khác mới có kĩ năng hành nghề. Đối với ngành nghề này học phí theo quy định nhưng có thu thêm.
Ảnh minh họa
Đào tạo nghề chăm sóc sức khỏe cho học sinh THCS rất có tương lai. Bởi lẽ, ngành này không bao giờ bị lỗi thời, ở bất cứ nơi đâu thì chăm sóc sức khỏe cũng là dịch vụ được người dân quan tâm.
Theo TS Lương Tâm Uyên quan trọng là làm sao định hướng nghề nghiệp cho các em ngay từ cấp THCS để các em không bị lỡ các cơ hội học nghề. "Hiện nay, các ngày hội tuyển sinh tổ chức ở các trường THPT chứ không có ở các trường THCS. Vì thế, cần làm ngày hội tuyển sinh với các trường THCS. Làm sao để phụ huynh và học sinh được định hướng là việc học nghề theo chương trình này cơ hội bằng cấp của các em là như nhau, các em được dự tuyển, thi tuyển vào cơ quan bằng cấp như nhau", TS Lương Tâm Uyên cho hay.
Với nghề y dược học sinh đi học từ chương trình 9 cộng vẫn có thể đi học lên tiếp đến hệ cao đẳng và cao hơn nữa.
"Tôi mong rằng các phụ huynh hãy định hướng cho các em từ khi còn nhỏ, từ bậc THCS. Các em có thể học nghề từ sau khi tốt nghiệp THCS. Hoặc sau khi tốt nghiệp THPT, các em có thể nhận thức và đi theo lựa chọn của mình. Đặc biệt là các em học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tránh suy nghĩ áp đặt bắt buộc phải vào đại học", TS Lương Tâm Uyên cho hay.
Về thắc mắc sinh viên thực tập có được trả lương không, TS Lương Tâm Uyên cho hay, do đặc thù của ngành nghề y dược, các em muốn cống hiến và muốn được học hỏi nên không yêu cầu trả lương.
"Việc liên kết với doanh nghiệp mang lợi ích cho hai bên. Nếu không liên kết thì không đảm bảo chất lượng. Lợi ích từ việc liên kết chính là xây dựng chương trình đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất... Đối với ngành y dược chỉ 20% là lý thuyết còn lại là thực hành. Phần thực hành các trường sẽ phối hợp với các bệnh viện, công ty thuốc để sinh viên có điều kiện học hỏi, thực tập.
Theo thống kê lĩnh vực y, dược, chăm sóc sức khoẻ con người vẫn đang thiếu rất nhiều nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay thì cơ hội việc làm cho các em rất lớn. Ngoài ra những ngành đi xuất khẩu lao động như điều dưỡng chẳng hạn thì đang rộng cửa. Ngoài kĩ năng nghề nghiệp thì chúng tôi chú trọng việc giảng dạy ngoại ngữ để giúp các em có điều kiện làm việc ở nước ngoài", TS Lương Tâm Uyên cho hay.
Chương trình 9 cộng là chương trình đào tạo song hành, lý thuyết và học nghề cùng trong nhà trường cho học sinh tốt nghiệp THCS, các em có thể được học song song văn hóa và nghề. Kết thúc năm học đó cao nhất là có bằng cao đẳng và thấp nhất là trung cấp và được công nhận tốt nghiệp để học cao hơn nữa.
Chương trình 9+: Cú 'bẻ lái' về đào tạo nghề Đây là một trong những đánh giá của các đại biểu tại buổi Tọa đàm "Chương trình 9 Hướng đi mới lập nghiệp 4.0" tổ chức ngày 17/5 tại Hà Nội. Các đại biểu tham gia tọa đàm. Giảm tải áp lực thừa thầy thiếu thợ Chia sẻ về Chương trình 9 ông Đỗ Văn Giang - Vụ phó Vụ đào tạo chính...