Học sinh học về virus corona
Tại trường Tiểu học Farrer Park, khi được yêu cầu đánh giá mức độ sợ hãi về virus corona, nửa lớp giơ 10 ngón tay, vài em giơ 1-3 ngón.
Trong tiết học giáo dục tính cách và quyền công dân tại trường Tiểu học Farrer Park ngày 7/2, giáo viên mở đầu bằng việc cho học sinh giơ số ngón tay để thể hiện mức độ sợ hãi về dịch corona theo mức độ 1-10.
Khi được hỏi tại sao lại sợ virus, nhóm học sinh giơ 10 ngón tay đưa ra những lý do như số người mắc tại Singapore tăng nhanh cũng như virus có khả năng lây lan mạnh. Nhiều học sinh còn biết tên, bản chất, nguồn gốc của virus corona cũng như số ca nhiễm tại nước này.
Nhiều học sinh giơ 10 ngón tay khi được hỏi về mức độ sợ hãi virus corona. Ảnh: Ang Hwee Min
Giáo viên đưa ra một tình huống về việc tin tức giả về virus corona được lan truyền. “Giả sử các em nhận được tin nhắn từ bạn bè, nói rằng người hàng xóm đã nhiễm bệnh, các em sẽ làm thế nào?”, giáo viên nói, sau đó cho học sinh thảo luận thành nhóm nhỏ.
Một học sinh lên tiếng: “Nhưng em còn không biết liệu bạn em nói có đúng hay không”.
Đến phần thảo luận về sự kỳ thị nếu có một bạn cùng lớp có quốc tịch Trung Quốc, học sinh nhanh chóng chỉ ra người bạn đó thậm chí không đến Trung Quốc trong nửa năm gần đây.
“Nếu xa lạnh bạn ấy, điều đó nghĩa là bọn em đang là những kẻ bắt nạt đúng không ạ?”, một học sinh đặt câu hỏi, cô giáo gật đầu hài lòng.
Video đang HOT
Tiết học được lồng ghép thông tin về virus corona mới được Bộ Giáo dục Singapore triển khai từ mầm non đến THPT để đối phó với dịch bệnh. Tài liệu được sử dụng tại các trường tương tự nhau, giáo viên cung cấp câu hỏi gợi mở và cách triển khai bài, tùy thuộc vào độ tuổi của học sinh.
Cô Cheong Hwee Khim, Hiệu trưởng trường Tiểu học Farrer Park lấy ví dụ, học sinh mầm non được dạy kỹ năng vệ sinh cá nhân cơ bản, cách rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách. Các tình huống về tin tức giả, sự kỳ thị người Trung Quốc hoặc những người trong diện giám sát được dạy cho học sinh tiểu học.
Nữ hiệu trưởng cho rằng một số học sinh được nghe về virus corona thông qua bố mẹ. Các em sợ vì bố mẹ cũng có phản ứng tương tự. Những tiết học khuyên các em đừng sợ hãi quá mức cần thiết, cứ là chính mình với hiểu biết chính xác và đầy đủ nhất.
“Con cái chúng ta cần học cách chăm sóc mình và người khác, tức có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Đây là hai thông điệp chính chúng tôi muốn dạy học sinh của mình”, cô Cheong nói.
Tại trường tiểu học Farrer Park, học sinh được đo nhiệt độ hàng ngày, giáo viên ghi lại kết quả và thông báo cho phụ huynh. Các em được bố mẹ chuẩn bị nhiệt kế riêng, tránh dùng chung tăng khả năng lây nhiễm. Các lớp được xếp xen kẽ giờ ăn để đảm bảo không quá 240 học sinh trong căng tin cùng một lúc. Sau khi ăn, các em được đến một khu vực khác trong trường để giải lao 20-40 phút rồi di chuyển vào lớp một cách trật tự.
Học sinh được đo nhiệt độ bằng nhiệt kế riêng. Ảnh: Ang Hwee Min
Trước đó, Bộ Giáo dục Singapore tuyên bố hủy bỏ hoạt động ngoại khóa, lễ chào cờ, các buổi kỷ niệm tập trung đông người tại trường học nhưng học sinh vẫn đi học bình thường.
“Chúng tôi hy vọng việc đưa thông tin về virus corona vào trường học giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân, nâng cao ý thức chống dịch và loại bỏ tin tức giả, tránh hoang mang”, Liew Wei Li, Giám đốc phụ trách khối phổ thông, Bộ Giáo dục Singapore, cho biết.
Những biện pháp kiểm tra thân nhiệt hàng ngày cho các em, khử trùng lớp học và dụng cụ giảng dạy cũng được áp dụng tại tất cả trường học Singapore. Những em đi du lịch Trung Quốc trong khoảng 2-3 tuần trở lại đây được yêu cầu nghỉ học, tự giám sát tại nhà. Hiện, Singapore đã cho nghỉ gần 900 học sinh các cấp để đảm bảo an toàn.
Thanh Hằng
Theo CNA/VNE
Bình Định: Phụ huynh không đưa con đến trường vì... bất tiện
Gần đây, một số phụ huynh ở xã Cát Tân, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) không đưa con đến trường.
Lý do là các phụ huynh này lo lắng con em mình còn nhỏ mà điểm trường thì xa, lại còn đi qua quốc lộ nguy hiểm, trong khi điểm trường gần nhà tiện lợi hơn thì không được học.
Thời gian gần đây, dư luận ở xã Cát Tân (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) xôn xao trước thông tin nhiều em học sinh tại điểm trường Kiều An - thuộc Trường Tiểu học số 2 Cát Tân (xã Cát Tân) tới trường học nhưng phòng học đóng cửa và không có giáo viên dạy.
Phù huynh phản ứng hơi gay gắt khi nói các em học sinh xếp hàng trước trường để phản ứng.
Qua tìm hiểu, theo chủ trương sáp nhập các lớp học không đảm bảo sĩ số, từ năm học 2018 - 2019, Ban giám hiệu Trường Tiểu học số 2 Cát Tân chuyển tất cả các em học sinh thuộc khối lớp 3, 4, 5 tại điểm trường Kiều An tới điểm trường Kiều Hiệp - điểm chính của Trường TH số 2 Cát Tân học tập.
Năm học 2019 - 2020, nhà trường tiếp tục chuyển 12 em học sinh từ khối lớp 2 lên khối lớp 3 tại điểm trường Kiều An tới học ở điểm trường Kiều Hiệp. Tuy nhiên, từ ngày khai giảng năm học mới, phụ huynh của 9/12 em học khối lớp 3 kiên quyết không cho con tới điểm trường Kiều Hiệp học tập.
Các phụ huynh làm vậy vì cho rằng điểm trường Kiều An có sẵn trường, lớp, tại sao nhà trường không tổ chức dạy mà phải chuyển tới điểm trường Kiều Hiệp. Các em học sinh lớp 3 còn nhỏ, phải di chuyển đoạn đường xa, thậm chí đi ngang qua quốc lộ để tới điểm trường Kiều Hiệp học tập thì rất nguy hiểm. Vì vậy, để đến điểm trường Kiều Hiệp, phụ huynh phải đưa, đón các em, gây bất tiện và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
Liên quan đến vụ việc trên, bà Nguyễn Thị Hoài Bình - Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Cát Tân cho biết: Theo quy định của ngành giáo dục, 1 lớp học cấp tiểu học phải đảm bảo sĩ số 35 học sinh. Tuy nhiên, từ năm học 2017 - 2018 trở về trước, điểm trường Kiều An có 5 lớp học, từ khối lớp 1 đến lớp 5 (mỗi khối 1 lớp). Song, chỉ số học sinh 5 lớp chưa tới 80 em, trong khi cơ sở vật chất tại điểm trường thiếu thốn.
Do vậy, thực hiện chủ trương của cấp trên, từ năm học 2018 - 2019, nhà trường sáp nhập các lớp học không đảm bảo sĩ số. Trường chuyển toàn bộ học sinh khối lớp 3, 4, 5 ở điểm trường Kiều An tới học tại điểm trường Kiều Hiệp. Hiện, năm học 2019 - 2020, điểm trường Kiều An chỉ tổ chức dạy khối lớp 1 và lớp 2; trong đó, 1 lớp 1 có 20 học sinh và 1 lớp 2 có 12 học sinh.
Đến ngày 16/9, phụ huynh mới đồng ý đưa con đến trường sau khi được nhà trường, các ngành chức năng vận động, giải thích.
Theo bà Bình, điểm trường Kiều Hiệp là điểm chính của Trường Tiểu học số 2 Cát Tân, các em học sinh từ khối lớp 3 trở lên học tại đây được đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất; việc dạy và học sẽ tốt hơn tại các điểm trường phụ. Đồng thời, nhà trường cũng thuận lợi hơn khi phân công giáo viên đứng lớp trong điều kiện nhà trường đang thiếu giáo viên như hiện nay.
"Điểm trường Kiều Hiệp cũng thuộc địa phận thôn Kiều An, cách điểm trường Kiều An chừng 2 - 3 km. Việc phụ huynh cho rằng các em phải đi quãng đường xa tới điểm trường Kiều Hiệp là không thuyết phục. Việc phụ huynh không cho con đi học rồi còn chỉ bảo các em học sinh xếp hàng rồi chụp hình, quay video clip đăng lên mạng xã hội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh nhà trường. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần nhà trường phối hợp với UBND xã Cát Tân, các phòng, ban của huyện Phù Cát tuyên truyền, vận động, giải thích. Đến ngày 16/9 vừa rồi, phụ huynh đã đưa con em đến trường học tập bình thường", bà Bình nói.
Doãn Công
Theo Dân trí
Đà Nẵng mở lối cho trường "quốc tế" St.Nicholas Đại diện Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, đã có nhiều thông tin mới liên quan đến việc gỡ rối đối với trường hợp trường St.Nicholas mà báo Người Đưa Tin đã phản ánh. Trụ sở trường St.Nicholas tại TP Đà Nẵng. Ngày 19/9, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã chủ trì cuộc họp giữa...