Học sinh hò bá trạo, hô bài chòi tái hiện câu chuyện về di sản văn hóa
Hò bá trạo, hô bài chòi… là những loại hình nghệ thuật truyền thống đang bị mai một bất ngờ được học sinh cấp II biểu diễn khá cuốn hút tại Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa tỉnh Khánh Hòa.
Các phần thi trong Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa của học sinh 8 trường THCS tỉnh Khánh Hòa – Video: MINH CHIẾN
Hội thi được Sở Văn hóa – thể thao tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào sáng 24-11 tại TP Nha Trang.
Tham gia hội thi là những học sinh đang theo học tại 8 trường THCS đại diện cho TP Nha Trang, Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và các huyện: Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh.
Phần thi chào hỏi được sân khấu hóa do học sinh tại thị xã Ninh Hòa thể hiện – Ảnh: MINH CHIẾN
Mỗi đội thi đều mang đến những tiết mục đặc sắc của văn hóa địa phương mình. Phần thi chào hỏi được học sinh thể hiện bằng hình thức nghệ thuật sân khấu hóa hoặc tuyên truyền miệng bằng hình thức hò bá trạo, hô bài chòi.
Nhiều tiết mục học sinh hóa thân thành những vị anh hùng, già làng, trưởng bản… để giới thiệu về mảnh đất quê hương với những truyền thống về lịch sử, văn hóa độc đáo.
Qua những làn điệu, vở kịch, hát đối đáp, những câu chuyện về di tích khảo cổ học nổi tiếng ở Khánh Hòa như: địa điểm khảo cổ Hòa Diêm, di chỉ xóm Cồn, di chỉ Diên Sơn… được tái hiện trên sân khấu.
Tiết mục hóa thân thành vua Quang Trung của học sinh Trường THCS Quang Trung – Ảnh: MINH CHIẾN
Tại chương trình, những thầy cô giáo, ban giám khảo, nghệ nhân cùng nhiều người xem lớn tuổi cảm thấy bất ngờ ở phần thi tài năng khi những tiết mục nghệ thuật truyền thống như: hò bá trạo, hô bài chòi… được học sinh THCS biểu diễn một cách say mê và cuốn hút.
Tiết mục hò bá trạo của học sinh trường THCS TP Nha Trang – Ảnh: MINH CHIẾN
Bạn Nguyễn Nam Phương (lớp 8/1 Trường THCS Trần Đại Nghĩa, huyện Cam Lâm) chia sẻ từ trước đến nay em chỉ biết đến những di tích, di sản văn hóa địa phương thông qua hình ảnh, mạng Internet chứ không có cơ hội tìm hiểu kỹ. Thông qua những cuộc thi như thế này, em biết được ý nghĩa nên càng yêu thích hơn.
Cô Thái Thị Hồng Minh, giáo viên Trường THCS Nguyễn Hiền (TP Nha Trang), chia sẻ những chương trình sân khấu hóa các loại hình này rất hay, giúp học sinh hiểu sâu hơn.
Ông Lê Văn Hoa, phó giám đốc Sở Văn hóa – thể thao tỉnh Khánh Hòa, cho biết Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa được tổ chức với mục đích khuyến khích học sinh nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị, ý nghĩa của di sản văn hóa, từ đó góp phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Ban tổ chức trao giải cho các đội thắng cuộc – Ảnh: MINH CHIẾN
Lồng ghép câu hỏi Trường Sa
Phần thi trắc nghiệm ở Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa cấp tỉnh Khánh Hòa có xen kẽ những câu hỏi về quần đảo Trường Sa. Câu hỏi: “Có một hòn đảo được mang tên người liệt sĩ đã hi sinh ở di tích quốc gia, địa điểm lưu niệm tàu C235 (đường Hồ Chí Minh trên biển), đó là đảo nào?” (đáp án đảo Phan Vinh).
Cùng với đó là những thông tin khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo tuoitre
Khánh Hòa: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, 2 trường hợp tử vong
Phần lớn những ca sốt xuất huyết nặng tại Khánh Hòa đều do nhập viện trễ, người dân tự ý sử dụng thuốc tại nhà hoặc truyền nước ở các cơ sở y tế tư nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu.
Bệnh viện quá tải các bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: Lê Xuân-TTXVN)
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn đang diễn biến phức tạp.
Từ đầu năm đến ngày 20/11, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 9.950 ca mắc sốt xuất huyết, có 2 ca tử vong, so với cùng kỳ năm ngoái (3.148 ca) số mắc tăng hơn 3 lần.
Thành phố Nha Trang và thị xã Ninh Hòa là hai địa phương đứng đầu về số ca mắc sốt xuất huyết, lần lượt là 4.824 ca và 1.915 ca.
Tiếp đó là các huyện Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh, số ca mắc ở mỗi địa phương vào khoảng từ 600-860 ca.
Dự báo thời gian tới, tình hình sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết tâm phòng, chống.
Tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa, nếu như giai đoạn tháng Tám đến tháng Chín, trung bình mỗi tháng tại đây chỉ ghi nhận từ 2-3 ca mắc sốt xuất huyết nặng thì đến tháng 11, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 5-7 ca sốt xuất huyết nặng.
Bác sỹ Vũ Quốc Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa cho biết, người dân còn khá chủ quan với căn bệnh này, khi phần lớn những ca sốt xuất huyết nặng đều do nhập viện trễ, người dân tự ý sử dụng thuốc tại nhà hoặc truyền nước ở các cơ sở y tế tư nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu hơn, nguy cơ biến chứng, tử vong cao. Do đó, công tác điều trị, khống chế bệnh sốt xuất huyết gặp khó khăn.
Trước tình hình trên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh biện pháp khống chế bệnh sốt xuất huyết.
Ngành Y tế tổ chức các hoạt động tuyên truyền và diệt lăng quăng hàng tuần, hàng tháng tại khu dân cư, nhà dân.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa phun hóa chất diệt muỗi chủ động ở các xã, phường có nguy cơ cao bùng phát bệnh; đồng thời giám sát, phát hiện sớm, xử lý ổ bệnh kịp thời, triệt để...
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa, hiện nay, trên địa bàn tỉnh do thời tiết nắng nóng và mưa xen kẽ kéo dài làm cho muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển mạnh.
Cũng theo chu kỳ, những tháng này đang là mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Do đó, nếu người dân có biểu hiện sốt đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, mệt nhiều cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị./.
Phan Sáu
Theo TTXVN/Vietnamplus
Khánh Hòa: Nữ sinh bị đánh hội đồng, quay clip đăng lên mạng xã hội Vài ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip nhóm học sinh xông vào túm tóc, ẩu đả với một nữ sinh khác Theo đó, đoạn clip được cho là cảnh đánh nhau tại khu vực thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Đoạn clip dài hơn 6 phút, ghi lại cảnh một nhóm học sinh xông vào túm tóc, liên...