Học sinh hay là “cái máy học”
Lâu nay , cả xã hội ca thán về chương trình học của học sinh quá tải. Trước sức ép của dư luận, Bộ GD&ĐT đã đưa ra những giải pháp giảm tải. Thế nhưng, giảm chương trình ở trường thì phụ huynh lại cố tìm cho con mình thầy nọ, lớp kia để nâng cao kiến thức. Họ không hiểu rằng điều đó đã vô tình biến con mình thành những “ cái máy học”.
Giảm trường tăng nhà
Từ năm 2005, Bộ GD&ĐT đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm tải chương trình học cho học sinh tiểu học như: bỏ một số phần không quan trọng trong chương trình học, giảm tiết học, cấm giáo viên ra bài về nhà cho học sinh làm… Thế nhưng, càng giảm tải ở trường bao nhiêu thì phụ huynh lại càng tăng chương trình học cho con ở nhà bấy nhiêu. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên. Theo chị Nguyễn Phương Lan, ở phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội), vì bố mẹ bận rộn công việc nên phải cho con đi học thêm nhiều, tránh con ở nhà chỉ vùi đầu vào chơi bời. Hơn nữa, kiến thức thầy cô truyền thụ ở trường nhiều cháu nắm chưa chắc.
Còn chị Phương Hà, ở Phường Mai Dịch (Cầu Giấy, HN) có con học lớp 5 thì cho biết, ngoài việc học ở trường, chị còn thuê giáo viên dạy ba môn Toán, Văn, Anh cho con. Sở dĩ chị phải thuê gia sư cho con là mong sau này “cháu nó đỗ được vào trường chuyên lớp chọn”.
Chị Hương Giang (ở phố Huế, Hai Bà Trưng, HN) lại cho rằng, bây giờ điều kiện tốt hơn trước, con cái chỉ một hai đứa nên phải chăm sóc chúng thật tốt, nhất là việc học, trong khi vợ chồng cũng bận công việc nên phải thuê thêm gia sư dạy thêm cho con. “Thà tốn tiền tí nhưng mà con cái học hành tử tế thì mình yên tâm làm việc khác hơn” – chị Giang chia sẻ
Anh Trần Văn Thanh (ngụ phường 11, quận 1, TP.HCM) cho biết: “Từ lúc nhỏ, con tôi đã được chiều chuộng nên giờ cháu khá bướng bỉnh, nhiều lần nói không nghe. Trong khi đó, cháu lại rất nghe lời cô giáo nên tôi quyết định thuê giáo viên dạy thêm cho con. Mặt khác, giáo viên dạy thì bao giờ cũng tốt hơn chứ bố mẹ dạy nhiều lúc không theo phương pháp ở trường nên lúc thi cử con không đạt được điểm cao. Mà bây giờ sách giáo khoa biên soạn khác trước nên mình phải học qua trường lớp sư phạm mới dạy cho con chuẩn được. Thôi cứ thuê giáo viên dạy cho nó tốt. Sau này khỏi ân hận”.
Có vô vàn lý do khiến phụ huynh chọn giải pháp thuê gia sư cho con cái. Chính điều này khiến cho câu chuyện học quá tải của học sinh cấp 1 trở thành vấn đề nóng.
Video đang HOT
Theo thầy Phạm Văn Lâm, hiệu trưởng trường THCS Phú Diễn (Hà Nội), việc tìm thầy cô giáo dạy thêm cho con là một nhu cầu chính đáng của mỗi gia đình và xem đó là một tín hiệu đáng mừng cho xã hội ta. Bởi việc này phản ánh cuộc sống của con người được nâng cao, chứng tỏ dân mình chuộng học. Tuy nhiên, nếu việc học thêm không được nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc thì trở thành nguy cơ lớn. Bởi phụ huynh là người hiểu rõ con mình ở mức nào, thiếu cái gì và cần cái gì chứ không thể môn nào cũng học. Nếu học tràn lan sẽ dẫn tới tình trạng học sinh cái gì cũng biết nhưng cuối cùng chẳng biết cái gì. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng. Ở nước ta tình trạng phụ huynh kỳ vọng quá nhiều vào con cái đã khiến học sinh chịu áp lực nặng nề, trong khi các em cần có thời gian vui chơi giải trí để cân bằng tâm lý và lối sống. Đây là hiện tượng lâu nay người ta nói nhiều nhưng với nhiều lý do khác nhau nên chuyện học quá tải vẫn là câu chuyện tranh cãi không bao giờ hét.
Trường chuyên, lớp chọn cũng học thêm
Lâu này chúng ta cứ nghĩ đã đầu tư cho con học thêm vào được trường chuyên lớp chọn rồi thì không phải học thêm nữa. Thế nhưng, thực tế nhiều học sinh học trường chuyên vẫn được bố mẹ đưa tới các trung tâm bồi dưỡng kiến thức để học thêm. Em Nguyễn Khánh Ly, học sinh trường THCS Kim Liên Hà Nội cho biết: Mặc dù học ở trường nhiều rồi nhưng bố mẹ em vẫn phải tìm cho em học 3 lớp học thêm nữa. Vì thế, gần như thời gian học của em kín hết các buổi trong tuần, không còn thời gian để gặp gỡ giao lưu bạn bè nữa. Ly cho biết thêm, bố mẹ em bắt em học thêm là bởi “con của bạn bố mẹ cũng thêm như thế”.
Chương trình học ở nhà trường đang được xem là nặng, cần phải giảm tải. Thế nhưng ở gia đình chính những người làm cha làm mẹ vì những lí do khác nhau đã không nhìn nhận vào thực tế mà ép con học quá sức. Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, hiện nay, nền giáo dục của chúng ta đang có nhiều vấn đề cần phải xem lại, từ chương trình học tới sách giáo khoa, cũng như cách dạy, cách học và cách thi cử. Xã hội ta quá trọng bằng cấp nên tạo áp lực bằng những cuộc thi cử. Đến lượt mình, phụ huynh ép con cái học nhiều để đạt kết quả tốt.
Theo khám phá
Học phí tăng vụt, hàng trăm giáo viên hoang mang
Nhiều ngày nay, hàng trăm giáo viên vùng sâu đang theo học các lớp tại chức tại Trung tâm GDTX tỉnh Kon Tum do Trường Đại học Quy Nhơn liên kết mở lo lắng không yên vì phải đứng trước nguy cơ bỏ học bởi học phí "bỗng dưng" tăng vụt.
Với mục đích nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề giáo, hàng trăm giáo viên (GV) đang giảng dạy tại các bậc mầm non, tiểu học ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Kon Tum đã đăng kí đi học đại học tại chức tại Trung tâm GDTX tỉnh Kon Tum do Trường ĐH Quy Nhơn liên kết mở. Mới đây, học phí bỗng tăng vọt khiến hàng trăm GV này lo lắng. Bởi để tham gia được các lớp học này, các GV phải gác thời gian nghỉ hè của mình, đi cả trăm km từ trong bản, làng ra thành phố trọ học suốt hơn 2 tháng hè, trong khi điều kiện kinh tế của họ còn rất nhiều khó khăn.
Quê ở tận tỉnh Phú Thọ, nhưng sau khi ra trường, Phùng Hoài Sơn tình nguyện vào tận xã Đăk Kôi, Kon Rẫy, Kon Tum - xã vùng III, để giảng dạy cho các em học sinh người dân tộc thiểu số tại Trường tiểu học Đăk Kôi. Anh Sơn cho biết, anh đã vào Đăk Kôi dạy học được 4 năm nay, sau khi lương tối thiểu tăng lên hơn 1 triệu đồng thì thu nhập hàng tháng của anh mới tăng lên được mức 4.126.000 đồng. Nhưng vì xa nhà cái gì cũng thiếu thốn, trong khi giá cả ăn uống ở vùng III rất đắt đỏ nên anh phải sống khá tằn tiện.
Tuy vậy, năm 2011, anh Sơn vẫn quyết định đi học lớp đại học tại chức khoa tiểu học do ĐH Quy Nhơn liên kết mở tại Kon Tum. Vậy là suốt những tháng hè, thay vì về quê thăm người thân như những năm trước, anh Sơn phải lên TP Kon Tum để thuê trọ học. Năm học đầu tiên, trường thu học phí là 3.600.000 đồng, để có số tiền này đóng học, anh phải dành dụm, tiết kiệm hơn 3 tháng mới đủ tiền để nộp học. Đồng nghĩa với việc anh không có tiền gửi về quê phụ giúp cha mẹ già.
Nhưng đến năm 2012, Trường ĐH Quy Nhơn bỗng tăng học phí thêm 1.000.000 đồng lên thành 4.600.000 đồng, khiến anh Sơn và những học viên khác rơi vào cảnh khốn đốn. Anh Sơn cho biết: "Chúng tôi xuống TP Kon Tum trọ học hơn 2 tháng, phải thuê phòng trọ hết 700.000 đồng/tháng, ngoài ra ăn uống đi lại cũng rất đắt đỏ, khiến số tiền ki cóp được trong năm bỗng chốc hết vèo. Vậy mà trường đã không thông cảm cho hoàn cảnh cho chúng tôi, mà đùng một phát họ tăng học phí lên cao như vậy thì chúng tôi lấy đâu ra tiền để nộp học phí?".
Các giáo viên theo học các lớp tại chức tại Trung tâm GDTX tỉnh Kon Tum (do Trường ĐH Quy Nhơn liên kết mở) phản ánh với PV Dân trí trong tâm trạng chán nản.
Cùng chung tâm trạng bức xúc như anh Sơn là anh Lang Văn Thiên (33 tuổi), đang giảng dạy ở một trường tiểu học vùng sâu ở huyện Đăk Glei, Kon Tum. Nơi anh Thiên dạy cách TP Kon Tum hơn 160km. Anh Thiên cho biết, vợ anh cũng là giáo viên dạy cùng trường nhưng đang phải nghỉ ở nhà để chăm con nhỏ, đồng thời chế độ hưởng lương cũng bị cắt giảm hơn một nửa. Vì vậy cuộc sống của gia đình nhỏ đều trông chờ vào đồng lương ít ỏi của anh Thiên, trong khi anh còn phải gánh thêm chuyện học hành của mình ở thành phố. Vì vậy chuyện tăng học phí đã khiến anh Sơn phải "điên đầu".
Tình cờ gặp chúng tôi tại sân trường, anh Nguyễn Văn Hợi (29 tuổi, dạy tại Trường TH Ngọc Yêu, xã Ngọc Yêu, Tu Mơ Rông, Kon Tum - là xã đặc biệt khó khăn, cách TP Kon Tum hơn 120 km), rầu rầu cho biết: "Để được đi học như thế này là cả một sự phấn đấu cũng như quá trình tích cóp lâu dài của bản thân tôi. Nhưng với mức học phí tăng mạnh như thế này thì việc nâng cao kiến thức của chúng tôi có nguy cơ bị bỏ dở. Mà đúng như vậy, khóa chúng tôi đã có vài người bỏ học vì không đủ tiền nộp học phí".
Cùng chung những nỗi niềm của các thầy giáo trên, hàng trăm sinh viên đang học tại các lớp K18, K19, K20, K21, K22 (cả tiểu học và mầm non, đang theo học lớp đại học tại chức do Trường ĐH Quy Nhơn liên kết mở) đang rơi vào hoang mang vì tiền học phí tăng vọt. Tất cả họ đã làm đơn đề nghị gửi đến trường để mong được xem xét, nhưng kết quả nhận được chỉ là sự vô vọng.
"Khi chúng tôi gửi đơn đến trường để mong trường xem lại mức tăng, nhưng điều chúng tôi nhận được không phải là sự xem xét giảm số tiền tăng. Mà là việc giữ nguyên mức tăng cũ cùng với câu "sẽ tăng học phí theo từng năm", và đến ngày 31/7/2012 (hạn chót), nếu sinh viên không nộp tiền học phí thì đến ngày 15/8, sẽ không cho thi hết năm. Đồng nghĩa với việc chúng tôi phải mất thêm 1 năm nữa cho việc học này nếu không có tiền đóng", nhiều GV bức xúc giải bày.
Ông Nguyễn Bá Đông - phụ trách mảng Đào tạo của Trung tâm GDTX tỉnh Kon Tum cho chúng tôi biết, hiện Trung tâm có hơn 500 sinh viên ngành giáo dục đang theo học các lớp do Trường ĐH Quy Nhơn liên kết mở (các khóa từ K18- K22, cả tiểu học và mầm non). Trước thông báo tăng học phí của Trường ĐH Quy Nhơn, Trung tâm đã nhận được đơn phản ánh của sinh viên. Phải nói rằng, mức tăng như vậy đối với những GV vùng khó khăn của tỉnh Kon Tum là quá cao. Nên mặc dù hạn nộp học phí đã đến, nhưng hiện tại có chưa đến 10% sinh viên đóng học phí.
"Tình hình trên đã khiến chúng tôi lo sốt vó, bởi Trung tâm dù là cơ quan hành chính sự nghiệp, nhưng việc chi thu lại tự chủ, lương không phải do Nhà nước trả cho cán bộ, giảng viên nên nếu SV bỏ học nhiều thì cũng khá gay go" - ông Đông nói.
Trước sự kêu cứu của các SV, Giám đốc Trung tâm cũng đã đề xuất với Trường ĐH Quy Nhơn giảm học phí cho SV, đề nghị trường nới lỏng một tí, đừng làm quá chặt nhưng quyết định cuối cùng vẫn là Trường ĐH Quy Nhơn. Bởi họ giữ đến hơn 70% kinh phí đào tạo.
Ông Đông cho biết thêm, cùng mô hình liên kết đào tạo cho SV ngành giáo dục như ĐH Quy Nhơn tại Trung tâm này, song học phí của những SV đăng ký học lớp do ĐH Đà Nẵng tổ chức chưa đến 3 triệu đồng/năm (dù năm nay đã tăng). Còn bên ĐH Quy Nhơn, đối với sinh viên khóa mới tuyển vừa rồi đã tăng thu lên đến 4.800.000 đồng/năm.
Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Nguyễn Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn cho biết, việc tăng học phí của trường là không có gì sai và đều nằm trong Nghị định 49 của Chính phủ, hệ không chính quy được tăng học phí gấp 1,5 lần so với chính quy. Vì vậy, mức thu của trường mới chỉ là 1,2 lần so với hệ chính quy (hệ chính quy 4,2 triệu đồng, còn không chính quy 4,8 triệu đồng), nên mức thu này chưa đội trần so với Nghị định.
Ông Hoàng Anh cũng cho biết thêm, trước khi tăng học phí, trường cũng đã họp bàn với đơn vị liên kết ở Kon Tum rồi mới thu chứ trường không có tự ý thu. Sau khi tăng học phí, trường cũng đã nhận được đơn xin giảm của SV. Nhưng do đang là thời gian nghỉ hè và bận việc tuyển sinh, nên trường chưa tổ chức họp lại với bên liên kết được, vì vậy việc có giảm hay không thì còn chờ trường phải họp lại với bên liên kết. Bởi bên liên kết nhận 45% mức thu học phí còn trường ĐH Quy Nhơn nhận 55% số tiền này. Ngoài ra, trường cũng không cấm SV không được thi khi chưa nộp tiền học phí.
Thiên Thư
Theo dân trí
Nhà trường Nhật: Cô bé viết thư cho mình 10 năm sau Trong chương trình học lớp 4, các em học sinh được yêu cầu lược thuật về 10 năm đầu đời và nói lên mơ ước tương lai của mình. Một bài tập đơn giản nhưng hé mở nhiều điều về cuộc sống của trẻ em và cách giáo dục trong nhà trường Nhật Bản. Xin giới thiệu phần tự thuật của em Yamamoto...